Bệnh ung thư vú được chữa trị thế nào vào thời Victoria?
Trả lời:
Huyen Nguyen, Top 10 soạn giả khoa học được xem nhiều nhất năm 2019
Link: https://qr.ae/pNKhRp
Khá đáng sợ.
Vào thời Trung cổ, ung thư vú là một căn bệnh đã được biết tới. Cắt, đốt, dùng a-xít và buộc da là những phương pháp chữa trị điển hình. Không có thuốc mê và khử trùng, những “phương pháp chữa trị” này gây đau đớn dữ dội và thường khiến bệnh nhân tử vong vì nhiễm trùng sau đó.
Vào năm 1867, Charles Hewitt Moore, một bác sĩ phẫu thuật người Anh, xuất bản một bài báo về hiện tượng tái phát cục bộ của ung thư vú sau các cuộc phẫu thuật kém thỏa đáng. Ông ấy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cắt bỏ toàn bộ cơ quan. Vào năm 1875, Richard von Volkmann, một trong những nhà khoa học và bác sĩ phẫu thuật người Đức nổi bật nhất, giới thiệu một kỹ thuật mới giúp cắt bỏ toàn bộ bầu ngực, áp dụng thậm chí với những khối u nhỏ nhất. Lấy cảm hứng từ Volkmann, vào năm 1894, William Halsted, một trong “Bộ tứ” giáo sư sáng lập bệnh viện Johns Hopkins, giới thiệu phương pháp cắt bỏ triệt căn tuyến vú (radical mastectomy) tới đất Mỹ như một phương pháp điều trị ung thư vú. Nó trở thành phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng mãi cho đến nửa sau thế kỷ hai mươi.
Moose quan sát rằng ung thư vú vẫn sẽ tái phát sau phẫu thuật vì sự sinh trưởng liên tục của những mảnh vỡ từ khối u ban đầu. Halsted quyết định đào sâu hơn vào khoang ngực, cắt qua cơ ngực lớn, cơ chịu trách nhiệm di chuyển vai và bàn tay. Mặc cho công tác phẫu thuật tích cực, ung thư vẫn tái phát, nên ông ấy bắt đầu cắt sâu hơn vào ngực. Ông thậm chí còn cắt xuyên qua xương quai xanh và hạch bạch huyết nằm bên dưới. Các học trò của ông thậm chí còn cắt xa hơn tới vùng cổ.
Halsted nhận thức được tổn thương gây nên bởi các cuộc phẫu thuật của mình, rằng chúng gây biến dạng cơ thể bệnh nhân vĩnh viễn. Đặc biệt là việc loại bỏ hạch bạch huyết dưới nách sẽ phá hủy dòng bạch huyết, khiến cánh tay sưng lên như chân voi. Tuy nhiên, phương pháp cắt bỏ triệt căn tuyến vú hoàn toàn vô ích với những bệnh nhân ung thư đã chuyển sang tình trạng di căn. Ngược lại, người phụ nữ với ngực nhỏ, hẹp, vốn được hưởng lợi ích từ cuộc phẫu thuật, lại được phẫu thuật quá mức cần thiết, nên một phương pháp ít tích cực sẽ hiệu quả hơn.
Vào năm 1895, Wilhelm Röntgen phát hiện ra tia X, và khả năng tiêu diệt nhanh chóng các tế bào phân chia có chọn lọc của nó đã được chú ý. Émil H. Grubbé, người thiết kế, lắp ráp và vận hành trang thiết bị chiếu tia X đầu tiên ở bệnh viện Hahneman tại Chi-ca-gô, đã mở rộng lô-gic về việc chết tế bào này lên các khối u.
Một năm sau, trong một nhà máy sản xuất ống ở Chi-ca-gô, ông ấy bắt đầu thử nghiệm phóng xạ sử dụng một ống chiếu tia X lên một người phụ nữ mắc ung thư vú. Ông tiến hành chiếu xạ người phụ nữ suốt 18 ngày. Khối u của bệnh nhân đã co thắt lại trong liệu pháp tia X đầu tiên cho bệnh nhân ung thư được ghi nhận. Không may là kết quả thật ngắn ngủi. Ung thư đã di căn lên các bộ phận khác của bệnh nhân, và cô ấy qua đời không lâu sau đó. Mặc dù thất bại, khả năng chữa ung thư với phóng xạ vẫn đầy hứa hẹn, và các phòng khám sử dụng tia X bắt đầu lan rộng khắp châu Âu và Mỹ. Bản thân Grubbé cũng phải trải qua hơn 90 ca phẫu thuật vì nhiều bệnh ung thư khác nhau gây nên bởi sự phơi nhiễm dữ dội và liên tục với phóng xạ, và cũng là nguyên nhân khiến ông qua đời sau đó.
____________________
Nguồn tham khảo
https://en.wikipedia.org/wiki/Richard_von_Volkmann
https://en.wikipedia.org/wiki/William_Stewart_Halsted
https://en.wikipedia.org/wiki/Wilhelm_R%C3%B6ntgen
https://en.wikipedia.org/wiki/Emil_Grubbe
____________________
Credit ảnh: OP
Dịch bởi Pinky Pảo | #pinkypao