Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Hồng Quân Liên Xô phát triển thành lực lượng bộ chiến đông đảo và mạnh mẽ nhất toàn cầu, họ có đến hàng triệu binh sĩ hiện diện cùng lúc bảo vệ lợi ích của Liên Xô trải dài trên toàn lục địa Á-Âu, sở hữu hàng trăm ngàn chiến xa các loại sẵn sàng nghiền nát bất kì quốc gia nào trên thế giới kể cả phương Tây, là mối đe dọa nghiêm trọng nhất mà Hoa Kì và các đồng minh phương Tây phải đối đầu.
Vào thời kì đỉnh cao của mình, Hồng Quân có 5.500.000 quân thường trực và sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh trong 72 giờ. Với sức mạnh như thế thì việc lực lượng Hoa Kì tại Tây Âu bị nghiền nát chỉ trong vài tuần là chuyện nhỏ.
Sau khi rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, vị thế của Hoa Kì trên toàn thế giới bị suy giảm nghiêm trọng.
Bởi vì :
– Lúc nầy các đồng minh Ả Rập đang dần quay lưng lại và gần gũi với Liên Xô hơn.
– Trong khi Trung-Nam Mĩ vốn dĩ được coi như là sân sau đang ngả dần về phía Liên Xô chống lại người anh cả Bắc Mĩ.
– Tại Đông Dương, việc đồng minh Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ nhưng Hoa Kì lại không ra tay trợ giúp như năm 1972 và Việt Nam thống nhất dưới chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo cũng như toàn bộ Đông Dương đã thống nhất dưới bàn tay của những người cộng sản.
– Nghiêm trọng hơn là năm 1976 tại Triều Tiên trong căng thẳng việc hai sĩ quan người Mĩ bị giết hại khi đụng độ với lính Bắc Triều Tiên mà người Mĩ chẳng làm được gì.
Những chuyện này càng khiến Liên Xô chắc chắn rằng Hoa Kì đã đến lúc kiệt sức.
Họ tăng cường các chuyến tuần tra trên biển và trên không, hiện diện khắp nơi trên toàn cầu một cách đường hoàng mà cũng không ngần ngại va chạm với lực lượng hải quân Mĩ, công khai thách thức sức mạnh hải quân của đối thủ bên kia bán cầu. Đặc biệt sau khi có được cảng Cam Ranh của Việt Nam và cảng Cuba, hải quân Liên Xô có thể đưa bộ binh, thiết giáp, không lực từ Thái Bình Dương đến tận vịnh Mexico, từ Đông Âu đến tận châu Phi.
Trước tình hình đó, vào năm 1981 khi tân tổng thống Hoa Kì thuộc Đảng Cộng Hòa là Ronald Reagan đã thực hiện tham vọng mới nhằm lấy lại sức mạnh, uy tín và niềm tin của các đồng minh và nhân dân bằng chiến lược Hạm Đội 600.
Kế hoạch nầy được hỗ trợ mạnh mẽ bởi John Francis Lehman Jr. – bộ trưởng hải quân và Caspar Willard Weinberger – bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, chiến lược nầy nhấn mạnh hai mục tiêu là :
1. Hải quân phải luôn luôn có thường trực 600 chiến hạm cùng một thời điểm.
2. Phải có hạm đội gồm 100 chiến hạm sẵn sàng tham chiến bất kì đâu trên thế giới, phối hợp với các đồng minh bằng hỏa lực vượt trội và hạm đội đông đảo chế áp kẻ thù nhằm chia nhỏ và cắt đứt chúng.
Theo đó, các nhóm tác chiến mẫu hạm (Aircraft Carrier Battle Group – CVBG) luôn được duy trì thường trực cho đến ngày nay.
“Hải quân phải luôn duy trì ít nhất là 11 nhóm tác chiến mẫu hạm hoặc chúng ta sẽ phải quay về phòng thủ hai đại dương và bỏ phần còn lại thế giới cho Liên Xô.”
Các nhóm tác chiến mẫu hạm được xây dựng như là hạt nhân của hải quân. Một nhóm tác chiến luôn bao gồm 1 mẫu hạm trung tâm với 80-90 phi cơ, 1-2 tuần dương hạm, 2-4 khu trục hạm, 2-6 khinh hạm, 1-2 tầu ngầm tiến công và 1 trợ chiến hạm. Tiếp theo là các thiết giáp hạm lớp Iowa được hiện đại hóa và tái thực thi nhiệm vụ, giữ các chiến hạm hiện dịch phục vụ lâu hơn, những chương trình đóng mới chiến hạm lớn hơn và nhanh chóng đưa vào phục vụ các siêu mẫu hạm nguyên tử lớp Nimitz.
Kết quả là Hoa Kì đưa cuộc chạy đua võ trang với Liên Xô lên mức độ chưa từng có, gần 270 tỉ Mĩ kim được dành riêng cho Hải Quân, một nửa trong số ấy là để đóng tầu mới, gần 80 tỉ mua sắm phi cơ mới cho không lực hải quân, phần còn lại để bảo trì trang bị, mua sắm đạn dược.
Thế giới trong những năm 80 được chứng kiến các siêu mẫu hạm khổng lồ lớp Nimitz liên tiếp được đóng mới, chứng kiến các tầu ngầm tiến công nguyên tử lớp Los Angeles và tầu ngầm mang tên lửa đạn đạo chiến lược nguyên tử lớp Ohio được liên tục hạ thủy nhiều chưa từng thấy kể từ Đệ Nhị Thế Chiến. Đó là chưa kể 3 chiếc tầu ngầm nguyên tử lớp Seawolf mà mức độ hiện đại của chúng nhiều phần còn hơn cả lớp Virginia nhỏ hơn của thế kỉ 21.
Hệ thống chiến đấu Aegis cực kì hiện đại và tinh vi được đưa lên các tuần dương hạm mới lớp Ticonderoga, hơn nữa, các chiến hạm hiện dịch trong hải quân lẫn tái nhập biên được hiện đại hóa mau lẹ và mạnh mẽ, trong khi không lực hải quân liên tục đặt hàng các phi cơ F/A-18 Hornet mới nhất cùng với các bản cải tiến của EA-6 Prowler, A-6 Intruder và F-14 Tomcat.
Cũng theo chiến lược nầy, lục quân và không lực cũng được hưởng lợi lớn theo sự gia tăng của ngân sách, không lực liên tiếp nhận các oanh tạc cơ chiến lược B-1 và B-2 cũng như lục quân nhận được chiến xa M1 Abrams và gia đình thiết vận xa chiến đấu nhà Bradley, đó là chưa kể các trang bị mới khác như trực thăng Black Hawk. Thủy Quân Lục Chiến liên tục đặt hàng các thiết giáp lưỡng cư kiểu mới loại AAV-7.
Sự gia tăng sức mạnh của Mĩ theo chiến lược không những không gây gánh nặng tài chánh cho nền kinh tế Mĩ mà trái lại, với số tiền khổng lồ bỏ ra đã giúp ngành công nghiệp đóng tầu Mĩ bùng nổ dữ dội, kéo theo đó là những ngành công nghiệp khác cũng phát triển mạnh mẽ theo mà hàng trăm tỉ Mĩ kim được bỏ ra từ ngân sách.
Ngành công nghiệp hàng không cũng tăng trưởng hai con số mỗi năm nhờ các đơn đặt hàng liên tiếp từ các đơn vị tác chiến viễn chinh từ hải quân và thủy quân lục chiến cũng như lục quân và không lực. Các công xưởng kĩ nghệ tại Hoa Kì liên tiếp trong tình trạng cháy nhân viên vì mức độ đặt hàng quá nhiều. Chiến lược nầy đã tạo ra hàng trăm ngàn việc làm tạo thành guồng quay kinh tế khổng lồ của Mĩ.
Đây thực sự là cơn ác mộng của Liên Xô khi quân lực Hoa Kì đẩy mạnh sự hiện diện của họ trên khắp thế giới, các nhóm tác chiến mẫu hạm giờ đây liên tục tuần tra khắp các đại dương và hải quân Mĩ không còn quanh quẩn phía ngoài vùng quốc tế nữa mà tiến sâu vào bên trong các vùng biển mà trước đây Liên Xô và đồng minh kiểm soát chặt chẽ, mỗi một chuyến đi tuần của chiến hạm Liên Xô luôn luôn có vài chiến hạm của Mĩ đợi sẵn và công khai theo dõi hoạt động. Các chiến đấu cơ Mĩ liên tục truy đuổi theo các phi cơ Liên Xô và thậm chí còn có một số hoạt động “giao lưu nguy hiểm và thiếu an toàn, thiếu chuyên nghiệp”.
Các oanh tạc cơ khổng lồ B-52 liên tục bay sát vào không phận Liên Xô thách thức đối thủ. Năm 1986, tổng thống Ronald Reagan đã lập tức bỏ về khi ngài Gorbachev đụng chạm đến chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao” đã phải khiến Liên Xô nhận ra rằng mình đã bị Mĩ bỏ lại và lần đầu tiên họ phải chùn bước nhượng bộ trước đối thủ giờ đây đã mạnh hơn.
Việc chịu bỏ tiền ra chi tiêu cho an ninh quốc gia cho thấy được lợi ích khổng lồ mà nó đã mang lại, điều đó sản sinh ra lợi nhuận khổng lồ cho nước Mĩ, kích thích guồng máy phát triển kinh tế, kết quả là người Liên Xô sau khi thất bại ở Afghanistan đã bỏ ra nhiều tiền hơn để chi tiêu cho cuộc chạy đua võ trang mới nhưng nền kinh tế vốn đã ốm yếu suy kiệt của họ không chịu nổi được nữa, kết quả Liên Xô bị nước Mĩ đánh bại hoàn toàn.
Vào những năm 1980, nước Mĩ đã đi lên như thế, họ đã để lại di sản cho đến tận ngày nay, bằng chứng thép không gì chối cãi được là các siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử khổng lồ, chúng là biểu tượng đại diện cho sức mạnh và quyền năng vĩ đại mà cả thế giới đều khao khát cũng như thế hệ của những người Mĩ trung niên ngày nay đã sống trong thời kì đó, những người nầy sanh ra trước thời của những chiếc Iphone, Ipad, trước khi những ngôi sao truyền hình ăn mặc loè loẹt, trước những bài hát ngôn từ sáo rỗng nhưng lại thu hút hàng ngàn đám trẻ thiếu niên đến điên cuồng.
Họ là nhóm người sâu sắc, kiên nhẫn, chăm chỉ, là trường cột của nước Mĩ, khác với thế hệ trẻ hiện nay, phần lớn ham vui, hằng ngày chỉ cắm mặt vào iPhone và mạng xã hội nên dễ bị truyền thông dắt mũi. Họ đã từng chứng kiến nước Mĩ bước lên đỉnh cao thế giới, một nước Mĩ thét ra lửa, một nước Mĩ làm hậu phương mạnh mẽ cho toàn khối đồng minh đóng góp quan trọng nhất cho chiến thắng trong Đệ Nhị Thế Chiến, một nước Mĩ hạ gục Liên Xô, một nước Mĩ đứng đầu trong mọi liên minh và là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng đồng minh quốc tế.
Họ cũng là thế hệ đau đớn khi phải chứng kiến tổng thống Obama thuộc Đảng Dân Chủ đi xin lỗi khắp thế giới, để Trung Quốc dùng làm đối tượng làm trò cười tại hội nghị Bắc Kinh hay sự nhục nhã khi thấy hải quân của họ quỳ mọt dưới chân hải quân Iran vào năm 2014.
Để cho Đô đốc Hải quân Vệ Binh Cách Mạng Iran Ali Fadawi tuyên bố Mĩ nên biết sợ Iran mà cút khỏi đây đi, rồi sau đó phải dùng trực thăng tải tiền trả tiền chuộc người cho nhà nước tài trợ khủng bố ngay sau khi kí một hiệp ước mà thỏa thuận nhượng bộ có lợi cho Iran hoặc đem tiền thuế của chính họ đem cho những kẻ nhập cư thuộc chủng tộc khác vốn dĩ là kẻ thù thánh chiến truyền kiếp của tổ tiên họ.
Với những người nầy, không một sự dắt mũi tinh ranh hay sự ca ngợi sáo rỗng nào của truyền thông ảnh hưởng lên họ, tất cả mọi thứ đó họ đều chứng kiến hết cả thảy.
Hình ảnh : Ba mẫu hạm Hoa Kì gồm USS Midway (CV-41) ở bên trái, USS Coral Sea (CV-43) ở giữa và USS Enterprise (CVN-65) ở bên phải trong cuộc tập trận CINCPAC 83. Cuộc tập trận diễn ra gần quần đảo Aleutian, bang Alaska cùng hải quân hoàng gia Canada vào ngày 13 tháng Tư năm 1983.