“Bạn đang cảm thấy như thế nào?”
“Không biết nữa. Chắc là cũng ổn. Tôi đoán vậy!”
Đã bao nhiêu lần bạn tự hỏi rằng bạn đang cảm thấy như thế nào? Nhưng câu trả lời là chính bạn cũng không biết bản thân đang cảm thấy như thế nào nữa. “Ổn” không thực sự là một cảm giác. Bạn biết không cảm xúc bao gồm cả những phản ứng bên trong cơ thể bạn (tim đập nhanh, nghẹn ngào,…) và bằng cách nào đó chúng ta vẫn cảm nhận được điều đó chỉ là đôi khi chúng ta cảm thấy thật khó để gọi tên những cảm giác này.
Cảm xúc không đáng sợ như bạn nghĩ!
Cảm giác là một người bạn, chúng không phải kẻ thù khiến chúng ta tránh né chúng mỗi ngày, chúng thực sự không có năng lực lớn đến mức khiến chúng ta phải quay đầu bỏ chạy. Chấp nhận và học cách kết nối với cảm xúc giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách sử dụng sức mạnh của chúng. Khi cho phép bản thân trải nghiệm, ta có nhiều lựa chọn hơn trong cách thể hiện cảm xúc.
Ngược lại, cố gắng che giấu cảm xúc, có thể khiến:
1. Giao tiếp thiếu chất lượng
Bằng cách che giấu cảm xúc của mình, bạn thiếu đi sự rõ ràng trong giao tiếp với người khác. Việc thiếu giao tiếp này khiến nhiều xung đột dễ xảy ra và trở nên khó khăn hơn.
Khi bạn không thể giải quyết vấn đề, vấn đề vẫn ở đó, cuối cùng bạn có thể trở nên tức giận và bực bội, tránh né đối phương có lẽ sẽ giúp bạn hạn chế những cảm xúc tiêu cực, thế nhưng điều này cũng có thể làm mất đi những mối quan hệ mà bạn trân trọng.
Ức chế cảm xúc có thể trở thành một thói quen, vì vậy bạn cũng có thể nhận thấy rằng bạn đang dần mất kết nối với cảm xúc của chính mình.
2. Cảm xúc bị dồn nén
Từ chối những cảm xúc mà bạn đang có giúp bạn có che giấu chúng trước nhiều người khác nhưng cảm xúc vẫn hiện diện tại đó mà không hề biến mất. Thực tế, kìm nén cảm xúc có thể khiến chúng trở nên mạnh mẽ và sụt sôi phía sau dáng vẻ điềm tĩnh hơn. Cuối cùng, chúng mạnh đến mức muốn bùng nổ và bạn không còn sức để giữ chân chúng nữa.
3. Mối quan hệ bị tổn thương
Sự thật rằng những người bạn thân thiết của bạn có thể nhận ra bạn đang không ổn. Khi nhận được câu trả lời “tôi ổn” hay ‘không sao cả” của bạn có thể khiến họ bối rối, thất vọng và tổn thương vì cho rằng bạn không tin tưởng họ.
Cuối cùng, họ bắt đầu tự hỏi về độ bền vững của mối quan hệ.
Khi cảm xúc cũng có những luật lệ:
Không ít người sợ hãi cảm xúc của chính mình. Xin đừng hiểu lầm, tôi không nói đến những người không biết cách bộc lộ bởi thực sự chỉ là họ không biết bộc lộ chia sẻ mà thôi nhưng họ vẫn luôn hiểu cảm giác của chính mình, quan điểm chính của tôi ở đây chính là có những người cố kìm nén những cảm xúc mà môi trường xung quanh (hoặc gia đình hoặc cộng đồng) không khuyến khích (tức giận, xấu hổ,…) Tuy nhiên, một khi chúng ta kìm nén chúng, chúng ta cũng có xu hướng kìm nén tất cả những điều gì liên quan đến chúng.
Chúng ta lớn lên, chúng ta được dạy dỗ rằng: có những cảm xúc tốt và xấu. Thậm chí trong xã hội chúng ta, cảm xúc cũng có những quy luật của chính nó, được quy định khác nhau bởi cộng đồng hoặc giới tính: Nam giới có thể thoải mái với sự tức giận còn nữ giới có thể biểu hiện buồn bã hoặc yếu đuối mà không bị người khác cười chê. Tôi không có ý rằng nam giới nên thể hiện sự yếu đuối, ủy mị nhưng nếu họ thành thật với những cảm xúc này, họ vẫn là một người nam, đúng chứ!
Định kiến về cách thể hiện cảm xúc này thật có ảnh hưởng đến các mối quan hệ, khi một người đã quen với sự tức giận có thể che đậy nỗi buồn hoặc sợ hãi bằng sự tức giận – người sợ tức giận có thể chỉ cho phép bản thân cảm thấy buồn và sợ hãi.
Con người được tạo nên và mang bên trong sự ưu ái hơn tất cả những loài vật khác ở chỗ: con người có nhận thức và tình cảm, thay vì cắt bỏ đi món quà của Đấng Tọa Hóa, cuộc sống sẽ trở nên trọn vẹn hơn nếu chúng ta có thể kết hợp hài hòa được cả hai: nhận thức và tình cảm.
Nếu cuộc sống là một con đường thì cảm xúc như những bông hoa mọc ven vệ đường vậy, chúng không sinh ra để cản lối nhưng để tô điểm thêm cho chuyến hành trình trở nên ý nghĩa. Cảm xúc không hẳn là người dẫn đường nhưng là kim chỉ nam và dấu hiệu giúp ta khẳng định con đường phía trước.
