Chắc hẳn đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học đã bắt đầu công bố các phương án tuyển sinh đại học chính quy 2022. Bên cạnh các phương thức xét tuyển phổ biến như xét bằng điểm thi THPTQG, học bạ (tổ hợp môn), hay kì thi đánh giá năng lực,… tuy vậy, hầu hết các trường đều thêm các ‘’tiêu chí phụ’’ như chứng chỉ IELTS, TOEFL hay SAT để mở rộng quy mô xét tuyển.
Điều này dẫn đến thực trạng ‘’bùng nổ’’ ưu tiên cho các thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế. Liệu đây thật sự sẽ mở ra thêm cơ hội cho các sĩ tử, hay chúng ta chỉ đang lạm dụng nó một cách quá mức?1.Không ít người đang cho rằng IELTS là “hộ chiếu” để vào đại học.
Cộng điểm, xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS, TOEFL, SAT,..) vào các trường đại học đang vô hình tạo ra một cuộc “chạy đua ngầm’’ giữa các thí sinh để có được các tấm bằng này. Tuy không thể phủ nhận tầm quan trọng của Tiếng Anh, nhưng có vẻ nhiều người ‘’hiểu nhầm’’ về mục đích thật sự của việc học ngoại ngữ là thế nào.IELTS là chứng chỉ đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ một cách học thuật, phù hợp cho các du học sinh, sinh viên chương trình quốc tế hoặc với các đơn vị tuyển dụng. Nhưng những năm gần đây, nó được các trường Đại học ở Việt Nam sử dụng để xét tuyển, nên có không ít học sinh đang cố ‘’chạy theo’’ chứng chỉ này với hy vọng sẽ bước gần hơn đến ngôi trường mình yêu thích mà quên mất giá trị thật sự của tấm bằng này.
2. Thiếu công bằng cho học sinh nông thôn
Không có bữa ăn nào miễn phí, và việc học cũng vậy, đặc biệt là khi học một ngôn ngữ mới. Để có một lộ trình học tập hiệu quả, người hướng dẫn là yếu tố không thể thiếu. Có thể nhiều bạn có khả năng tự tìm tòi, học hỏi từ các nguồn sẵn có, nhưng con đường này sẽ xa hơn, vì không ngoại trừ trường hợp các bạn đi sai hướng và dễ bỏ cuộc. Chưa kể đến chi phí thi cực kì đắt đỏ, không phải gia đình nào cũng có thể chi trả được như vậy.
Và, sẽ thế nào nếu chúng ta thi trượt, không đủ điểm chuẩn để tấm bằng phát huy tác dụng? Có phải mất hoàn toàn hy vọng vì gia đình chỉ gom góp đủ để bản thân thử sức mỗi một lần?
3. Áp lực cho học sinh cuối cấp
Không phải ai cũng có định hướng rõ ràng từ trước, nên có nhiều thí sinh lại để ‘’nước tới chân mới nhảy’’ khi quyết định học IELTS vào hè lớp 11 hay thậm chí là đầu năm học 12. Điều này gây ra nhiều bất cập trong quá trình ôn nước rút của các em.Nếu đã từng học và thi IELTS, biết mình ở đâu và đặt mục tiêu sát với khả năng thì ôn thi cấp tốc hoàn toàn hợp lí. Nhưng nếu trình độ đang thấp, lại muốn có con điểm cao trên tấm bằng chỉ để xét tuyển thì hoàn toàn không nên. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lí, dễ rơi vào tình trạng quá tải, chán nản, mà còn làm xao nhãng và sa sút các môn học khác nếu không biết quản lí thời gian học tập một cách hợp lí. Chỉ vì một ‘’tiêu chí phụ’’ mà lại khiến học bạ trở nên xấu đi thì cũng không nên đánh liều nhỉ?Có thêm một chứng chỉ Ngoại ngữ, tăng thêm cơ hội tuyển thẳng, đó là điều học sinh nào cũng mong muốn. Nhưng chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế KHÔNG phải là chìa khóa vạn năng, nó chỉ là tấm vé thông hành giúp chúng ta qua sông, còn nguồn kiến thức phong phú mà Tiếng Anh mang lại mới thật sự là biển rộng. Vì thế nên bên cạnh IELTS, mình quyết định học ở môi trường ‘’hoàn toàn bằng Tiếng Anh’’ tại Viện Đào tạo Quốc tế hệ Cử Nhân Tài Năng ISB BBus, thuộc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, để phát triển cả vốn ngoại ngữ và hiểu biết của bản thân. Bởi đối với mình, học một ngoại ngữ không chỉ để có một tấm bằng, mà là phải biết được về văn hóa và con người của những đất nước sử dụng ngôn ngữ đó.