Chỉ 25 năm sau hoang tàn của nội chiến Nam-Bắc, nước Mỹ vươn mình đứng dậy, trở thành cường quốc trên thế giới. Những ai đã góp phần làm nên điều kỳ diệu này?

Chỉ 25 năm sau hoang tàn của nội chiến Nam-Bắc, nước Mỹ vươn mình đứng dậy, trở thành cường quốc trên thế giới. Những ai đã góp phần làm nên điều kỳ diệu này? Và họ đã làm như thế nào để đạt được điều đó?
Chỉ 5 ngày sau khi Nội chiến kết thúc, Tổng thống Abraham Lincoln là nạn nhân cuối cùng trong số 600 ngàn nạn nhân của cuộc xung đột đẫm máu trên đất Mỹ. Đất nước bị chia cắt, và thế giới coi nền dân chủ Mỹ như là một thử nghiệm thất bại.
Nhưng hầu hết mọi người không nhận ra một thời kỳ mới đang dần hé dạng. Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển, và khoảng trống để lại của một chính khách vĩ đại nhất mà chúng ta từng biết, hạt giống lãnh đạo mới sẽ xuất hiện. Những người như Rockefeller, Ford, Carnegie là thế hệ thứ nhất của những người thành đạt nhất trong giới kinh doanh, theo sau là những Buffet, Jobs hay Gate của hiện tại.
Họ là những người hình thành nên tiêu chuẩn Mỹ.
Trong thời gian đầu của quốc gia non trẻ này, người có khả năng lãnh đạo nước Mỹ nhất không phải là một chính trị gia. Ông là một người làm giàu từ hai bàn tay trắng, bằng nghị lực của mình đã biến những cầu tàu nghèo đói của Cảng New York thành một đế chế. Năm 16 tuổi, Cornelius Vanderbilt mua một cái thuyền nhỏ từ 100 đô-la đi vay. Và nhanh chóng được biết đến như một doanh nhân quyết đoán, dùng mọi cách để tiến lên phía trước. Ngày ấy, đó là một cuộc cạnh tranh thuần túy. “Trí óc của tôi đấu với trí óc của anh. Những cố gắng của tôi chống lại cố gắng của anh. Anh phải tranh đấu không ngừng”. Và đó là cách họ nhìn về việc kinh doanh.
Ở Miền Tây hoang dã, không có chuyện là hợp pháp hay bất hợp pháp, chỉ có chuyện thắng hoặc thua và tốt nhất là bạn nên thắng. Ông ta là một người cứng rắn. Dính vào cuộc ẩu đả với những người khác, hành hạ họ nhừ tử và khiến họ bất tỉnh. Khả năng đối đầu và sự cứng rắn đó tác động rất lớn tới tính cách ông ấy.
Con tàu nhỏ của ông ấy nhanh chóng biến thành một đội tàu, vận chuyển hàng hóa và hành khách tới mọi ngóc ngách của đất nước đang phát triển này. Vanderbilt trở thành từ đồng nghĩa với vận tải và ông ấy được đặt biệt danh là “Commodore”. Vanderbilt nhận ra rằng điều sẽ trở nên quan trọng là vận chuyển hàng hóa từ nơi này tới nơi khác. Và ông ấy nghĩ tới cơ sở hạ tầng cần thiết và không phải cơ sơ hạ tầng do chính phủ xây dựng, mà do ông ta cung cấp. 40 năm sau đó, Vanderbilt xây dựng một đế chế vận tải lớn nhất thế giới. Sau đó, trên đỉnh cao của quyền lực, trước cuộc Nội chiến, ông đã làm một điều không tưởng. Mọi công việc đều phụ thuộc vào tuyến Đường sắt xuyên quốc gia, và ông ta nhận ra rằng nó sẽ thay đổi hoàn toàn nước Mỹ, rút ngắn thời gian đi xuyên quốc gia tới hàng tháng. Đường sắt hoàn toàn tự do, bởi vì đường sắt cho phép vận tải rẻ hơn và hiệu quả hơn từ nơi này tới nơi khác trên nước Mỹ.
Vanderbilt nhìn thấy tương lại của mình. Ông ta bán hết toàn bộ tàu bè của mình và đầu tư mọi thứ ông ta có vào ngành đường sắt. Người ta thường nói: “nhận thấy cơ hội là một yếu tố của thành công”. Đó là sự khác biệt của một lãnh đạo giỏi. Không nhiều người có điều đó. Không nhiều người đoán trước được cơ hội. Đó là đặc điểm của những lãnh đạo vĩ đại.
Quyết định đầu tư mạnh tay của ông ấy vào đường sắt đã có kết quả. Sau chiến tranh, Vanderbilt là người giàu nhất nước Mỹ, với gia tài hơn 68 triệu đô-la, tương đương 75 tỉ đô-la ngày nay.
Nhưng số tiền đó không thể giúp ông tránh khỏi sự tàn phá của chiến tranh. Sau cuộc Nội chiến, đất nước tiếc thương một cách công khai, trong khi Vanderbilt lại giấu trong lòng. Vanderbilt bị dày vò bởi cái chết của người con trai yêu quý, đế chế của ông dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Đối với Ông, đó là một thảm kịch lớn. Ông ấy có một người con trai có sức mạnh thể chất và tài năng giống như ông nhưng cậu ta chết khi còn quá trẻ. Đó là một vấn đề nan giải đối với Đô đốc.
Vanderbilt đã mất hàng năm trời để chuẩn bị cho George tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Và bây giờ, Đô đốc buộc phải đặt niềm tin vào người con trai khác là William, kém tài hơn.
Vanderbilt : Ta bổ nhiệm con làm giám đốc điều hành của Hudson Railroad.
Vanderbilt buộc William phải tham gia vào cuộc đàm phán với những người sở hữu Hãng đường sắt đối thủ.
Đối thủ: Vậy hãy ra giá đi.
William: Nếu các ông trao cho chúng tôi hàng hóa các ông vận chuyển quanh năm, chúng tôi sẽ cho ông đặc quyền cho phép hành khách của ông có thể tới Manhattan với giá 2 trăm ngàn.
Đối thủ : Đặc quyền đó không đáng giá 2 trăm ngàn.
William: Một trăm ngàn thì sao? Đó là một đề nghị công bằng và hào phóng.
Đối thủ: Tôi không hứng thú với cái hào phóng của anh. Tôi chỉ quan tâm tới thỏa thuận có lợi nhất cho các cổ đông của tôi. Và nó không bao gồm việc nhận hơn 1 trăm ngàn đô-la, hay thậm chí chỉ 1 đô-la.
William: Cha tôi chỉ muốn cái mà ông ta cho là đúng.
Đối thủ: Vấn đề là, cha của anh không hiểu cái gì là đúng. Ông già đó nên về hưu đi thì hơn.
Thông điệp đã rõ ràng. Đối thủ không còn sợ Vanderbilt. Con người luôn muốn những người thành công gặp thất bại. Cái ngày mà mọi người không nhằm vào bạn nữa có nghĩa là bạn không còn ở trên đỉnh nữa. Nhưng chỗ mà họ cho là điểm yếu, Đô đốc lại nhìn thấy cơ hội để khẳng định vị thế thống trị của mình và dạy cho William cách để trở thành một Vanderbilt.
“Nếu chúng muốn chiến tranh, ta sẽ cho chúng chiến tranh.”
Vanderbilt sở hữu cây cầu đường sắt duy nhất để vào New York. Đó là cửa ngõ của hải cảng lớn nhất đất nước, cung cấp hàng hóa cho toàn bộ lục địa. Vanderbilt biết đó là mấu chốt mà ông cần để buộc đối thủ phải phục tùng mình.
“Ngồi xuống. Ta muốn con đóng cửa cầu Albany. Không có cây cầu này, các hãng đường sắt khác sẽ không thể vào New York. Tàu sẽ không đi xa hơn nữa!”
Về bản chất, Vanderbilt đã một tay phong tỏa thành phố lớn nhất quốc gia, chia cắt nó với phần còn lại của đất nước. Ông ta đã khẳng định được sự thống trị của mình.
Cuộc Nội chiến đã để lại một đống đổ nát. Lần đầu tiên trong lịch sử, đất nước phải được tái thiết. Hơn 50 ngàn dặm đường xe lửa đã biến đổi đất nước. Đô đốc Cornelius Vanderbilt lớn lên trong nghèo khó nhưng đã xây dựng một đế chế đường sắt, biến mình trở thành người giàu nhất đất nước. Ở tuổi 72, ông ta sống thọ hơn 30 năm so với tuổi thọ trung bình lúc đó, và đối thủ coi ông đã già yếu. Đó là sai lầm mà họ phải hối hận. Một khi đã vướng vào cuộc chiến kiểm soát đường sắt nối liền phía đông Mississippi, ông ta không còn gì để mất. Vanderbilt kiểm soát cây cầu duy nhất dẫn vào New York, cảng bận rộn nhất nước Mỹ. Nắm bắt cơ hội, ông ta thiết lập việc phong tỏa. Phong tỏa cây cầu khiến hàng triệu tấn hàng hóa không thể tới được phần còn lại của đất nước, và đối thủ của ông dần dần cạn kiệt nguồn năng lượng.
Trước khi cổ phiếu thành một mớ giấy lộn, chủ tịch công ty đường sắt đối thủ cố bán tất cả cổ phiếu của họ. Tin nhanh chóng bay tới phố Wall, gây ra một cuộc bán tháo lớn. Vanderbilt đã mua tất cả cổ phiếu đang tràn ngập thì trường với giá hời. Trong vài ngày, Vanderbilt tiếp quản công ty đường sắt đối thủ, tạo nên công ty đường sắt duy nhất lớn nhất nước Mỹ. Công ty đường sắt New York Central trở thành trung tâm của đế chế, và nó đến với ông ta như một kết quả của một chiến dịch trả thù khéo léo.
Các tuyến đường sắt đan xen khắp nước Mỹ, kết nối cả nước lại với nhau theo cách mà chỉ 15 năm trước không ai có thể tưởng tượng được, và cung cấp trên 180.000 việc làm. Lắp đặt các tuyến đường trở thành động cơ tăng trưởng chưa từng có cho nước Mỹ. Đường sắt cho phép nền công nghiệp bùng nổ theo cách chưa từng có. Một bước tiến khác, một điều quan trọng được dẫn đầu bởi ngành đường sắt, đó là sự cần thiết trong việc lấp đầy lỗ hổng giữa phía đông của Mississippi và phần bờ Tây.
Vanderbilt đã tự biến mình thành ông vua độc tôn của ngành đường sắt. Và lúc này ông ấy muốn thế giới biết điều đó. Ông hình dung ra một tượng đài tượng trưng cho quyền lực rộng lớn của mình. Công nhân sẽ bắt đầu xây dựng nhà ga kết nối ba công ty đường sắt: Harlem, Hudson, và Central. Đó sẽ là trái tim của New York, và nó sẽ được gọi là Grand Central Depot.
Hàng ngàn công nhân lao động trong 2 năm liên tiếp. Đó là một dự án xây dựng đô thị mà nước Mỹ chưa từng được chứng kiến. Grand Central là tòa nhà lớn nhất trong thành phố New York, và là nhà ga xe lửa lớn nhất cả nước, chiếm diện tích 90 nghìn m2 (22 mẫu Anh). Tòa nhà khổng lồ đó cao hơn tất cả các tòa nhà khác ở New York ở thời điểm đó. Đó là biểu tượng vật lý, sự khổng lồ và quyền lực của để chế đường sắt Vanderbilt.
Sự lớn mạnh của đường sắt đã đẩy nước Mỹ vào một cuộc xây dựng mở rộng đất nước lớn nhất từ trước tới giờ, dẫn đầu bởi một hạt giống lãnh đạo mới. Cornelius Vanderbilt, một người, đã vượt qua bạo lực và chèn ép, đã xây dựng lên ngôi vị độc tôn trong ngành đường sắt. Giờ đây, ông ta sở hữu 40% các tuyến đường sắt của nước Mỹ. Nhưng ông ta muốn tất cả.
Chicago – thành phố phát triển nhanh nhất nước Mỹ.
Tuyến đường nối Chicago với New York là tuyến đường nhộn nhịp nhất và giá trị nhất thế giới. Và nó không thuộc về Vanderbilt. Để hoàn thiện đế chế của mình, ông ta cần giành quyền kiểm soát Erie Line.Vanderbilt có lợi thế là hàng triệu triệu đô-la. Túi tiền không đáy. Tiền vô hạn luôn là một lợi thế khi bạn cố giành quyền kiểm soát một tổ chức. Vanderbilt chỉ thị cho các đại diện của ông ta mua càng nhiều cổ phiếu càng tốt. Đó là một nước đi cổ điển của Vanderbilt mà ông ta là người tiên phong – ngày nay được biết đến với cái tên “Thu mua cưỡng bức”.
Nhưng nỗ lực của ông ta bị cản trở bởi một ý tưởng thậm chí còn tài tình hơn được xào nấu bởi 2 con người vô danh: Jay Gould và Jim Fisk.
Sau nhiều năm quan sát Vanderbilt thống trị, họ háo hức xậy dựng đế chế của mình. Họ nhận ra kế hoạch của Vanderbilt là mua lại các tuyến đường sắt theo bất cứ giá nào, và nhận thấy cơ hội mà họ đang chờ đợi. Gould và Fisk bắt đầu in những cổ phiếu mới, sử dụng máy in mà họ đặt ở tầng hầm của văn phòng Erie. Mỗi cổ phiếu mà họ in ra làm giảm đi tỉ lệ cổ phần của Vanderbilt trong công ty, và họ in hơn một trăm ngàn cổ phiếu. Có một vài điều khoản trong điều lệ công ty Erie, cho phép ban giám đốc in thêm cổ phiếu mà không cần thông báo cho cổ đông. Và như vậy, Vanderbilt mua càng nhiều cổ phiếu, ông ta càng phải mua nhiều hơn để chiếm đa số. Kế hoạch đó được biết tới với cái tên “nước chảy đá mòn”. Ngày nay thì đây là việc làm bất hợp pháp, nhưng ở thời điểm đó, nó chưa bao giờ được nghĩ tới. Đơn giản đó là thiên tài. Và ở phố Wall chưa từng có điều tương tự. Có duy nhất một nguyên tắc: đó là không có nguyên tắc nào. Dù dùng cách gì để đẩy đối thủ ra khỏi cuộc chơi, họ cũng sẽ làm. Không biết điều đó, Vanderbilt tiếp tục mua vào. Vanderbilt đã mua 7 triệu đô-la cổ phiếu được in bởi Gould và Fisk. Ngày nay, số tiền đó tương đương 1 tỷ đô-la.
Đường sắt kết nối nhiều vùng rộng lớn của đất nước. Kiểm soát chúng đồng nghĩa với sức mạnh mà chỉ 5 năm trước không ai tượng tượng ra được. Rất nhiều người đã đặt cược. Tôi cho là có những người trong thế hệ của họ có cái nhìn vượt khỏi thời điểm của họ. Cornelius Vanderbilt sở hữu chiều dài đường sắt hơn bất kỳ ai trên thế giới. Nhưng giống như những người quyền lực khác, ông ta phải đối mặt với những thử thách về lòng kiên trì. Cạnh tranh là một điều rất tích cực. Con người không biết điều đó tích cực đến mức nào. Và thỉnh thoảng, bạn thậm chí không nghe về nó, bởi vì những gì diễn ra sau lưng bạn không phải là một bức tranh đẹp. Trên đỉnh cao quyền lực, Vanderbilt bị chơi xỏ bởi một cặp đôi vô danh. Jay Gould và Jim Fisk đã gạt của Đô đốc hàng triệu đô-la. Và họ muốn thế giới biết về điều đó.
Cảm ơn, đừng bận tâm tới tôi. Bây giờ, những điều Vanderbilt muốn làm không còn là điều bí mật nữa. Ông ta sở hữu nhiều đường sắt hơn bất kỳ ai. Nhưng Gould và tôi, đã giáng một đòn vào một ông già bé nhỏ. Bây giờ, có thể ông ta giàu có, đúng thế, có thể ông ta quyền lực, nhưng phải có ai đó đứng dậy chống lại lão già đó.
Đây là một thất bại nhục nhã đối với Vanderbilt, con người có tính chiến đấu mãnh liệt, người muốn chiến thắng tất cả mọi thứ, và với ông, tiền là điều đặc biệt quan trọng. Nhưng giờ đây, ông ta bị đánh bại, và bị sỉ nhục công khai bởi Gould và Fisk. Gould và Fisk có thể đang ở trên đỉnh của thế giới, nhưng họ đã đánh thức con sư tử đang say ngủ. Vanderbilt thề không bao giờ bị đánh bại thêm 1 lần nữa.
Vanderbilt ngay lập tức bắt đầu tìm một lưỡi dao mới. Ông ta nhận ra rằng đường sắt đã bão hòa, và tương lai của nền công nghiệp không phải là xây dựng các tuyến đường sắt mới, mà là vận chuyển loại hàng hóa mới. Sáng kiến không phải lúc nào cũng là phát minh lớn. Sáng kiến là những thứ kiên định. Và nếu công ty bạn không đổi mới làm việc hàng ngày để tìm ra những đổi mới, tức là bạn chưa sở hữu một công ty. Bạn sẽ chết ngay từ khi còn trong trứng nước.
Nếu Vanderbilt có thể lũng đoạn thị trường bởi nguồn hàng mới, thứ mà có thể tiếp tục làm đầy các chuyến tàu của ông ta, ông ta sẽ có thể kiểm soát ngành công nghiệp đường sắt.
Và ông ấy biết phải tìm nó ở đâu.
Nguồn: The Men Who Built America trên History Channel.
#history #america #vanderbiltcornelius #AndrewCarnegie #JohnDRockefeller #JPMorgan #ThomasEdison #NikolaTesla #HenryFord #TheodoreRoosevelt
Seri film này trên Yotube có bản Viesub, nếu các bạn có nhiều thời gian thì hãy xem nhé. Còn nếu không có thời gian thì cứ đọc thôi.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *