#chia_sẻTRẦN BÌNH TRỌNG CÓ PHẢI LÀ CON CỦA LÝ CHIÊU HOÀNG?Bảo Nghĩa vương Trần Bình …

TRẦN BÌNH TRỌNG CÓ PHẢI LÀ CON CỦA LÝ CHIÊU HOÀNG?

#chia_sẻ

TRẦN BÌNH TRỌNG CÓ PHẢI LÀ CON CỦA LÝ CHIÊU HOÀNG?

Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng là vị danh tướng của nước ta, nổi tiếng với tuyên ngôn “Ninh vi Nam quỷ bất vi Bắc vương – Thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

Quá trời anh em giang hồ lấy wiki làm tôn chỉ, cho rằng Trần Bình Trọng là con của Lý Thiên Hinh (tức Lý Chiêu Hoàng, Chiêu Thánh công chúa) cùng với Lê Phụ Trần, thậm chí đồng nhất ông với Lê Tông.

wiki tiếng Việt thì dẫn theo ông Trần Bá Chí với Lê triều miêu duệ và Cổ Mai bi ký nào đó. wiki tiếng Trung thì cho Trần Bình Trọng là cháu (tôn tử) của Lê Phụ Trần.

Nhưng còn chính sử thì sao?
Em xin 5 giây quảng cáo: là em đang crowdfunding sách: THƯƠNG HẢI TANG ĐIÊN – tập hợp nhiều vài viết về sử Việt Nam của em từ trước tới nay. giá sách chỉ 200k/cuốn. mong được các bác ủng hộ. Ngoài #Thương_hải_tang_điền, em dự tính tái bản cả #Ngàn_Dặm_Quan_San, rất mong các bác ủng hộ, chỉ 2OOk mà thôi.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=616405389065468
Toàn thư chép: “Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng (Vương là dòng dõi Lê Đại Hành, chồng sau của công chúa Thụy Bảo, ông cha làm quan đời Thái Tông, được ban quốc tính)” Cách đánh dấu “,” của bản dịch khiến một số độc giả có thể nhầm tưởng là “Trần Bình Trọng được ban quốc tính”. Câu văn gốc là “祖父於太宗時賜姓 – Tổ phụ ư Thái tông thì tứ tính”, dịch sát nghĩa “ông nội được ban quốc tính thời [Trần] Thái tông”. Vậy là ít nhất gia tộc của Bình Trọng đã mang họ Trần từ hai đời nay rồi.

Về Lê Phụ Trần, Toàn thư chép: “Giáp Tuất, Bảo Phù năm thứ 2 [1274]… Lấy Lê Phụ Trần làm Thiếu sư, kiêm Trừ cung giáo thụ.”
“Mậu Dần, [Bảo Phù] năm thứ 6 [1278]… Tháng 3, phu nhân Lê Phụ Trần là công chúa Chiêu Thánh Lý thị mất.”

Cương mục cho biết: “Lê Phụ Trần: Tên cũ là Lê Tần, người ở Ái Châu.”, thông tin này cũng giống như được chép trong An Nam Chí lược.

Vậy là tới năm 1278 thì sử vẫn chép ông họ Lê chứ không phải họ Trần. Thậm chí khi bàn về Phạm Ngũ Lão ở năm 1320, Ngô Sĩ Liên có nhắc tới Lê Phụ Trần: “Lê Phụ Trần thì dũng lược đứng đầu ba quân, một mình một ngựa xông pha trong lúc gian nguy, mà tài văn học của ông đủ để dạy bảo thái tử.” Đủ thấy Lê Phụ Trần chưa từng được ban quốc tính.

Vậy thì khó mà nói Trần Bình Trọng là con (hay cháu) Lê Tần được. Chí ít thì xin hãy để tồn nghi chứ đừng khẳng định chắc như bắp.

Lại nói về việc Trần Bình Trọng bị giặc bắt. Toàn thư chép:
Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng (Vương là dòng dõi Lê Đại Hành, chồng sau của công chúa Thuỵ Bảo, ông cha làm quan đời Thái Tông, được ban quốc tính) đánh nhau với giặc ở bãi Đà Mạc, nay là bãi Mạn Trù) bị chết.
Khi bị bắt, Vương không chịu ăn, giặc hỏi việc nước, Vương không trả lời, giặc hỏi Vương: “Có muốn làm vương đất Bắc không?”
Vương thét to: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất bắc,” rồi bị giết.
— (hết trích)–

Vấn đề là đạo quân nào đã bắt được ông? Toàn thư chép:
Ngày 12, giặc đánh vào Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn, bắt được quân của ta, thấy người nào cũng thích hai chữ Sát Thát bằng mực vào cánh tay, chúng tức lắm, giết hại rất nhiều. Rồi chúng đến Đông Bộ Đầu, dựng một lá cờ lớn.
Vua muốn sai người dò xét tình hình giặc mà chưa tìm được ai. Chi hậu cục thủ Đỗ Khắc Chung tiến lên tâu rằng: “Thần hèn mọn bất tài, nhưng xin được đi.”
Vua mừng, nói rằng: “Ngờ đâu trong đám ngựa xe kéo xe muối lại có ngựa kỳ, ngựa ký như thế!”
Rồi sai đem thư xin giảng hoà.
Ô Mã Nhi hỏi: “Quốc vương ngươi vô lễ, sai người thích chữ “Sát Thát”, khinh nhờn thiên binh, lỗi ấy to lắm.”
— hết trích–

Nguyên sử cũng chép: “Hữu thừa Khoan Triệt dẫn Vạn hộ Mang Cổ Đãi, Bột La Cáp Đáp Nhi theo đường bộ, Lý tả thừa dẫn Ô Mã Nhi Bạt Đô theo đường thủy, đánh bại binh thuyền của Nhật Huyên, bắt được Kiến Đức hầu Trần Trọng.”

Vậy là đạo quân đánh nhau với Trần Bình Trọng là Lý Hằng và Ô Mã Nhi, cả hai viên đại tướng này còn chưa được phong vương thì lấy gì để dụ Trần Bình Trọng? Thậm chí chủ tướng của đạo quân xâm lược nước ta là Thoát Hoan cũng chỉ là một vị Trấn Nam vương vùng sâu vùng xa nhỏ bé, cỡ như Cà Mau vương mà thôi. Phải chăng câu chuyện “có muốn làm vương đất bắc không?”, có lẽ cũng chỉ là “giai thoại” để cổ vũ tinh thần trung quân ái quốc của quân dân nhà Trần mà thôi?

—ảnh em lấy trong sách Lĩnh Nam chích quái của Tạ Huy Long.
Em xin 5 giây quảng cáo: là em đang crowdfunding sách: THƯƠNG HẢI TANG ĐIÊN – tập hợp nhiều vài viết về sử Việt Nam của em từ trước tới nay. giá sách chỉ 200k/cuốn. mong được các bác ủng hộ. Ngoài #Thương_hải_tang_điền, em dự tính tái bản cả #Ngàn_Dặm_Quan_San, rất mong các bác ủng hộ, chỉ 2OOk mà thôi. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=616405389065468

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *