Với sự giúp đỡ của Saudi đã giúp Iraq chiến đấu cho đến năm 1988, gần 1 triệu người chết. Phía Iran đổ lỗi cho Saudi và mối thù dần leo thang.
Năm 2003, Mỹ đánh Iraq và lật đổ Saddam Hussein. Cả Saudi Arabia lẫn Iran đều không muốn điều này xảy ra vì Iraq hoạt động giống như vùng đệm giữa họ. Việc Mỹ lật đổ Hussein đã tạo ra một khoảng trống quyền lực lớn và tình trạng thất bại của chính phủ kế nhiệm đã đưa Iraq đến gần chiến trường uỷ nhiệm cho Saudi Arabia với Iran.
Không có một chính phủ mạnh, các lực lượng vũ trang đã nắm quyền tranh dành ảnh hưởng ở Iraq làm tan vỡ các cộng đồng dân số, các lực lượng Sunni và Shia đột nhiên xuất hiện khắp Iraq, nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan đã nhìn thấy cơ hội và giành quyền lực giữa sự hỗn loạn. Cả Saudi Arabia và Iran đều nắm lấy cơ hội để thử và đạt được sức mạnh. Saudi bắt đầu gửi tiền và vũ khí cho các nhóm Sunni và Iran cũng làm điều tương tự với các phe đối lập. Xu hướng đó tiếp tục với mùa xuân Ả rập, một loạt các cuộc biểu tình chống quân chủ và ủng hộ dân chủ xảy ra ở Trung Đông năm 2011.
Cả 2 quốc gia đã ném ảnh hưởng của mình lên khắp Trung Đông. Ở Iraq, Saudi Arabia ủng hộ chính phủ và các nhóm Sunni còn Iran lại giúp các nhóm Shia nổi lên chống lại họ. Tại Tunisia, Saudi Arabia ủng hộ nhà độc tài Zine el-Abidine trong khi Iran ủng hộ những người chống chính phủ. Ở Bahrain, Iran ủng hộ các lãnh đạo Shia tìm cách lật đổ chính phủ còn phía Saudi Arabia lần lượt gửi quân đội để ngăn chặn bất ổn. Cả 2 cũng đã can thiệp vào Lybia, Lebanon và Morocco. Bây giờ mối thù của họ đã đi xa hơn khi cả 2 đều triển khai quân đội riêng. Tại Yemen, quân đội Saudi Arabia đã có mặt để giúp chính quyền trung ương chống lại Houthis-một phiến quân được Iran ngầm ủng hộ. Điều ngược lại đang xảy ra ở Syria, quân đội Iran đang chiến đấu bên cạnh lực lượng dân quân, 1 số nhóm như Hezbollah ủng hộ nhà độc tài Bashar al-Assad chiến đấu chống lại các phiến quân dòng Sunni được Saudi Arabia ngầm ủng hộ.
Cả Saudi Arabia và Iran đang tìm 1 cuộc chiến thực sự nhưng vấn đề là những cuộc chiến này tạo ra những hoàn cảnh mà không ai dự đoán được. Cả người Iran và người Saudi Arabia đều cảm thấy lợi ích quốc gia của họ bị đe doạ và gặp nguy hiểm, họ đổ lỗi cho nhau vì những cuộc nội chiến này.
Bây giờ chiến tranh lạnh đang xảy ra ở những nước khác. Saudi Arabia đang đe doạ Qatar-một tiểu vương quốc vùng vịnh đang phát triển quan hệ với Iran và IS đang dần sụp đổ, cả Saudi Arabia và Iran đều muốn kiểm soát những vùng mà IS từng thống trị.
Chiến tranh lạnh đang dần trở nên khó lường, khi Trung Đông ngày càng tiếp tục bất ổn khó có thể nói các quốc gia này sẽ đi về đâu.