Đâu là những sự kiện lịch sử khủng khiếp mà hầu hết mọi người chưa từng biết đến?

Đâu là những sự kiện lịch sử khủng khiếp mà hầu hết mọi người chưa từng biết đến?
Trả lời: Yu Khun
__________
Cưỡng hiếp Nam Kinh hay Thảm sát Nam Kinh, là một bi kịch về việc giết người và hãm hiếp hàng loạt do quân đội Nhật Bản tiến hành đối với người dân Nam Kinh trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai.
Vụ thảm sát kéo dài 6 tuần, bắt đầu từ ngày Nhật Bản nắm quyền kiểm soát Nam Kinh (13/12/1937), thủ đô của chính quyền Quốc dân Đảng bấy giờ. Trong suốt khoảng thời gian này, đã có khoảng 40.000 tới hơn 300.000 thường dân Trung Quốc bị hãm hiếp hoặc giết hại.

Hình 1: Tại Nam Kinh, quân đội Nhật Bản đã biến việc giết người thành một môn thể thao. Hãy để ý nụ cười của binh lính Nhật ở phía sau.

Hình 2: Người Nhật trói người phụ nữ trẻ này vào ghế để liên tục đánh đập.

Hình 3: Các xác chết chồng chất bên bờ sông Dương Tử

Không khí chết chóc lan tỏa khắp con đường từ Mãn Châu đến Thượng Hải, nơi mà Đạo quân Quan Đông đi qua. Đến giữa tháng 11 năm 1937, nỗi kinh hoàng gieo rắc bởi quân đội Nhật Bản đã nhanh chóng lan tới cổng thành Nam Kinh, trung tâm Chính trị của chính quyền Quốc dân Đảng.
Xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã tăng lên đáng kể từ nửa đầu những năm 1930 khi mà quân đội Nhật ở Mãn Châu tiến hành đánh bom gần một tuyến đường sắt mà sau này được biết đến là Sự kiện Phụng Thiên. Sự kiện này đã cô lập chính quyền Quốc Dân Đảng, dẫn tới cuộc Khủng hoảng Mãn Châu.
Và bằng việc giết hại có tổ chức những người đứng đầu chính quyền địa phương, Nhật Bản đã hoàn tất việc chiếm đóng Mãn Châu. Tại đây, trước sự phản kháng mạnh mẽ của quân đội Trung Quốc, Nhật Bản đã trở nên tàn bạo hơn, dẫn đến đỉnh điểm là những cuộc tàn sát đẫm máu, châm ngòi cho cuộc thảm sát Nam Kinh từ ngày 13/12/1937.
Cuộc thi giết người
Những người dân bị giam giữ trong thành phố đã cố tìm cách để trốn thoát đến Khu vực An toàn (Safe zone) thiết lập bởi Ủy ban quốc tế (International Committee). Khu vực này được dựng nên bởi một nhóm người nước ngoài gồm có các nhà ngoại giao, doanh nhân và nhà truyền giáo và chỉ có thể cung cấp chỗ ở cho 200.000 người.
Tuy nhiên, quân đội Nhật Bản không dừng buông tha. Trong vòng 6 tuần, binh lính Nhật thậm chí đã tiến vào các trại tị nạn, lôi ra vài người dân Nam Kinh để giết hại. Nhà truyền giáo người Mỹ, John Magee, đã mô tả việc quân đội Nhật Bản tàn sát các tù nhân (và dân thường) như việc săn thỏ vậy. Trong cái vùng “săn bắt” tại Nam Kinh này, những nạn nhân đã bị tra tấn và giết hại bằng cách chặt đầu hoặc hỏa thiêu. Thi thể của họ sau đó được chụp lại giữa cảnh binh lính Nhật đứng cạnh và cười khẩy.

Hình 4: Hai sĩ quan Nhật, Toshiaki Mukai và Tsuyoshi Noda thi xem ai sẽ giết 100 người trước với chỉ một thành kiếm. (Chữ in đậm: “Kỷ lục ghê rợn (trong cuộc thi) giết 100 người – Mukai 106 – Noda 105 – Cả hai Trung úy vào tới vòng chơi tiếp theo)

Năm 1937, 2 tờ báo Osaka Mainichi Shimbun và Tokyo Nichi Nichi Shimbun, đã đề cập đến cuộc thi giữa 2 sĩ quan Nhật Bản, Toshiaki Mukai và Tsuyoshi Noda, xem xem ai sẽ giết được 100 người Trung Quốc trước với chỉ một thanh kiếm. Cuộc thi diễn ra trên đường đến Nam Kinh, ngay trước cuộc Thảm sát Nam Kinh, sau đó đã được nêu bật trên 4 bài báo, từ 30/11 đến 13/12/1937. 2 bài báo cuối cùng sau đó đã được dịch lại trên tờ Japan Advertiser.
Bi kịch ở Nam Kinh sau đó đã được đăng tải trên truyền thông, được viết thành sách và chuyển thể thành phim.

Hình 5: “Cưỡng hiếp Nam Kinh: Vụ thảm sát bị lãng quên trong Thế chiến II” là một cuốn sách được viết bởi Iris Chang.

Iris Chang là một nhà báo và nhà sử học người Mỹ gốc Trung. Cô sau này được biết đến vì cuốn sách gây tranh cãi của mình về cuộc thảm sát Nam Kinh.
Chang đã tiến hành một chiến dịch để thuyết phục chính quyền Nhật Bản xin lỗi vì hành vi của quân lính mình trong cuộc chiến và yêu cầu đền bù cho việc đó.
Cô sau đó đã tự sát vào năm 2004 sau khi trải qua những căng thẳng gây nên bởi căn bệnh rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorder).
Cho đến nay, chính quyền Nhật Bản vẫn từ chối thừa nhận việc Lục quân Đế quốc đã thảm sát hàng trăm ngàn binh lính và người dân Trung Quốc trong suốt cuộc chiến tranh Trung – Nhật, một việc hết sức gây tranh cãi trong quan hệ Trung Nhật. Việc từ chối thừa nhận của chính quyền Nhật Bản được xem là một quan điểm xét lại và không được chấp nhận trong giới học giả Nhật Bản nói chung.
Đây còn được xem một trong những nhiệm vụ chính của Nippon Kaigi, một tổ chức cải cách được biết đến với 35.000 thành viên, bao gồm cả 15 người trong số 18 thành viên Chính phủ sau cuộc cải tổ năm 2014. Trong đó có cả Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Trans: Bài dịch đầu nên có gì sai sót mong mọi người thông cảm.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *