Người Zulu là nhóm dân tộc đông nhất trong các cộng đồng sắc tộc ở nước Cộng hòa Nam Phi
Họ có lẽ vẫn sẽ chỉ là những người bản địa bình thường ít được thế giới biết tới nếu như họ không được 1 vị vua, thủ lĩnh là Shaka thống nhất, huấn luyện cách thức tác chiến, chiến thuật và chỉ huy, dẫn dắt họ bước vào các cuộc chiến chống lại các bộ lạc khác và về sau cũng chính nhờ chiến thuật, cách thức được huấn luyện mà người Zulu đã đánh cho người Anh vốn được trang bị vũ khí, hỏa lực hiện đại hơn bị thảm bại ở Isandlwana ngày 22 tháng 1 năm 1879 trong cuộc chiến Anh Zulu
Người Zulu a.k.a Amazulu là 1 trong số các nhóm người bản địa sinh sống vốn sinh sống phía bắc vùng KwaZulu – Natal
Nguồn gốc ban đầu thì người Zulu là 1 thị tộc lớn trong khối các bộ lạc Nguni bản địa
Khoảng năm 1709, thủ lĩnh Nguni là Zulu kaMalandela qua đời.
Trước khi mất thì Zulu kaMalandela đã chia tộc nhân làm 2 thị tộc là Qwabes và Zulu (nghĩa là Thiên đường); vậy là khai sinh ra tên gọi Zulu trên bản đồ thế giới từ đây
Tuy nhiên, thị tộc Zulu lúc này vẫn còn non yếu phải tuân thoe và thần phục các bộ tộc hung mạnh trong khu vực; tới năm 1816 – thời điểm Zulu bắt đầu trỗi dậy thì người Zulu vẫn đang là chư hầu của người Mthethwa
Năm 1816, thủ lĩnh Zulu kiêm cha Shaka là Senzangakhona kaJama qua đời, ngôi vị được truyền cho con trai là em trai cùng cha khác mẹ Sigujana của Shaka
Sở dĩ có nguyên nhân này là vì Shaka là con ngoài giá thú của thủ lĩnh Zulu với con gái Nandi của tộc trưởng cũ bộ tộc Elangeni (Mhlongo) là Bhebe
Thủ lĩnh Senzangakhona lỡ tay làm Nandi dính chửa khi 2 người chưa có đám cưới nên bị phạt vạ phải nộp phạt cho người Mhlongo vì muốn được yên ổn
Nandi sau đó theo về đại doanh của Senzangakhona và hạ sinh Shaka.
Tuy nhiên Shaka dù sinh ra là phận trưởng tử nhưng không phải là hoàng tử duy nhất của Senzangakhona cũng như Nandi không phải là người vợ duy nhất của Senzangakhona mà hậu cung của thủ lĩnh này còn có thêm ít nhất 15 người vợ khác (bao gồm bà cả) và 13 hoàng tử sinh bởi các bà vợ này.
Dù là người về đích đầu tiên nhưng do hôn nhân ngoài giá thú, trái tục lệ nên Nandi chỉ được xem là tiểu thiếp của Senzangakhona cũng như bản thân Senzangakhona không lập lên ngôi vị Bà chủ tam cung lục viện nên mối quan hệ giữa Senzangakhona với Nandi dẫn xấu đi dù Nandi vẫn được đương kim trưởn hậu cung là Mkabi đối xử tử tế
Cuối cùng thì Nandi đã quyết định rời bỏ nhà chồng, chỉ để lại con trai Shaka ở lại với Senzangakhona, mà trở về với bản tộc.
Tuy nhiên, dù không được do hoàng hậu sinh ra nhưng với thân phận trưởng tử thì mạng sống Shaka cũng có nguy cơ bị 13 thằng em còn lại đe dọa nên ông chú Mudli của Shaka sau đó đã đưa Shaka trở về sống với mẹ ở quê ngoại Mhlongo
Dù vậy thì việc ở lại quê ngoại Mhlongo cũng khá nguy hiểm khi bên kia biết nguyên quán và có thể phái sát thủ tới hạ thủ trừ hậu họa nên 2 mẹ con lại rời tới bộ Qwabe nơi Nandi gặp rồi kết hôn với một người đàn ông Gendeyana và có chung 1 trai là Ngwadi và 1 gái là Nomcoba
Dù vậy, việc định cư của họ ở Qwabe cũng không mấy dễ chịu nên mấy mẹ con lại dắt díu nhau lưu lạc tới Mthethwa nơi họ được thủ lĩnh Dingiswayo a.k.a Godongwana chào đón nồng hậu
Trong suốt thời gian này, Nandi đã cố gắng bảo vệ con trai Shaka khỏi mọi kẻ thù, âm mưu hoạt động ám sát và thậm chí là nạn đói
Sau khi đã định cư yên ổn ở Mthethwa thì Shaka đã nhập ngũ quân đội Mthethwa và nhanh chóng leo lên làm phụ tá đắc lực của Dingiswayo trong các chiến chống lại các bộ lạc thù địch là Amangwane cũng như được Dingiswayo chỉ dạy nhiều điều về quân sự
Bản thân Dingiswayo cũng từng rủ rê 1 đứa em của mình tham gia chống lại ông già mình khiến cho thằng đồng lõa bị giết trong khi bản thân mình phải trốn ra ngoài lưu vong 1 thời gian trước khi quay về đoạt vị từ 1 thằng em khác đang làm vua
Có lẽ chính Shaka cũng được Dingiswayo chỉ dạy cả điều này nên về sau mới quay về tranh giành ngai vàng với thằng em cùng cha khác mẹ đang cai trị Zulu
Sau khi ông già Senzangakhona qua đời và em trai kế là Sigujana lên kế vị, Shaka đã xin với Dingiswayo quay về lấy lại quyền lực mà vốn dĩ mình phải được hưởng theo tôn ti thứ bậc và được Dingiswayo đồng ý cũng như cho phái thêm quân theo Shaka về đoạt vị
Với sự giúp đỡ này, Shaka nhanh chóng hạ sát được em mình và chiếm lấy hoàng vị
Cảm cái ơn dung dưỡng, chỉ dạy cũng như cho mượn quân về tranh ngôi, Shaka đã nguyện làm chư hầu Mthethwa cho tới khi bản thân Dingiswayo bị binh bại thân vong trong cuộc xâm lược lãnh thổ Ndwande của thủ lĩnh Zwide
Dù bản thân nhóm Mthethwa là 1 trong những tộc áp dụng việc dùng hàng nóng để đi đánh nhau song nó lại không đem lại lợi thế cho Dingiswayo để rồi vị thủ lĩnh này bị thủ lĩnh Zwide bắt chém tại trận
Sau thảm bại của Dingiswayo thì bộ chúng Mthethwa tan rã và được Shaka tái tổ chức và thu nhận vào xứ mình
Năm 1817 Shaka đã đem quân tiến đánh Zwide vào để báo thù cho Dingiswayo và lần lượt giành thắng lợi tại các trận đồi Gqokli và sông Mlatuze trước người Ndwande nhờ vào đội quân được mình đích thân tổ chức, huấn luyện, tập huấn cũng như trang bị một cách riêng biệt với hầu như các bộ tộc trong khu vực thời bấy giờ
Không lâu sau các trận thắng trên, người Zulu đã hạ sát được thủ lĩnh Zwide và buộc tộc nhân Nwande còn lại phải bỏ đất cũ, tháo chạy lên bắc tới lãnh thổ các nước mà ngày nay là Zambia, Malawi, Mozambique và Tanzania để tị nạn.
Cuộc tấn công này cũng giống như việc kỵ binh Hung vượt sông Volga lần lượt xâm lược, đánh bại người Alan ở vùng sông Đông năm 370 và người Goth ở khu vực thảo nguyên Biển Đen năm 375 buộc các nhóm này thiên di về tây và đẩy các bộ tộc khác vốn đang ăn ở yên ổn bỗng nhiên bị người lạ tới tràn ngập làm tới lượt họ phải cuốn gói xách đít tới chỗ khác đuổi chủ cũ đi để giành đất mà kết quả sau cùng là Tây La Mã bị diệt vong năm 476 và châu Âu 500 sau đó chìm ngập trong giai đoạn thời đại Đen Tối hoặc thời đại Di Cư – thời mà người ta thay hàng xóm như thay đồ: khơi mào ra một quãng thời gian mà các bộ lạc ở khu vực đông bộ Nam Phi vì mối đe dọa từ việc bành trướng lãnh thổ của người Zulu mà phải dắt díu bồng bế, đùn đẩy nhau đi chỗ khác lánh nạn – thời kỳ Mfecane a.k.a Difaqane hoặc Lifaqane (thời kỳ tản cư, thời đại di cư) từ năm 1815 đến 1840
Các cuộc chiến liên tục được khởi đầu bởi cuộc tấn công của người Zulu vào đất người Nwande 1817-1819 này sau đó đã lấy đi tính mạng dù còn gây tranh cãi song cũng cỡ khoảng 1,000,000 – 2,000,000 người
Tới năm 1825, diện tích lãnh thổ mà Shaka chinh phục được là 30,000 cây số vuông
Ngày 22 tháng 9 năm 1828, vua Shaka khai sinh ra quốc gia Zulu bị 3 sát thủ gồm 2 em trai kế là Dingane và Mhlangana cùng 1 viên quan tên Mbopa ám sát
Dingane sau đó đã lên kế vị và thanh trừng các thuộc hạ, tộc trưởng có tư tưởng ủng hộ Shaka song việc giết anh đoạt vị cũng như thanh trừng nội bộ đã khiến nội bộ lục đục, thực lực người Zulu bị suy yếu để rồi sau đó 10,000 -15,000 chiến binh Zulu bị 464 chủ trại Boer da trắng (người gốc Hà Lan) thuộc nhóm di dân Voortrekker đánh bại ở trận sông Ncome ngày 16 tháng 12 năm 1838
Vì máu người Zulu tại trận này đã làm đỏ cả con sông nên sử gọi trận chiến là Trận chiến sông Máu (Trận chiến Huyết Giang)
Thất bại tại trận chiến Huyết Giang càng làm giảm uy thế của vua Dingane dẫn đến nội bộ hoàng tộc gồm những người còn sống sau cuộc thanh trừng của Dingane là em trai cùng cha khác mẹ với Dingane và Shaka là Mpande đã liên thủ với du dân Voortrekker để tiến hành chống lại và ám sát Dingane
Tuy nhiên sau khi lên đăng cơ, Mpande đã chuyển đổi chính sách ngoại giao từ liên minh với Boer sang liên thủ với Anh để rồi gây ra bất mãn dân chúng buộc phải tiếp tục tiến hành đợt thanh trừng thứ 2 khiến nội bộ càng thêm suy yếu
Giữa lúc này 2 con trai Mpande lại gây ra nội chiến nhằm để tranh đoạt hoàng vị với phần thắng nghiêng về Cetshwayo
Người Anh tận dụng Zulu đang nội chiến lục đục triền miên để xâm lược nhưng bước đầu bị đánh bại 1 trận lớn ở Isandlwana ngày 22 tháng 1 năm 1879
Nền tảng để cho thủ lĩnh Shaka đưa người tên Zulu bước vào trang sử thế giới dựa trên binh lực do chính mình tổ chức, huấn luyện, hệ thống hóa và biển đối từ các cái cũ
Tuy nhiên có 1 vài thứ trong nền tảng ấy được vua Shaka tiếp thu được từ thầy Dingiswayo đó chính là việc đăng tuyển quân sự theo độ tuổi khi mà hình thức chiến tranh liên bộ lạc không chỉ còn giới hạn ở đột kích hay trả thù nhau nữa mà đã lên mức giành giật đất đai của nhau
Hệ thống đăng tuyển quân sự theo tuổi của người Zulu và vương quốc Zulu về sau bắt nguồn từ văn hóa truyền thống người Zulu là trai trẻ phải phục dịch một cách hậ chế cho các thủ lĩnh cho tới khi họ kết hôn và được chính thức công nhận là người chủ gia đình
Shaka đã vận dụng các truyền thống này và khéo léo tách nó khỏi tay các thủ lĩnh và đưa nó vào tay mình và thế là có ngay 1 nguồn nhân lực tất nhiên là tuy không thường trực và phải chi trả lương như quân đội chính quy phương tây do các yếu tố tuổi tác chiến binh nhưng cũng không đến nổi tốn kém mà còn lại được nguồn nhân lực bền vững, ổn định để điều động bất cứ khi nào cần thiết
Vua Shaka sau đó tổ chức, phiên chế các chiến binh được tuyển mộ theo quy chế tuổi tác này vào các trung đoàn đóng ở các nơi cư trú đặc biệt dành riêng cho họ với những biểu tượng và tên riêng cho từng trung đoàn và thế là có ngay quân đội theo được tổ chức theo kiểu hiện đại với trại lính, phiên chế trung đoàn, kỳ hiệu, tên gọi báo danh cho từng trung đoàn…
Tất nhiên việc đạp hết tất cả bọn đàn ông đi lính từ 1 độ tuổi nhất định bất kể là dân thị tộc nào thì cũng có điểm yếu là kinh tế sẽ phần lớn do phụ nữ gánh nhưng ít nhất thì binh quyền quân đội sẽ do người trong hoàng thất nắm, không phải chia sẻ với bất kỳ các thủ lĩnh thị tộc nào khác
Binh chế Zulu là con trai sau khi tổ chức sinh nhật lần thứ 20 sẽ được lựa chọn phiên chế vào các trung đoàn (ibutho, amabutho) để rồi các trung đoàn này sau đó sẽ tự xây chỗ cư trú của mình gồm nơi cư trú là các túp lều bao quanh 1 khoảng đất là nơi các chiến binh được tập hợp để tổ chức các hoạt động sinh hoạt quân ngũ, khu cư trú này được bao quanh bởi hàng rào
Con trai sẽ gia nhập khi mới 6 tuổi ở vai trò đầu tiên là người mang vác (udibi) và tất nhiên là sẽ được phiên chế vào nhóm mấy đứa khác cùng độ tuổi (intanga)
Các cậu bé này sau đó sẽ là người hầu ngoài tiền tuyến của cha anh họ khi đảm nhận việc mang vác lương thực, nồi niêu nấu nướng, chiếu ngủ cùng vũ khí dự phòng và các nguyên liệu khác cho cha, anh mình ở ngoài trận địa
Sau đó khi đã lớn hơn chút thì các cậu bé trai sẽ vào các trường quân sự (ikhanda, kleza) và trở thành thiếu sinh quân (inkwebane) và sẽ được huấn luyện quân sự cho tới khi chính thức được nhà vua gọi đăng ngũ để trở thành các chiến binh (buta’d)
Trong thời gian này, các cậu thiếu sinh quân sẽ học và thách thức tỷ thí bằng môn phang bằng gậy
Môn này nhằm để các thiếu sinh quân ý thức sẽ trở thành chiến binh trong tương lai cũng như dạy họ cách chấp nhận hoặc chiến thắng kẻ thù hoặc bị cho ăn đòn
Các binh sỹ Zulu sẽ tiếp tục đi lính cho tới khi nào họ được vua cho phép kết hôn
Về tổ chức đơn vị thì nhỏ nhất trong binh chế Zulu là các trung đoàn (hoặc đội quân) với quân số 400 hoặc 4000 người, các đơn vị này sau đó hợp thành binh đoàn gồm vài trung đoàn và cao hơn là đội quân hoặc các đơn vị lớn hơn nữa, các hội này đều có tên riêng báo danh
Ngoài các cấp tổ chức trên thì thì quân số các nhóm người được phái đi thực hiện nhiệm vụ (impi) cũng có thể ở mức nhóm chiến binh 100 mạng song cũng có khi là đoàn trại 10,000 người
Về cấp bậc trong các đơn vị thì có 4 cấp bậc cơ bản là phụ tá, chiến binh, chỉ huy (induna) và cấp bậc cao hơn nữa
Về hệ thống chỉ huy thỉ các chỉ huy inDuna đảm nhận việc quản lý các trung đoàn song các in Duna lại chịu sự quản lý và phải trả lời các cấp chỉ huy cao hơn là Izinduna, những người quản lý việc hợp thành các quân đoàn cũng như coi sóc duy trì quân kỷ, sỹ khí binh sỹ
Về vũ khí thì các chiến binh Zulu được trang bị giáo iklwa, gậy tày có gắn quả đấm tròn iwisa, các loại giáo ném truyền thống, các loại khiên da bò lớn (isihlangu), nhỏ (umbumbuluzo) cùng súng cướp được của người da trắng
Giáo iklwa là vũ khí chính của binh sỹ Zulu và nó quan trọng tới mức án phạt sẽ là tử hình dù chỉ làm mất có 1 cây giáo này
Iklwa a.ka assengai là loại giáo nhẹ được Shaka du nhập vào quân đội Zulu chuyên dùng để đâm khi cận chiến hoặc có thể là ném, xiên phạm vi gần
Giáo này có cán dài 2 foot trong khi phần lưỡi to, rộng dài 1 foot
Loại giáo này có thể ném song vào thời trị vì của Shaka, các hành động ném giáo như vậy bị cấm dùng để chọi vì như vậy thì các chiến binh sẽ bị thiệt mất đi vũ khí trong khi kẻ thù bị ném thứ này, nếu may mắn né được và bắt được giáo thì có thể dùng nó ném lại quân mình
Vũ khí thứ 2 mà các chiến binh có là gậy tày có quả đấm tròn iwisa được làm từ gỗ cứng
Ngoài ra các chiến binh cũng có thể sử dụng các loại giáo mém truyền thống ipapa khi giao chiến ở cự ly gần nhằm trấn áp bớt hỏa lực kẻ thù
Bên cạnh đó thì các sỹ quan Zulu còn có rìu lưỡi hình bán nguyệt
Về sau thì các loại súng cầm tay cũng được du nhập vào quân đội Zulu với vai trò là chiến lợi phẩm mà họ thu được trong các cuộc đụng độ với người da trắng
Ngoài các vũ khí trên thì nổi tiếng bên cạnh giáo iklwa a.k.a assengai chính là các tấm khiên da bò
Khiên được các chiến binh thời Shaka sử dụng là loại khiên isihlangu dài 5 feet lớn và nặng được làm từ da bò còn nguyên lông, có tay cầm mgobo được hồ cứng ở giữa khiên
Thời sau thì loại khiên lớn isihlangu được thay bằng loại khiên umbumbuluzo nhỏ hơn với chiều dài khiên chỉ khoảng 3,5 feet
Khi cận chiến bằng khiên và giáo khi cận chiến thì các chiến binh sẽ tìm cách áp rìa khiên mình vào khiên đối phương, hất khiên đối thủ qua 1 phía rồi lẹ làng xuyên 1 nhát giáo vào giữa bụng
Quân đội người Zulu chủ yếu dựa trên các chiến binh chạy nhanh
Vua Shaka cũng cho binh sỹ vứt bỏ giày dép và thay vào đó đi bằng chân không nhằm đảm bảo các chiến binh cảu mình có thể chạy được nhanh hơn.
Việc này lúc đầu gặp phản đối song vua đã áp dụng cách thức luyện binh của thiền vu Hung Nô Mạc Đốn xưa là chỉ yêu cầu làm theo còn ai phản đối bất tuân thì xử tử nên ngay sau đó tất cả các binh sỹ Zulu đều răm rắp bỏ giày dép đi chân trần
Vua Shaka còn áp dụng cách để làm cứng, chai bàn chân của các binh sỹ là bắt họ dậm chân trên mặt phẳng lót các cành cây gai và cây bụi
Các binh sỹ Zulu thời Shaka đeo lông vũ và đuôi bò làm biểu tượng song các binh sỹ thời chiến tranh Anh Zulu thì chỉ mang đồ ở quanh vùng thắt lưng cũng như đeo đồ gắn đầu ở mức tối thiểu
Bên cạnh đó thì các binh sỹ Zulu thời này cũng ăn mặc đơn giản hơn , sơn vẽ nửa thân trên và mặt bằng đá phấn và đất son
Thường thì các trung đoàn Ibutho có đeo đồ trang trí cũng như đội đầu riêng song về sau việc ăn vận đầy đủ của binh sỹ thường chỉ xảy ra khi có sự kiện lễ hội
Các binh sỹ đã kết hôn thuộc các trung đoàn người có tuổi tác trong quân đội Zulu bên cạnh các món đồ gắn trên đầu còn mang cả chiếc vòng đội trên đầu (isicoco) để cho thấy là họ đã kết hôn
Bên cạnh đó thì sự sắp đặt các màu trên khiên của các chiến binh của thể hiện tuổi tác, thời gian phục vụ quân ngũ của họ với các chiến binh trẻ, tân binh thì khiên phần lớn màu sậm trong khi các chiến binh lớn tuổi, lâu năm thì khiên họ có màu sáng
Trung đoàn Fasimba (Sương mù) của riêng Shaka thì có khiên sơn trắng với 1 mảng nhỏ màu sậm
Ngoài ra, một số phục sức bao gồm cả các món vòng tay nặng bằng đồng (ingxotha) hay chiếc vòng phức tạp gồm các chiếc móc bằng gỗ đan cài vô nhau cũng được thưởng để các chiến binh mang trên người với vai trò là quà tặng tưởng thưởng cho về việc các chiến binh đã có biểu hiện xuất sắc trong trận
Về việc huấn luyện quân đội thì vua Shaka thường xuyên huấn luyện, tổ chức diễn tập bằng cách rèn cho quân đội hành quân bằng cách chạy bộ 50 dặm một ngày cũng như cho quân diễn tập thực hiện chiến thuật Sừng bò 1 cách thường xuyên
Về chiến thuật thì chiến thuật người Zulu hay áp dụng là chiến thuật sừng bò
Đây chính là trận pháp vây diệt kẻ thù trên chiến trường của người Zulu gồm các đơn vị được phân công để triển khai thế trận từ khi nó bắt đầu cho tới khi địch quân hoàn toàn bị bao vây gọn bởi các chiến binh Zulu trên trận địa
Trận pháp sừng bò được triển khai như sau: 2 cánh tả, hữu quân với các chiến binh trẻ sẽ đi từ đội trung quân,vòng qua 2 sườn trái phải của đội hình địch, rồi hợp vây nhau sau lưng đội hình địch rồi cùng với cánh trung quân (cái đầu con bò) thu nhỏ dần đường kính vòng vây để dứt điểm kẻ thù
1 cánh quân dự trữ gồm các cựu binh lão luyện, đã từng kinh qua nhiều trận sẽ chờ đằng sau cái nhóm “đầu bò” nhằm để tiếp ứng khi cần thiết
Với trận pháp như vậy người Zulu đã giành được nhiều thắng lợi cho đến khi họ gặp phải đối thủ nặng ký người Anh
Ngày 4 tháng 7 năm 1879, quân đội Zulu thất bại trận cuối trước người Anh ở Ulundi khiến cho quân đội Zulu hầu như bị tan rã
Người Anh sau đó phân chia quốc thổ Zulu thành 13 tiểu quốc thù địch, xung đột nhau cho tới khi sát nhập các xứ này vào thuộc địa Nam Phi năm 1887
Vương quốc Zulu độc lập bị mất từ thời điểm này