Có ngàn lẻ một lý do khiến các cuộc hôn nhân tan vỡ, trong đó, lý do phổ biến nhất là sự không chung thủy. Nhưng đôi khi, việc không kiểm soát được vấn đề vệ sinh cá nhân cũng khiến quan hệ tình cảm rơi vào trạng thái báo động.
Không khoan nhượng lối sống bừa bãi
Một cô gái 20 tuổi ở Patna (Ấn Độ) đệ đơn ly hôn vì cô đã chán ngấy việc chồng không tắm rửa, cạo râu và đánh răng thường xuyên.
Có lẽ tất cả chúng ta đều đã từng có những ngày lười biếng nằm dài trên giường mà không buồn mở cửa sổ ngay cả khi thời tiết cực kỳ thuận lợi. Sự lười biếng khiến chúng ta không nhận thức được rằng mình đang tự làm xấu hình ảnh của bản thân.
Ngay cả khi bỏ qua sự thật rằng cơ thể không tắm rửa sẽ tỏa ra mùi khó chịu nào đó, thì mùi thức ăn bám trên người chúng ta cũng đủ khiến đối tác phải nhăn mặt.
Đối với những phụ nữ ưa sạch sẽ, hành vi bừa bãi, vô trách nhiệm của đàn ông là không thể chấp nhận.
Soni Devi, một phụ nữ 20 tuổi ở quận Vaishali (thành phố Patna, Bihar) kết hôn với Manish, thợ sửa ống nước vào năm 2017. Tuy nhiên, mới đây cô cho biết đã chủ động ly hôn vì chồng thiếu vệ sinh và phép lịch sự.
“Mùi cơ thể của anh ấy không chỉ hủy hoại hôn nhân mà còn tra tấn tôi hàng ngày”, Devi nói.
Theo The Times of India, Devi đã đến Ủy ban Phụ nữ Bang (SWC) cùng với đơn thỉnh cầu trên tay, mong muốn ly hôn vì không thể chịu mùi cơ thể của chồng.
Trong khi đó, thành viên SWC Pratima Soni chia sẻ rằng, ban đầu cô cảm thấy ngạc nhiên trước “những lý do ngớ ngẩn” của Devi. Họ lập tức liên hệ với chồng Devi để yêu cầu anh ta sửa chữa hành động của mình trong hai tháng, nếu không sẽ phải đối mặt với hậu quả.
Manish (chồng Devi) đồng ý thay đổi cách sống và bày tỏ mong muốn tiếp tục sống với vợ. Về phía Devi, cô vẫn nhất quyết ly hôn và yêu cầu tất cả đồ trang sức cũng như của hồi môn phải được trả lại cho cô một cách hợp pháp.
Lời khuyên của chuyên gia
Bác sĩ y khoa, Tiến sĩ Jide Aremo (Hoa Kỳ), cho biết mùi cơ thể có biểu hiện rõ ràng từ khi chúng ta bước vào tuổi dậy thì bởi ảnh hưởng của hormone giới tính tăng lên.
Bác sĩ giải thích rằng những người béo phì, những người thường xuyên ăn thức ăn cay như tỏi cũng như người mắc một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như tiểu đường và các bệnh suy nhược mãn tính khác, đều dễ có mùi cơ thể.
Ông giải thích: “Ngoài các lựa chọn điều trị như vệ sinh cá nhân thường xuyên, sử dụng chất khử mùi và chất chống mồ hôi, xà phòng sát trùng, những người mắc chứng bệnh này nên cắt giảm thực phẩm và đồ uống có thể gây đổ mồ hôi như rượu và caffeine”.
Aremo khuyên các cặp vợ chồng có bạn tình mắc bệnh nên tìm cách tốt nhất để giúp đỡ họ.
“Có một người đàn ông kết hôn với một người phụ nữ. Người đàn ông bị hôi miệng, về mặt y học gọi là chứng hôi miệng. Anh đã sống chung với nó nhiều năm rồi.
Một ngày nọ, người đàn ông làm phiền bạn bè và họ nói với anh rằng miệng anh có mùi hôi. Họ họ tự hỏi làm thế nào mà vợ anh có thể chịu đựng được điều này…”, Aremo lấy ví dụ về việc một người phụ nữ đã giúp đỡ chồng mình như thế nào.
Ông chia sẻ thêm: “Một biện pháp hiệu quả cần thực hiện là thường xuyên vệ sinh vùng da dưới cánh tay. Đây là nơi mồ hôi và vi khuẩn thường tích tụ. Mỗi cá nhân cũng nên đảm bảo thay quần áo khi bị đổ mồ hôi quá nhiều.
Giữ cho da khô ráo là điều vô cùng quan trọng. Sau khi thực hiện vệ sinh cá nhân, đừng quên sử dụng chất khử mùi phù hợp với làn da của mình.”
Theo vice.com