Bạn có thể dễ dàng bắt gặp cây cảnh này ở nhiều vườn hoa, công viên, đường phố, tạo điểm nhấn ở các khu nhà. Thậm chí, ở bãi hoang nào đó, bạn có thể bắt gặp chúng nở rực rỡ, chói sáng.
Màu sắc của loài hoa này xứng đáng với tên gọi “ngũ sắc” của chúng, rực rỡ, đa dạng màu sắc.
Đặc điểm của cây cảnh ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc còn gọi nhiều tên như bông ổi, thơm ổi, trâm ổi, hoa tử quỷ, cây mã anh đơn, cây hoa cứt lợn. Loài hoa này có tên khoa học là Lantana camara L., thuộc vào họ Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae).
Nguồn gốc xuất xứ của hoa ngũ sắc từ vùng Trung Mỹ và hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Cây cảnh này nở hoa quanh năm, đường kính chùm hoa 1,5-2,5 cm, cuống hoa dày, dài gấp 1-3 lần đài hoa, khi ra ngoài có lông thô màu vàng sáng.
Hoa của ngũ sắc rất đa dạng, trên cùng 1 bông có thể có nhiều màu sắc từ cam, đỏ, vàng, tím, xanh, trắng, hồng… nên được gọi là hoa ngũ sắc. Ngoài ra, nó cũng có những loài chỉ có hoa đơn sắc trắng, tím, vàng…
Quả của nó có hình cầu, đường kính khoảng 4 mm, khi trưởng thành chuyển sang màu đen tím. Cây cảnh này thích môi trường ấm áp, ẩm ướt và nhiều nắng, chịu hạn, chịu bóng nhẹ và không chịu lạnh.
Nó không có yêu cầu khắt khe đối với đất trồng, hầu như cứ chạm đất là sống. Tuy nhiên, để cây cảnh phát triển mạnh mẽ vẫn cần đất màu mỡ, cát tơi xốp.
Cây cảnh này có bản chất mạnh mẽ và có thể phát triển quanh năm ở các vùng nhiệt đới mà không cần ngủ đông vào mùa đông. Nó được dùng làm cây cảnh trồng trong chậu, làm thực vật che phủ đất…
Ngày nay, nhiều người yêu cây còn lựa chọn ngũ sắc lâu năm để tạo thành các cây bonsai thân gỗ tuyệt đẹp.
Khả năng “mở rộng lãnh thổ” mạnh mẽ của cây cảnh ngũ sắc
Cây cảnh này không chỉ đáng yêu mà còn là thực vật “khó chịu nhất” vì khả năng xâm lấn mạnh mẽ. Ở một số nơi còn cấm trồng cây cảnh này để tránh chúng tiêu diệt những thực vật khác.
Mỗi cây ngũ sắc mỗi năm có thể cho ra hàng chục nghìn hạt giống. Màu sắc hoa tươi sáng có thể thu hút các loài chim hoặc côn trùng và cô lập các cây khác.
Chúng cũng có thể lợi dụng việc mổ và bài tiết của chim để rải hạt đến những nơi xa và bén rễ, giúp chúng dễ dàng nhân rộng và phát triển.
Ngoài ra, để giành được vị trí thống trị, ngũ sắc còn tiết ra các loại dầu dễ bay hơi, axit phenolic và hóa chất flavonoid trong “lãnh thổ” của mình. Chất này ức chế sự phát triển của nhiều loại cỏ dại và thcj vật khác sống sung quanh nó.
Do đó, sau một thời gian ngũ sắc mọc thì xung quanh những thực vật khác cũng “chạy trốn” hết. Đây chính là vũ khí thần kỳ giúp ngũ sắc nhanh chóng chiếm lĩnh lãnh thổ và sinh tồn ở những vùng đất mới.
Ngũ sắc cũng chính là những kẻ “ăn trộm ánh sáng mặt trời” của các cây khác. Chúng có thể phát triển mạnh trong các môi trường khác nhau và có khả năng nắm bắt và sử dụng các nguồn ánh sáng mạnh mẽ.
Đồng thời, cành và lá rậm rạp của nó khiến thực vật bậc thấp khó lấy được ánh sáng để phát triển và tồn tạo. Theo thời gian làm tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái đa dạng của địa phương.
Để xâm lấn, cây cảnh ngũ sắc toàn thân đều có độc, bao gồm là mùi hôi khó ngửi. Các hợp chất axit triterpenic như axit lantana, axit lantananoic, lantanane và kiềm có thể gây độc cho người hoặc động vật như gia súc và ngựa ăn lá.
Các tổn thương chủ yếu lên gan và thận. Theo nghiên cứu, một con vật nặng 180 kg có thể chết vì ngộ độc trong vòng 1 đến 4 ngày nếu nó ăn 400 gram lá ngũ sắc.
Do đó, sẽ không có động vật nào có thể xâm hại loài cây này, khiến chúng càng có “tác oai tác quái”, nhanh chóng lan rộng và xâm lấn.
Khi xử lý cây cảnh này cũng khá vất vả vì rễ của chúng lan rộng trong đất, chỉ còn sót lại 1 nhánh nhỏ cũng dễ mọc trở lại. Việc “diệt ngũ sắc tận gốc” phải mất thời gian dài nhổ đi nhổ lại những cây con mọc lên.
Vì vậy, nếu bạn thích trồng cây cảnh này cần phải cân nhắc để đảm bảo chúng không lan rộng ra vườn nhà bạn. Đồng thời, tránh để người hay vật nuôi ăn phải lá, hoa ngũ sắc và bị ngộ độc.
Ý nghĩa của cây cảnh ngũ sắc
1. Giá trị trang trí cao
Tuy rằng ngũ sắc là cây xâm lấn khiến nhiều người ghét nhưng cũng lại được nhiều người yêu vì màu sắc rực rỡ và khả năng thích nghi lớn của chúng.
Trồng cây cảnh này trong nhà bạn sẽ không mất công chăm sóc, không sợ chúng chết vì nắng gắt mà vẫn có hoa đẹp để ngắm. Cây cảnh này nở hoa nhiều, thời gian ra hoa kéo dài hầu như quanh năm.
Cây cảnh này có thể trồng thành từng mảng ở vườn, sân, tường nhà, làm hàng rào, làm viền trang trí hoặc có thể trồng riêng lẻ trong các chậu hoa, trang trí các luống hoa, hòn non bộ, sân trong và các môi trường khác.
2. Ý nghĩa tốt lành
Ngôn ngữ hoa của ngũ sắc là sự hòa thuận trong gia đình. Màu sắc rực rỡ, đa dạng, khả năng sống mạnh mẽ như lời chúc phúc về một cuộc sống hạnh phúc, muôn màu, vượt lên trên mọi khó khăn để thăng hoa rực rỡ.
Cây cảnh này rất thích hợp để tặng cho người thân, thành viên trong gia đình hoặc bạn bè của bạn nhằm bày tỏ những lời chúc tốt đẹp và mang họ đến gần nhau hơn.
Cây cảnh này sẽ giúp điều hòa cuộc sống, giúp gia chủ cảm thấy thoải mái, bình yên, hạnh phúc, từ đó gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
3. Giá trị sinh thái
Ngũ sắc có ưu điểm là khả năng thích ứng rộng, khả năng sinh sản mạnh, sinh trưởng nhanh, hệ thống rễ phát triển. Thân và cành nảy mầm mạnh, độ che phủ tán lớn có thể mọc riêng lẻ hoặc xen kẽ với các cây, cây bụi, cây cỏ khác.
Do đó, chúng có khả năng làm làm cứng đất và chặn nước, bảo tồn nguồn nước, cải thiện môi trường sinh thái và đóng một vai trò nhất định trong việc cải thiện môi trường sinh thái khắc nghiệt ở vùng đất hoang, đá sỏi.
4. Giá trị dược liệu
Rễ, lá và hoa ngũ sắc có thể dùng làm thuốc và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giảm đau, xua gió, giảm ngứa.
Nó có tác dụng nhất định trong việc làm giảm cảm lạnh, kiết lỵ, bệnh lao, hen phế quản, tăng huyết áp và các bệnh khác. Giã lá và đắp lên vùng bị ảnh hưởng cũng có thể điều trị bệnh chàm, viêm da…
5. Thuốc trừ sâu
Dầu dễ bay hơi được chiết xuất từ ngũ sắc có tác dụng xua đuổi bọ chét và muỗi Aedes . Nó có tác dụng rõ ràng đối với sâu bệnh đục hạt như mọt ngô, mọt đậu xanh và các côn trùng khác…
Lá ngũ sắc được làm thành bột và hòa vào nước với nồng độ nhất định có thể tiêu diệt ốc sên và ốc bươy vàng.
Cách trồng và chăm sóc cây cảnh ngũ sắc
1. Ánh sáng
Cây cảnh này thích ánh nắng đầy đủ. Cây phải nhận được ít nhất sáu giờ (hoặc hơn) ánh nắng trực tiếp mỗi ngày. Nó có thể chịu được bóng râm buổi chiều nhưng sẽ ra hoa ít hơn nếu trồng ở nơi râm mát.
2. Đất
Những cây cảnh này phát triển mạnh trong đất thoát nước tốt. Chúng sẽ phát triển ở hầu hết các điều kiện đất nhưng thích độ pH trung tính (6,0-8,0).
3. Nước
Tưới nước thật kỹ cho ngũ sắc, khoảng một inch mỗi tuần và không để nó bị khô. Với đất cát, bạn có thể sẽ cần tưới nước hàng ngày. Nếu hoa nở chậm lại hoặc ngừng hoàn toàn, hãy thử thêm nước.
4. Nhiệt độ và độ ẩm
Cây cảnh này có thể sống sót trong sương giá nhẹ, nhưng cây sẽ chết nếu nhiệt độ xuống dưới âm 2 độ C hoặc bị lạnh trong thời gian dài.
Cây cảnh này phát triển mạnh ở nhiệt độ trên 12 độ C. Nó thích thời tiết ẩm ướt và có thể sống sót sau sương muối.
5. Phân bón
Cây cảnh trồng dưới đất không cần nhiều phân bón khi ở dưới đất. Hãy bón phân một lần vào đầu mùa xuân. Nếu bón nhiều phân quá có thể làm giảm số lượng hoa.
Cây cảnh trồng trong chậu cần bón phân nhiều hơn bằng phân hỗn hợp, mỗi tháng 1 lần.
6. Cắt tỉa
Nếu bạn đang trồng ngũ sắc như một loại cây lâu năm, việc cắt tỉa là điều cần thiết để thúc đẩy sự phân nhánh và ra hoa.
Hãy loại bỏ quả của cây để kiểm soát sự phát triển mạnh mẽ của nó. Cắt hết các cành sau khi hoa tàn để khuyến khích nở hoa trong tương lai trên những cành rậm rạp hơn.
Cắt cành vào mùa xuân, cách mặt đất khoảng 15-30c để khuyến khích phân nhánh và nở hoa. Nếu cây ngũ sắc lâu năm ra quả và bạn không muốn hạt rơi và lan rộng, hãy tỉa các bông hoa ngay khi hoa tàn.