Một ngày cuối tuần Lễ phục sinh bận rộn bất thường năm 1982 ở Bệnh viện Royal Perth nước Úc, một bác sĩ thực tập sinh trẻ tuổi đã quên không kiểm tra những chiếc đĩa cấy vi khuẩn của mình và để chúng lại trong tủ ấp. Thường thì các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ vứt bỏ những mẻ cấy vi khuẩn sau hai ngày bởi vì nếu sau hai ngày mà không có gì phát triển thì sẽ chẳng có gì tồn tại cả. Nhưng lần này bác sĩ đã nhận được một cuộc gọi đầy phấn khích từ nhà vi trùng học. Khi ông trở lại phòng thí nghiệm, ông thấy một đám vi khuẩn trong mờ mọc lên trên lớp tảo. Vi khuẩn này là loài mới chưa từng được mô tả bởi các nhà vi trùng học trước đây, loài Helicobacter pylori, một phát hiện hoàn toàn tình cờ sau rất nhiều nỗ lực thất bại cuối cùng cũng trao tặng cho Barry Marshall và đồng nghiệp Robin Warren của mình giải Nobel Sinh lý học và Y khoa vào năm 2005.
Khi bác sĩ Warren kiểm tra sinh tiết của các bệnh nhân bị loét dạ dày và ung thư dạ dày, ông đã tìm ra một lớp mờ phủ trên vết loét. Dưới kính hiển vi, ông nhìn thấy những sinh vật rất nhỏ nằm trong đó và cũng đã quan sát thấy một liên kết giữa số lượng vi khuẩn và tình trạng nghiêm trọng của vết loét. Warren giả thuyết rằng nguyên nhân thực sự gây ra loét dạ dày là từ một loài vi khuẩn chưa biết tên, mà theo giáo lý thời bấy giờ thì chúng không thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày được. Dù Marshall và Warren không phải là người đầu tiên quan tâm đến khả năng liên quan giữa vi khuẩn và bệnh loét dạ dày, nhưng chưa từng có ai có thể tách ra và nuôi cấy những sinh vật này nên việc quan sát đã bị bỏ qua. Giai đoạn ủ trong tủ ấp lâu bất thường này là bí mật của một phát hiện khoa học mang tính chất ‘may mắn’.
Niềm tin bền vững của giáo lý y khoa và thực hành vào thời kỳ đó cho rằng căng thẳng chính là nguyên nhân gây ra bệnh loét đường tiêu hoá. Đối với những nhà nghiên cứu dạ dày và đường ruột, khái niệm vi khuẩn gây ra bệnh loét cũng giống như nói trái đất phẳng vậy. Điều này kích động không chỉ tới ngành dược phẩm hàng tỷ đô la mà còn đến toàn bộ lĩnh vực nội soi. Phát hiện của họ đã bị từ chối và đã mất rất nhiều thời gian mới được chấp thuận.
Thách thức gai góc nhất chính là chứng minh sự tồn tại của vi khuẩn tìm thấy trong dạ dày gây ra bệnh viêm dạ dày. Vi khuẩn này thất bại trong việc gây ra viêm loét ở lợn. Trong một nỗ lực cuối cùng, Marshall đã thực hiện một thí nghiệm triệt để: Ông thực hiện sinh tiết dạ dày để chứng minh mình không có vi khuẩn, sau đó ông tự nguyện nhiễm bệnh bằng cách uống một cốc chứa mẻ cấy vi khuẩn bồng bềnh này để chứng minh rằng nó thực sự gây ra bệnh dạ dày nghiêm trọng. (Dù Marshall rất can đảm nhưng ông không hề thiếu thận trọng. Ông đã tìm ra được chất kháng sinh nào có thể tiêu diệt vi khuẩn này.)
Sau vài ngày ông đã bị ốm, chóng mặt và ói mửa. Ông đã được chẩn đoán bị viêm dạ dày nghiêm trọng. Dứt khoát là vi khuẩn Helicobacter pylori đã gây ra loét dạ dày. Dẫu vậy vẫn phải mất thêm một thập kỷ nữa để hội đồng y khoa có thể chấp nhận được ý tưởng này. Phát hiện của Warren và Marshall rằng loét dạ dày là do viêm nhiễm gây nên đã giúp tìm ra cách chữa khỏi một nguyên nhân chính gây ra cái chết của cả trẻ em lẫn người lớn khoẻ mạnh.
Nguồn: QRVN