Chào mọi người đây là bài viết đầu tiên của mình trong nhóm mong mọi người xem xét ạ…

Aleksei Nikolaevich, thái tử cuối cùng của Đế quốc Nga

Aleksei Nikolaevich, thái tử cuối cùng của Đế quốc Nga.

Ông sinh ngày 12-8-1904, là con thứ 5 và là con trai duy nhất của Sa hoàng cuối cùng Nikolai II và Hoàng hậu Aleksandra Feodorovna (cháu của Nữ hoàng Anh Victoria), trong bối cảnh Đế quốc Nga lâm vào khủng hoảng về mọi mặt. Những suy thoái cũng như những mâu thuẫn dâng trào ngày một quyết liệt và sôi sục khi chính quyền Sa hoàng tham chiến Thế chiến thứ I.

Là con trai duy nhất của cha ông, Aleksei hết mực được cưng chiều về sau còn được gọi thân mật là Alyosha.Cha mẹ đỡ đầu chính của ông là bà nội và em trai của ông nội ông, Maria Feodorovna và Đại Công tước Aleksei Aleksandrovich. Những cha mẹ đỡ đầu khác bao gồm chị cả Olga, ông cố ông là Vua Christian IX của Đan Mạch, Vua Edward VII của Vương quốc Anh, Thân vương xứ Wales và Wilhelm II, Hoàng đế Đức. Vì Nga đang có chiến tranh với Nhật nên tất cả binh lính và sĩ quan của Lục quân và Hải quân Nga đều được phong làm cha đỡ đầu danh dự của ông.

Tuy nhiên, ông lại mắc chứng máu khó đông do duy truyền của họ ngoại. Theo gia sư tiếng Pháp của ông là Pierre Gilliard, căn bệnh hiểm nghèo của ông được xem là bí mật quốc gia. Ông bệnh nghiêm trọng đến mức những vết thương nhỏ như một vết bầm, vết đứt hay chảy máu mũi cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Gia sư tiếng Pháp của Aleksei, Pierre Gilliard, cho biết thái tử là một cậu bé đơn sơ, sống tình cảm, song môi trường dưỡng dục với “kiểu bợ đỡ thấp hèn” của người hầu và “những lời nịnh hót xúi bẩy” của những người xung quanh ông lại dần làm hư ông. Có lần, khi một đoàn nông dân tới dâng quà cho Aleksei, người hầu riêng của thái tử là Derevenko đã bắt họ quỳ gối trước mặt ông. Gilliard để ý thái tử đã “xấu hổ và ngượng tím người.” Khi Gilliard hỏi ông có thích nhìn người ta quỳ trước mặt mình không thì ông trả lời, “Dạ không, nhưng Derevenko nói là phải làm thế”. Khi Gilliard hỏi tại sao Aleksei không “bảo Derevenko đừng làm thế nữa,” thái tử đáp mình “không dám”. Khi Gilliard trình bày sự việc trên với Derevenko, ông chép Aleksei đã “rất vui mừng được thoát khỏi thứ nghi lễ phiền hà này.”

Trong Thế chiến thứ I, Aleksei đi cùng vua cha tới Stavka khi cha ông trở thành Tổng tư lệnh của Lục quân Nga vào năm 1915. Aleksei rất thích cuộc sống của quân nhân và tỏ ra hiếu động, nghịch ngợm.

Cách mạng Tháng 2 năm 1917 thắng lợi, Nikolai II phải thoái vị, gia đình hoàng tộc bị giam lỏng ở Sibir. Aleksei lúc này trở nên liều lĩnh và hay cố ý làm mình bị thương. Cộng thêm chứng bệnh mang trong người, ông phải dùng xe lăn trong những tháng cuối đời mình.

Ngày 17-7-1918, chỉ còn cách gần 1 tháng đến sinh nhật của mình, Aleksei và gia đình bị các phần tử cách mạng (là đội cảnh sát bí mật Bolshevik) ám sát tại Ekaterinburg trong tầng hầm nhà Ipatiev. Năm ấy ông chưa đầy 14 tuổi…
#HistoryoFCharacters
Nguồn: có tham khảo Wiki và một số trang tài liệu về Cách Mạng Nga…




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *