CÂU CHUYỆN VỀ TROFIM LYSEKO, LÀM THẾ NÀO MÀ MỘT NHÀ SINH HỌC LIÊN XÔ CÓ THỂ SÁT HẠI …

CÂU CHUYỆN VỀ TROFIM LYSEKO, LÀM THẾ NÀO MÀ MỘT NHÀ SINH HỌC LIÊN XÔ CÓ THỂ SÁT HẠI HÀNG TRIỆU NGƯỜI KHÁC?
Trofim Denisovich Lysenko (Трофим Денисович Лысенко, 1898 – 1976) là một nhà sinh vật học và nông học Liên Xô. Lysenko sinh ra trong một gia đình nông dân Ukraine ở Poltava. Khi còn trẻ ông làm việc tại Viện Nông nghiệp Kiev dưới sự hướng dẫn của nhà di truyền học Nikolai Vavilov. Tuy nhiên khác với thầy của mình, Lysenko cực kỳ căm ghét thuyết di truyền của Mendel. Ông liên tục phủ nhận sự tồn tại của thuyết di truyền Mendel. Theo quan điểm của Lysenko thì thuyết di truyền của Mendel là phản động và duy tâm, mọi sinh vật sống được định hình bởi môi trường sống hiện tại của chúng chứ không hề di truyền bất kỳ điều gì từ cha mẹ và các thế hệ trước. Ví dụ như Lysenko cho rằng việc lấy sữa từ bò không phụ thuộc vào di truyền của cha mẹ con bò mà phụ thuộc vào cách con bò được nuôi dưỡng, một con bò (bất kể nguồn gốc, chủng loài) nếu cho ăn thật nhiều sẽ thu được nhiều sữa tới mức vô hạn.
Lysenko cho rằng môi trường sống quyết định khả năng của thực vật và động vật, không có gen di truyền gì cả. Đặt sinh vật trong môi trường thích hợp và có những kích thích phù hợp, ông tuyên bố có thể làm chúng phát triển ở một mức độ gần như vô hạn.
NẾU LÝ THUYẾT CỦA LYSENKO MÀ ĐÚNG THÌ MỘT CON CHÓ CHIHUAHUA CHO ĂN THẬT NHIỀU ĐÃ CÓ THỂ TO NHƯ MỘT CON BERGER VÀ MỘT CON GÀ CHO ĂN THẬT NHIỀU ĐÃ CÓ THỂ TO NHƯ CHIM ĐẠI BÀNG CÒN NGUYỄN CÔNG PHƯỢNG CHỈ CẦN TẬP LUYỆN THẬT NHIỀU LÀ CÓ THỂ ĐÁ BÓNG NGANG NGỬA MARADONA VÀ MESSI )))
Lysenko cũng cho rằng các cây từ cùng một loài khi trồng ở cạnh nhau sẽ không bao giờ cạnh tranh, đào thải, loại bỏ lẫn nhau mà sẽ cùng nhau hợp tác để phát triển như lý thuyết của XHCN đã dạy con người hợp tác với nhau làm chủ tập thể.
HẬU QUẢ
Lysenko buộc nông dân trồng hạt giống rất gần nhau theo logic các cây từ cùng một loài sẽ không bao giờ cạnh tranh với nhau, sẽ đoàn kết với nhau để cùng phát triển tuy nhiên thực tế diễn ra ngược lại, cây trồng dày đặc cạnh tranh với nhau để lấy chất dinh dưỡng và nước khiến mùa màng thất bát. Lúa mì, lúa mạch đen, khoai tây, củ cải đường…hầu hết mọi thứ được trồng theo phương pháp của Lysenko đã chết hoặc bị thối rữa. Kết quả là góp phần thúc đẩy nạn đói đã giết chết 7 triệu người Liên Xô trong những năm 30. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã áp dụng phương pháp của ông vào cuối những năm 1950 và người dân của họ phải chịu đựng những nạn đói còn lớn hơn nữa. Nông dân đói khát đã phải ăn cả vỏ cây và phân chim. Ít nhất 30 triệu người chết vì đói.
ĐÀN ÁP, THANH TRỪNG NHỮNG NGƯỜI PHẢN ĐỐI
Khi bị giới khoa học phương Tây chỉ trích rằng Lysenko “hoàn toàn không biết gì về các nguyên tắc cơ bản của di truyền học và sinh lý thực vật”. Đáp lại, Lysenko tố cáo họ là công cụ của những kẻ đế quốc áp bức. Lysenko quy kết thất bại của mình cho các kẻ thù chống Đảng trong Học viện Khoa học Nông nghiệp Lenin (VASKhNIL, Vsesoiuznaia Akademiia Sel'skoKhoziaistvenenykh Nauk imeni Lenina). Chủ tịch VASKhNIL là Muralov, và các trợ lý của ông là Bondarenko và Meister đã bị bắn ngay sau đó. Trong số 52 thành viên VASKhNIL, 12 người đã bị bắn.
Bởi vì Lysenko rất được Stalin ủng hộ, những thất bại của Lysenko không làm giảm sức mạnh của ông ta ở Liên Xô. Bức chân dung của ông treo ở các viện khoa học trên khắp đất nước và mỗi lần phát biểu, một ban nhạc kèn đồng sẽ chơi một bài hát được viết để vinh danh Lysenko.
Trong những năm 1920, di truyền học Nga đã có những tiến bộ lớn. Các nhà khoa học như Nikolai Vavilov (1887 – 1943), Nikolai Koltsov (1872 – 1940), Yuri Philipchenko (1882 – 1930), Sergei Chetverikov (1880 – 1959) là những tên tuổi lớn không chỉ ở Liên Xô mà còn trên toàn châu Âu. Lysenko cố gắng loại bỏ mọi tiếng nói phản biện ở Liên Xô. Khoảng 3.000 nhà khoa học đã bị sa thải, bị bắt và bị sát hại vì phản đối quan điểm sai lầm của Lysenko. Nikolai Vavilov bị bắt vào năm 1940 và chết vì đói trong tù đầu năm 1943. Nikolai Kotsov cũng bị bắt và đầu độc chết năm 1940. Có thể nói Lysenko đã kéo lùi ngành sinh học Nga trở lại nửa thế kỷ trước.
Năm 1948, Học viện Khoa học Nông nghiệp Lenin (VASKhNIL) tuyên bố rằng lý thuyết của Lysenko sẽ được dạy như là “lý thuyết đúng duy nhất”, di truyền học được chính thức tuyên bố là “khoa học tư sản”. Bộ trưởng giáo dục đại học Sergei Kaftanov đã ban hành một mệnh lệnh ngày 23 tháng 8 năm 1948 loại bỏ tất cả sách giáo khoa nào ở Liên Xô còn dạy về thuyết di truyền. Hàng chục nhà sinh học hàng đầu, bao gồm toàn bộ nhân viên của khoa di truyền học đã bị đuổi khỏi Đại học quốc gia Moscow. Ai phê bình Lysenko sẽ bị tố cáo là “tư sản” hay “phát xít”.
Quyền lực của Lysenko chỉ bắt đầu suy yếu sau khi Stalin qua đời vào năm 1953. Đến năm 1964, ông bị phế truất và qua đời năm 1976 một cách lặng lẽ.
VÌ SAO QUAN ĐIỂM CỦA LYSENKO PHÙ HỢP VỚI Ý THỨC HỆ CỘNG SẢN?
Lysenko đã thăng tiến một cách chóng mặt trong cộng đồng khoa học Xô Viết bất chấp những thất bại thảm hại trên thực địa. Câu trả lời đơn giản là vì quan điểm của ông có sự tương đồng với ý thức hệ cộng sản ở Liên Xô lúc đó.
Theo thuyết di truyền của Mendel thì một sinh vật sống sẽ được hưởng các đặc điểm di truyền từ cha mẹ của nó và như thế sẽ có những sinh vật mang đặc điểm di truyền ưu việt hơn như khỏe mạnh hơn, nhanh nhẹn hơn, thông minh hơn những cá thể khác, dựa vào chọn lọc di truyền mà chúng ta sẽ có được những hạt giống khi gieo trồng cho năng suất lúa cao hơn, những con giống gia súc, gia cầm cho thịt, trứng, sữa nhiều hơn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
Nếu như công nhận lý thuyết di truyền của Mendel thì hóa ra trong xã hội sẽ luôn có những người được thừa hưởng những đặc điểm di truyền tốt hơn và những người thừa hưởng những đặc điểm di truyền tệ hơn, sẽ luôn luôn xuất hiện người khôn kẻ ngu, người mạnh kẻ yếu, người giỏi kẻ dở và do đó một xã hội bình đẳng, ai cũng như ai theo ý Marx là điều không thể thực hiện được. Người được thừa hưởng di truyền khỏe mạnh hơn sẽ làm việc nhiều hơn người có di truyền ốm yếu, người được thừa hưởng trí khôn cao hơn sẽ thành công hơn những người bẩm sinh đã thiểu năng, lờ đờ, chậm phát triển trí tuệ. Và như thế thì không thể cào bằng, chia đều tất cả tài sản làm ra trong xã hội cho mọi người giống nhau được. Do đó di truyền học bị Liên Xô coi là một khoa học ủng hộ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa phát xít và thuyết ưu sinh.
NẾU LÝ THUYẾT CỦA LYSENKO MÀ ĐÚNG THÌ NGƯỜI TA ĐÃ CÓ THỂ DÙNG MẤY CON CHÓ NGÁO HUSKY ĐỂ HUẤN LUYỆN LÀM CẢNH KHUYỂN THAY VÌ PHẢI LỰA CHỌN NHỮNG LOÀI CHÓ NỔI TIẾNG THÔNG MINH NHẠY BÉN NHƯ BERGER HAY MALINOIS
Quan điểm của Lysenko dù sai bét về mặt khoa học nhưng đã giải quyết vấn đề đó của chủ nghĩa Marx. Theo logic của Lysenko, không có di truyền gì cả. Mọi hạt giống, mọi con vật khi ra đời đều bình đẳng như nhau cũng như lý thuyết Marxist đặt mọi con người đều có năng lực bình đẳng như nhau. Lysenko cho rằng môi trường quyết định tất cả, hạt giống dù tệ nhưng nếu bón phân tưới nước đầy đủ thì nó vẫn phát triển tốt, con bò dù tệ nhưng cho ăn uống đầy đủ thì vẫn cho lượng thịt sữa bao la và con người cho dù khi sinh ra trí não, thể chất kém cỏi tới đâu, chỉ cần được giáo dục, rèn luyện trong môi trường tốt đẹp của XHCN sẽ vẫn phát triển để trở thành con người mới vượt trội và sẽ truyền lại các phẩm chất ưu việt này cho con cháu như lòng vị tha, ham học hỏi, khỏe mạnh, nhiệt tình trong việc truyền bá Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Bằng cách nào người ta có thể che giấu sự thật trong vài thập kỷ trước sự chứng kiến của cả một cộng đồng các nhà khoa học đầy năng lực như vậy? Một số nhà khoa học Liên Xô giải thích đó là hậu quả của một thời kỳ mà môi trường học thuật đầy sự nghi kỵ cùng với chính sách hạn chế tự do tư tưởng cực đoan và phi lý. Nhiều nhà khoa học đã an phận thủ thường, không dám lên tiếng; họ biết rằng nếu lên tiếng thì chẳng những không giúp gì cho việc bảo vệ sự thật mà còn tự chuốc lấy nguy hiểm cho sự nghiệp, thậm chí cả tính mạng. Còn những nhà quản lý vì sợ hãi cấp trên thường tỏ ra cực đoan hơn mức cần thiết. Họ không hề phân biệt giữa những người có mục đích chống đối chính quyền với những người lên tiếng vì sự tiến bộ của đất nước. Chính điều đó đã dẫn tới nạn chảy máu chất xám trong giới trí thức Liên Xô, một tổn thất nghiêm trọng đối với chế độ.
Những người làm khoa học tin rằng khoa học không bao giờ nói dối và sự thật sẽ luôn chiến thắng. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể cần rất nhiều thời gian.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *