Câu hỏi:Các bác sĩ phẫu thuật thần kinh đã làm thế nào để cắt xuyên qua hộp sọ mà kh…

Các bác sĩ phẫu thuật thần kinh đã làm thế nào để cắt xuyên qua hộp sọ mà không làm tổn thương não bộ?

Các bác sĩ phẫu thuật thần kinh đã làm thế nào để cắt xuyên qua hộp sọ mà không làm tổn thương não bộ?
Trả lời:
James Pan, bác sĩ phẫu thuật thần kinh nội trú tại Đại học Washington
Link: https://qr.ae/pNK3G2
Nhìn chung, việc thực hiện một ca phẫu thuật mở sọ (craniotomy), tức tháo bỏ vạt xương ngoài hộp sọ, đòi hỏi phải sắp đặt một hoặc một vài lỗ hổng và nối chúng lại bằng máy cưa xương [Hình 1].
Trong bức ảnh, bạn có thể thấy bốn lỗ hổng, được nối với nhau bằng một cái máy cưa xương thẳng (góc trái) được gọi là dụng cụ cắt sọ (craniotome). Ngày xưa, chúng được nối với nhau bằng máy cưa Gigli, một thủ thật xấu xí và nhớp nhúa hơn nhiều.
Thế các lỗ hổng được tạo ra như thế nào?
Lựa chọn đầu tiên là sử dụng khoan đục lỗ (perforator drill) [Hình 2].
Điều tuyệt vời về khoan đục lỗ là nó chỉ hoạt động khi có một lực ép nhất định lên mũi khoan. Về lý thuyết, nó được thiết kế để tự động giải phóng một khi đã xuyên qua hộp sọ, vì phản lực từ màng cứng (dura) thấp hơn xương rất nhiều. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn có khả năng mũi khoan đục xuyên qua màng cứng và chọc vào não nếu bất cẩn (ước tính xác suất vào khoảng 0.54%).
Một lựa chọn khác là sử dụng khoan quả sồi (acorn) [Hình 3] hay khoan M8.
Điều tuyệt vời về mũi khoan quả sồi là mang lại cho các bác sĩ thuật nhiều cảm giác và điều khiển tốt hơn vị trí của lỗ hổng, tuy nhiên, điều này đòi hỏi nhiều nhận thức về vị trí hiện tại của mũi khoan, cũng như buộc phải kiểm tra thường xuyên độ sâu của lỗ hổng bằng trực quan và cảm giác. Theo ngôn ngữ thông thường, hãy nghĩ rằng khoan đục lỗ là lái một chiếc xe tự động, trong khi khoan quả sồi/khoan M8 là lái một chiếc xe thủ công. Vì các mũi khoan “thủ công” có nguy cơ chọc vào não cao hơn, một vài bác sĩ phẫu thuật thần kinh không xuyên hoàn toàn vào màng cứng, mà để lại một lớp xương mỏng (gọi là “tạo vỏ trứng”). Lớp vỏ trứng này nằm ngoài màng cứng và sẽ được tháo bỏ bằng kẹp cắt kerrison (kerrison rongeur) [Hình 4] hay thìa nạo (curette).
Một khi các lỗ hổng đã được tạo hình, chúng sẽ được nối với nhau bằng dụng cụ cắt sọ [Hình 5] – một loại khoan đặc biệt với mũi khoan bảo vệ để tránh cắt vào màng cứng (lần đầu tiên tôi sử dụng thứ này là cho một bệnh nhân 10 tháng tuổi!). Nhưng thậm chí với bất kỳ trang thiết bị “bảo vệ” nào, việc bất cẩn có thể sẽ khiến màng cứng bị rách.
Sau khi tạo nên vạt xương, nó sẽ được cạy ra khỏi màng cứng. Trong bức ảnh đầu tiên, trông có vẻ như xương đã bị tháo bỏ, nhưng xin lưu ý rắng chúng chỉ bị tách ra khỏi màng cứng ở khu vực những lỗ hổng. Vì thế, bước cuối cùng là “lột” màng cứng, được thực hiện bằng cách sử dụng một công cụ Penfield với hình dạng tương tự một cái bay kim loại (spatula) [Hình 6].
Cái bay được nhét vào lỗ hổng và nhẹ nhàng di chuyển quanh bề mặt giao thoa giữa xương và màng cứng (khu vực ngoài màng cứng trong não là một không gian ngầm (potential space), nên nó cần được phân tách một cách thủ công). Một khi vạt xương đã hoàn toàn tách khỏi màng cứng, nó có thể được tháo bỏ.
Đoạn video dưới phần bình luận tái hiện một ca phẫu thuật mở sọ hoàn chỉnh, được thực hiện với khoan đục lỗ (người ta đã cắt bỏ đoạn quay cảnh lột màng cứng).
____________________
Nguồn tham khảo
http://thejns.org/doi/full/10.3171/2011.3.JNS101310
https://en.wikipedia.org/wiki/Gigli_saw
https://en.wikipedia.org/wiki/Potential_space
____________________
Credit ảnh: OP
Dịch bởi Pinky Pảo | #pinkypao





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *