Chúng ta khi đang có cuộc sống đầy đủ đã bỏ qua những điều gì?

Kỳ nghỉ hè giữa năm hai với năm ba, tôi nghiện chơi Liên Minh, yêu nhau được hơn một năm rưỡi thì bạn gái chia tay tôi. Mỗi lần từ quán net về là tôi với bố mẹ lại cãi nhau. Cãi nhau xong là tôi lại lẻn lấy tiền của bố mẹ ra ngoài quán net ngồi. Quán net mà tôi hay đến nằm ngoài đường vành đai 3.

Trưa hôm đó tôi vừa đi xe điện về nhà. Vì ở rìa thành phố nên xe cô đều chạy rất nhanh. Đang đi đột nhiên tôi thấy một bà cụ đang đi giữa đường, giữa đường là “vành đai xanh” (bà ấy đang đi mon men ở làn đó), tay cầm thùng các tông phế thải, nhìn có vẻ khá nhiều.

Tôi đến gần xem: Ồ hóa ra là chồng sách. Tôi chờ xe ít đi một chút để quay xe về phía bà cụ hỏi bà muốn đi đâu để lai bà đến nơi (trước mặt thì cũng chẳng có làng xóm hay cửa hàng gì). Bà ấy chỉ nói hôm nay gặp được người tốt rồi, hỏi ra mới biết bà ấy đã 96 tuổi rồi. Đứa con trai đi làm trên tỉnh, đang sống cùng với con dâu ở xóm trọ gần đó, không có bảo hiểm dưỡng lão, được một thời gian đứa con dâu đuổi bà ấy ra ngoài, bà cụ 1 ngày cũng chỉ ăn được 1 bữa. Tôi mới hỏi bà ấy còn tiền trợ cấp sinh hoạt thì sao (thứ lỗi cho tôi vì đã hỏi điều đó), nhưng rồi tôi nhận ra rằng một tháng giờ có vài trăm tệ tiền trợ cấp vẫn có còn hơn không. Bà ấy mới bảo định mang đống giấy vụn này đến bán đồng nát.

Biết tình cảnh này lúc đó đối với tôi có lẽ không thể kinh ngạc hơn, vốn là một kẻ không phải lo cơm ăn áo mặc, tôi bảo bà cụ lên xe để tôi chở ra chỗ bán đồng nát, có điều thân hình gầy gò, cong queo của cụ lại không thể trèo lên xe được (với tôi lúc đó). Rồi lúc đó tôi cũng ngốc nghếch thật sự: Tôi để bà đi bộ, đống giấy vụn để trên xe tôi, còn tôi đi theo sau bà ấy.

Chỗ bán đồng nát thực ra chỉ là cửa hàng nhỏ rộng có 2-3 mét vuông. Chúng tôi bước vào thấy một cặp vợ chồng (chủ tiệm) đang ăn cơm. Cân được xong rồi họ đưa cho bà cụ 5 tệ, đúng vậy nó là 5 tệ.

Thành thật mà nói chỗ giấy vụn đó không đáng giá 5 tệ chút nào (ý tôi là sẽ chẳng ai đổi tài liệu học của mình để đổi lấy 5 tệ), mà nhìn cũng biết đôi vợ chồng chủ tiệm này ăn chặt giá như thế nào. Tôi lấy 70 tệ còn lại ở trong túi đưa cho bà cụ. Bà chỉ biết nói cảm ơn tôi, còn bảo tôi đang tuổi học hành thì cố học cho thật giỏi. Tôi vẫy tay chào bà mà vội vàng chạy lên xe trở về nhà mà không kìm được cảm xúc bản thân mình. Tôi không nghĩ rằng sẽ có một bà cụ tuổi cao sức yếu đi bộ quãng đường dài chỉ để kiếm thêm 5 tệ từ đống giấy vụn. Trong khi ai đó tiêu 500 tệ mỗi tuần chỉ để ra quán net ngồi như một thứ rác rưởi để trốn tránh thực tại với trách nhiệm.

Kể từ đó, tôi không còn ra quán net ngồi nữa. Tôi nói với bố tôi rằng tôi muốn học, tiện thể tìm một trường đại học tốt để học lại năm hai. Càng ngày tôi càng bận ở trên trường (duy chỉ có mỗi chiều chủ nhật là rảnh) nên cũng mới chỉ thăm bà cụ (ở câu chuyện trước) được 2 lần, mỗi lần lên là một lần tôi đem nửa cân gạo với một chút tiền mặt cho bà cụ.

Tôi nghĩ câu chuyện có thật này đã thay đổi thái độ của tôi với cuộc sống, rằng trên đời này luôn có những ấm áp bất ngờ và những niềm hy vọng vô tận. Lối suy nghĩ cứ bị đả kích một cái là lung lay tinh thần đã biến mất trong tôi rồi.

Còn 131 ngày nữa là đến kỳ thi THPTQG rồi, điểm tôi đạt được chỉ còn cách điểm chuẩn 20 điểm nữa thôi. Làm một bát mì rồi ngồi vào bàn đánh máy kể lại câu chuyện cho mọi người. Bài viết có nhiều thiếu sót mong mọi người thông cảm.

[nobody] [+21.706 likes]

Sau 15 năm quay trở về Trung Quốc, bố tôi nói với tôi rằng ông đang hỗ trợ cho một trường tiểu học ở địa phương để xây một cái sân trường. Tôi nói đùa: Con trở thành phú nhị đại từ lúc nào mà sao bố không nói cho con biết. Ông ấy bảo rằng trường tiểu học này chỉ có hai lớp, hơi chục đứa trẻ học ở đây cơ bản là những đứa trẻ bị bỏ rơi, để xây một sân trường bê tông thì cũng chỉ cần 5000 tệ. Tôi nhìn chiếc Iphone mới trên tay tôi mà ngạc nhiên không nói nên lời.

[Thật là một con ma thông minh] [+15.943 likes]

Bố tôi là tài xế lái xe bus.

Một ngày nọ, người bán vé xin nghỉ phép, không tìm được ai để thay, rồi bố nhờ tôi giúp bán vé trên xe hôm đó. Xe đi từ quận vào thành phố, đi qua nhiều ngôi làng nhỏ

Cứ đến điểm dừng xe nào là xe lại dừng để khách lên xe.

Điều làm tôi ấn tượng hôm đó là đến tối, có một bà cụ thân hình gầy guộc, quần áo rách lỗ chỗ lên xe.

Bà ấy hỏi tôi đến A bao nhiêu tiền (cổng vào một ngôi làng).Tôi trả lời: Dạ, 4 tệ ạ.

Bà ấy lại hỏi tiếp đến B bao nhiêu tiền (B là ngôi làng khác cách A khoảng 2 km). Tôi tiếp tục trả lời: 2,5 tệ ạ.

Rồi bà ấy lấy từ trong túi ra 2 tờ 1 đồng với 1 xu 5 đồng cho tôi, nói với bố tôi: “Vậy cho tôi đến B nhé” .

Nói chung là lúc đó tôi vẫn chưa hiểu gì cả. Căn bản vì đường ở đây tôi không quen. Tôi ở đây để giúp bố thu tiền hộ thôi. Rồi bố tôi lái xe đến A, bảo tôi gọi bà dậy đến nơi rồi.

Bà cụ nhìn khung cảnh bên ngoài mà chỉ cười: “Ô bác tài, sao dừng lại đúng lúc ở A chỗ tôi thế?”

Bố tôi: “Ôi bà, dạo này trí nhớ của cháu hơi kém.”

Bà cụ: “Không đâu, bà cảm ơn cháu nhiều.”

Trên đường lái, bố bảo với tôi rằng bà ấy là người ở thôn A đấy. Tôi mới không hiểu tại sao bà ấy bảo đến thôn B mà bố lại dừng xe ở thôn A. Bố tôi bảo rằng: Người già thường hay chi tiêu tiết kiệm thế đấy, đi bộ thêm 2 cây mà tiết kiệm được 1 tệ rưỡi.

Bố tôi có nói một câu mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi: Lĩnh vực mà con chưa từng tiếp xúc đến luôn có những khó khăn mà con chưa từng nghĩ đến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *