Trả lời 1: Rene Mendez Barrios, Thạc sĩ chuyên ngành Hệ thống học, Ibero-American University (3,2k views, 20 lượt upvote, https://www.quora.com/What…/answer/Rene-Mendez-Barrios)
Einstein nói điều đó, trước khi xác nhận điều gì đó hãy kiểm tra các nguồn tài nguyên trực tuyến khổng lồ mà bạn có thể tìm thấy các tài liệu và thư gốc của Einstein …
Ông cũng nói:
“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học... Nếu có tôn giáo nào đáp ứng nhu cầu khoa học thì đó sẽ là Phật giáo” …Albert Einstein, trích dẫn trong Madalyn Murray O’Hair, Tất cả những câu hỏi bạn từng muốn hỏi người vô thần Mỹ (1982) tập II, trang 29.
Nhưng quan trọng nhất hơn tất cả, nó cũng hoàn toàn có ý nghĩa những điều ông, bởi vì Phật giáo không phải là về số phận, giáo điều, văn bản kinh thánh và những điều kỳ diệu không thể chối cãi, thay vào đó tuân theo các quy tắc logic và chấp nhận bằng chứng. Các tôn giáo truyền thống dạy một vị Chúa Trời được nhân cách hóa là Đấng tạo ra mọi thứ, sáng thế Vũ trụ bởi những thứ khác nhau. Những tôn giáo này cũng nói rằng vị Chúa Trời đó sẽ phán xét các sinh vật của chính họ tạo ra và ông ta sẽ quyết định ai là “thiện” và ai là “xấu”. Einstein trong cuốn sách “From my Life and thoughts” đã nói rằng đây là một ý tưởng phi logic bởi vì theo cách đó, Chúa được tin rằng là mạnh mẽ toàn năng, có thể biết và tạo ra mọi thứ cũng sẽ chịu trách nhiệm về mọi thứ.
Trái ngược với các tôn giáo phương Tây, ý tưởng chính của Phật giáo là tất cả chúng ta là đồng MỘT thể không sai biệt và Einstein đã chứng minh rằng năng lượng và vật chất là những khía cạnh khác nhau của cùng một thứ. Nếu Năng lượng chảy vĩnh cửu (thậm chí là khi nó tồn tại hàng thập kỷ với khoảng cách thì nó không biến mất) thì Vũ trụ là một đại dương năng lượng. Bởi vì Đạo Phật là rất logic, chấp nhận các bằng chứng và giáo dưỡng những ý tưởng được các sự kiện khoa học hỗ trợ rằng mọi thứ đều được kết nối, là những gì Einstein nghĩ rằng đó là tôn giáo gần với khoa học nhất.
[Trans: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng được các điều kiện đó” (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description).
“Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, because it embraces science as well as goes beyond science).]
———————
Trả lời 2: Robert Tanaman (49,8k views, 600 lượt upvote, https://www.quora.com/What-does…/answer/Robert-Tanaman)
Đức Phật dạy:
“Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các ông hãy lấy đó làm chỉ chuẩn“.*
Đức Phật chính là một nhà khoa học. Những gì Ngài nói ở trên đề cập đến chủ nghĩa duy lý.
[Trans: *Phật dạy 10 điều chớ vội tin
“Này các thiện nam, tín nữ, các vị phân vân, nghi ngờ là điều tất yếu và hợp lý. Trong trường hợp như vậy, các vị không nên vội tin hay bác bỏ quan điểm của đạo nào, khi mà các vị chưa tìm hiểu đạo ấy một cách thấu đáo. Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về mười nền tảng của đức tin chân chính:
- Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
- Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
- Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
- Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
- Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
- Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
- Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
- Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
- Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
- Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được trí nhân tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.” – trích văn bản kinh Anguttara Nikàya.
Những điều này áp dụng cho chính cả bản thân của Đạo Phật]
———————
Trả lời 3: Ẩn danh (2,8k views, 21 upvote https://www.quora.com/What-does-Einsteins…/answers/1551450)
Tôi tin rằng Phật giáo có lẽ là tôn giáo duy nhất không để lại bất kỳ khoảng cách nào giữa khoa học và tâm linh. Nó bắt đầu ngay từ nơi khoa học thất bại và bắt đầu với tâm linh ở dạng rất cơ bản.
Mỗi tôn giáo chủ yếu bao gồm ba yếu tố: 1. Trừu tượng 2. Giáo điều thần học 3. Lễ nghi, cúng kiến
Ví dụ, trong Ấn Độ giáo, họ có một số cuốn sách thần thoại để hướng dẫn họ về tôn giáo, các nghi lễ được thực hiện cho mục đích thiêng liêng. Vân vân.
Các tôn giáo độc thần Abraham (Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo) cũng có một số thần thoại và nghi lễ cúng hiến.
Phật giáo là tôn giáo duy nhất không có hai yếu tố kia.* Vậy còn lại, Trừu tượng là gì?
Lý do chính đằng sau sự tồn tại của bất kỳ tôn giáo nào là để trả lời những câu hỏi lớn nhất – về vũ trụ, về sự tồn tại. Tất cả các tôn giáo cố gắng giải thích những câu trả lời này thông qua khái niệm Trừu tượng của riêng họ. Trong hầu hết các trường hợp, các khái niệm Trừu tượng vượt quá tầm hiểu biết của tâm trí con người bình thường, và đó là nơi mà Giáo điều thần học và Nghi thức lễ cúng ra đời.
Trong trường hợp của Phật giáo, khái niệm Trừu tượng – vốn là cốt lõi của tinh thần Đạo Phật, được giải thích tốt hơn hầu hết các tôn giáo khác.
Ví dụ, một trong những khái niệm của Phật giáo là “Hư vô” rất gần với khoa học. Phật giáo nói về vai trò của Tâm trong vũ trụ – Tất cả chúng ta đều quen thuộc với Thí nghiệm mèo của Schrodinger, điều này giải thích cách thức hoạt động của tâm trí. Phật giáo nói về thực tế vượt ra ngoài nhận thức cảm tính – Những khám phá gần đây đã chứng minh vũ trụ vượt ra ngoài không gian bốn chiều. Trong thực tế, họ đã chứng minh toán học rằng có đến 11 chiều.
Phật giáo ở dạng rất trừu tượng đưa ra tất cả các câu trả lời cho câu đố của vũ trụ.
[Trans: *có người phản đối ý này của op vì cho rằng Phật giáo cũng đầy đủ cấu hình lễ nghi cúng kiến và giáo điều của một tôn giáo – ví dụ Việt Nam là một điển hình này, lễ nghi rồi cúng kiến ma chay, thậm chí cúng sao giải hạn luôn, và Chùa là nơi buôn thần bán thánh (Chùa Ba Vàng
chẳng hạn) thì op trả lời lại theo ý op hiểu đây là hình thức Phật giáo chân phương nhất, không bị “tự chuyển hóa – tự diễn biến” bởi thế gian.
Đạo Phật có người xem rằng là một hệ tư tưởng Triết học, có người cho rằng nó là tôn giáo, tùy vào quan điểm và context nhìn nhận nữa, nhưng chân lý cốt lõi của Đạo Phật không bao giờ thay đổi, đó là Vô Thần và Nhân Quả.
Đức Phật khẳng định rằng không có Đấng Thần Linh Tối Cao nào, Đấng Tạo Tác nào, Đấng Sáng Thế nào, có quyền sinh sát, có quyền ban phước hay giáng họa cho người khác, kể cả chính bản thân Ngài.
Về yếu tố siêu nhiên, Đức Phật chỉ ra có các loài chúng sanh tình thức siêu nhiên nằm ngoài hiểu biết của con người mà khoa học không thể chứng minh như Rồng, các tầng Trời (chúng sanh chư Thiên), A-tu-la, hay Địa ngục… Một người được phước sanh thiên hay tội đọa địa ngục là do chính nghiệp lực và tâm thức của họ, để tái sinh luân hồi trong cảnh giới tương ứng, chứ không phải do bất kỳ Thượng Đế hay Diêm Vương nào phán xử cả, mà do chính họ. Tinh thần đó cực kỳ bình đẳng và nhân văn, chứ không hề mang tính phù phiếm, hay những lời răn đe trừng phạt, hay những lời đạo đức hoa mỹ. Kể cả các vị Thiên Vương vua của các cõi Trời cũng chỉ là chúng sanh trôi lăn trong sinh tử, chẳng qua được phước báo mà thọ mạng lâu hơn mà thôi.
Đạo Phật khuyến khích mỗi người tự tìm lấy con đường cho chính mình, quyết định số phận của chính mình, dựa trên Nhân Quả chứ không phải là Thuyết Định Mệnh đã định sẵn hết – sống chết có số, phụ thuộc giao phó cuộc đời mình vào 1 Đấng Chúa Trời nào. Đó mới chính là tinh thần thực sự làm nên Đạo Phật khác rõ rệt với những tôn giáo khác, và khiến Đạo Phật gần với khoa học hơn cả.]
_________________________________
Nguồn tham khảo:
► Albert Einstein on RELIGION AND SCIENCE, New York Times Magazine số ra ngày 9 tháng 11 năm 1930, trang 1-4
►Albert Einstein, “THE WORLD AS I SEE IT”, Philosophical Library, New York, 1949, trang 24 – 28
► “ALBERT EINSTEIN: A Biography”, Albrecht Fölsing, Biography & Autobiography, Penguin Books, City of Westminter, London, 1998
► “Albert Einstein, The Human Side”, Helen Dukas & Banesh Hoffman, Princeton University Press, 1954
► Kinh Kamala Sutta (Lời Phật dạy cho người tộc Kalama ở vùng Kesaputta) nằm trong Anguttara Nikàya – Tập 1, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt: Kinh Tăng Chi Bộ, thuộc Đại Tạng Kinh Việt Nam.