Tại sao giới cầm quyền Mỹ lại không thể chấp nhận được rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến mà họ không thể thắng?
Tôi đang xem loạt phim tài liệu của Netflix về Chiến tranh Việt Nam và điều khiến tôi bối rối nhất là: với giới cầm quyền Mỹ, rõ ràng là cuộc chiến sẽ trở nên tồi tệ một cách nhanh chóng, nhưng họ lại cứ tiếp thêm viện binh vào và mặc kệ những suy nghĩ trên. Một số nhân vật lãnh đạo chủ chốt dường như cứ luôn bị kẹt trong cách suy nghĩ của họ.
Điều gì đã xảy ra vậy? Tại sao họ nghĩ một đằng nhưng lại làm một nẻo? Có phải đó chỉ là do bản ngã và những hy vọng khờ khạo rằng nếu chúng ta có thể cố hơn một chút, chúng ta có thể tiến đến một chiến thắng đang chờ phía trước? Có phải họ chỉ nghĩ cho sự nghiệp chính trị của họ và muốn người dân không nghĩ ngợi gì nhiều về cuộc chiến để người dân không phá hỏng tương lai của chính họ? Thật điên rồ khi Lyndon Johnson vừa lên tiếng cho sự thay đổi xã hội ở đất nước của mình nhưng sau đó lại hoàn toàn có những quyết định ích kỷ với một vấn đề lớn như vậy của cuộc chiến. Tôi không biết nhiều về McNamara nhưng rõ trong loạt phim thì ông ta có lẽ là người tồi tệ nhất với cách suy nghĩ như vậy.
____________________
Link Reddit: https://redd . it/de3vi8
____________________
u/atomicmarc(4.7k points)
Tôi là một cựu chiến binh từng chiến đấu tại Việt Nam (68-69) từng được nhận Purple Heart (T/N: một huân chương của quân đội Hoa Kỳ được trao tặng nhân danh Tổng thống cho những người bị thương hoặc bị giết trong khi phục vụ tổ quốc). Kể từ đó, tôi cũng đã đọc khá nhiều về cuộc chiến trong sách và tôi nghĩ rằng nhiều câu trả lời cho chủ đề này đã bỏ qua một ý quan trọng: Giới lãnh đạo Mỹ không hiểu được các nguyên lý của chiến lược của Hồ Chí Minh, vốn dĩ không phụ thuộc vào binh lực mà là vào tinh thần yêu nước của toàn dân. Họ đã phải đánh cược rằng họ có thể giành chiến thắng bằng cách khiến cuộc chiến kéo dài và gây nhiều mất mát, và sẽ gây xôn xao dư luận Mỹ. Phải mất nhiều năm họ mới thấy được những thành quả đó, thậm chí quan điểm đó còn được tô đậm thêm với những tội ác như Mỹ Lai và những tội ác khác. Cuối cùng thì mọi cố gắng chỉ là để bác bỏ việc cho rằng người Việt Nam đang chiến đấu trong một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trong thời kỳ hậu Thế Chiến II thời hậu thuộc địa, đầu tiên là chống Pháp (có viện trợ của Hoa Kỳ) và sau đó là chống Mỹ.
(CHỈNH SỬA: và mỹ cũng đã hỗ trợ một chính phủ miền nam mục nát khủng khiếp và bị ghét bởi chính người dân của họ).
Lý do Eisenhower từ chối giúp đỡ người Pháp nhiều hơn là vì họ không muốn bị thấy như một chủ nghĩa hỗ trợ cho thực dân. (Hồ Chí Minh thậm chí đã gửi thư cho Eisenhower yêu cầu sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và đã bị từ chối.) Chính sách quốc gia của Hoa Kỳ vào thời điểm đó là tập trung vào việc chống lại chủ nghĩa cộng sản và họ đã trở nên mù quáng trước một cuộc đấu tranh giành độc lập cho các thuộc địa. Chúng tôi đã không hiểu rõ được nó, và đã không thay đổi chiến lược quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam cho đến khi quá muộn. Hầu hết các xác lính VC mà tôi thấy (và thấy rất nhiều) là của những cậu bé tuổi thiếu niên, không phải là những tên lính dày dạn trong những chiếc mũ sắt, và thật sự không có một chút cảm giác chiến thắng nào khi giết chết những đứa trẻ 14 tuổi mang AK. Đối với tôi đó là bằng chứng mạnh mẽ cho việc chúng tôi đang chiến đấu với một điều gì đó sâu sắc hơn và to lớn hơn việc chỉ đơn thuần so sánh binh lực hai bên. Đối với việc rút lui, bối cảnh chính trị ở Hoa Kỳ lúc ấy đã trở nên phản chiến mạnh mẽ đến mức việc bị phun nước bọt khi đang ở một sân bay (mà tôi đã bị) thậm chí không còn là khía cạnh đáng lo ngại nhất. Tôi đã trở về đất nước cùng một tâm lý phản chiến và suy nghĩ lại tất cả các định kiến của tôi về chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ. Kề từ đó thì tôi đã không còn tin tưởng chính phủ của mình nữa.
>u/W_I_Water(1.1k points)
Đây gần như là nguyên văn những gì mà Tướng Giáp phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Oriana Fallaci. Người Mỹ đánh giá sai cuộc chiến ngay từ đầu. Đối với người Việt Nam cuộc chiến chưa từng là vì chủ nghĩa Cộng sản hay Trung Quốc, mà tất cả là vì giải phóng dân tộc. Trời, chính họ cũng đã chiến đấu với người Trung Quốc trong nhiều thế kỷ đấy thôi.
>>u/I_Only_Post_NEAT(624 points)
Có một bài hát Việt Nam nổi tiếng tương đối xưa, có lời như sau:
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày”
Khi tôi hỏi những người Việt lớn tuổi hơn tôi về cuộc chiến, họ sẽ luôn nói về “giải phóng”, đề cập đến năm nào thành phố được giải phóng. Đó là một vấn đề lớn đối với nhiều người cuối cùng đã thoát khỏi sự cai trị của Pháp, và các cuộc chiến tranh với Mỹ cũng chỉ là sự tiếp tục để đất nước có thể được giải phóng
Chỉnh sửa: dù không ai hỏi, nhưng bài hát tiếp tục nói rằng “gia tài” duy nhất còn lại của một người mẹ Việt Nam là một núi xương và xác chết … Và đây hoàn toàn không phải là một bài nhạc chiến.
>u/khinzaw(305 points)
Trớ trêu thay, chiến thắng một cuộc chiến tranh bằng cách kéo dài và tạo nên nhiều mất mát đối với một cường quốc ở bên ngoài là một chiến lược rất quen thuộc với người Mỹ.
>>u/Synaps4(167 points)
Đáng buồn thay, một cuộc chiến sẽ có khoảng một (có thể là hai) thế hệ có thể có ký ức về nó. Khó hơn thảy là phải thuyết phục những người đương thời rằng bất cứ những bài học nào từ một cuộc chiến hơn 70 tuổi đều có liên quan đến hiện tại, và tôi nghĩ những khó khăn đó đang hạn chế khả năng học từ quá khứ của chúng ta.
Tôi cũng nghĩ rằng những vấn đề tương tự cũng đang xảy ra trong rất nhiều lĩnh vực khác. Để có thể học từ quá khứ thì khó, không phải vì việc bạn cần làm là phải đọc một cuốn sách, mà bởi vì bạn còn phải thuyết phục mọi người xung quanh rằng: những bài học trong quá khứ, vẫn sẽ còn liên quan đến ngày nay.
____________________
Bài đăng của bạn Lờ trong group:
https://www.facebook.com/…/rvn.gr…/permalink/522175338692679