Cảnh rơi máy bay trong phim Flight phi thực tế tới mức nào (Chuyến bay – DV: Denzel Washington)?

Thật ra cảnh này rất thực luôn nhé.

Năm qua, tôi đã tin vào số mệnh, và rồi bắt tay vào nghiên cứu về vụ rơi máy bay này. Trong nhiều tháng liền, tôi đã đọc nhiều báo cáo của NTSB (TN: Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ), báo chí, và của các hãng hàng không nói về các vụ tai nạn máy bay từ năm 1970. Tôi đã học được rất nhiều.

Một vụ khiến tôi ám ảnh mãi là chuyến bay mang số hiệu 261 của Alaska Airline.

Tôi đã xem bộ phim Flight khi được công chiếu lần đầu nhiều năm về trước (2012). Vì thế khi đọc về chuyến bay 261 kia, tôi đã rất ngạc nhiên do nó rất giống phân cảnh trong Flight.

Trong phim đó, chiếc máy bay bắt đầu rơi xuống nhưng các phi công đã có thể giữ được cần điều khiển. Họ tin rằng cánh đuôi máy bay (bộ phận giúp điều chỉnh độ cao) bị kẹt.

Các phi công đã có thể điều khiển lại được chiếc máy bay và bắt đầu các bước để giải phóng phần cánh bị kẹt. Dù rất lo lắng song họ cố giữ bình tĩnh và giải quyết mọi chuyện. Họ yêu cầu được hạ cánh khẩn cấp tại LA song trung tâm chỉ huy đã cố tác động để họ bay tiếp tới Frisco.

Cuối cùng, phần cánh kẹt được giải phóng còn máy bay thì đang cắm chúi mũi xuống. Chuyện lớn rồi. Chuyến bay 261 đã chuyển từ độ cao 9,5 km xuống 7 km trong khoảng 80 giây trước khi phi công có thể kiểm soát được độ cao.

Để đạt được độ cao cần thiết, phi công cần phải kéo được cần điều khiển. Với tình trạng cánh đuôi như vậy, kéo chiếc cần đó tương đương với nâng một vật nặng 70 kg. Mệt mỏi và khó khăn, song họ đã cố gắng hết sức mình đều cứu được chiếc máy bay.

Các phi công cố gắng hạ chiếc máy bay ở gần sân bay. Tuy nhiên, họ không muốn lao vào khu vực thành phố, vì thế họ yêu cầu có được “một khoảng cao độ để giải quyết vấn đề” và xem xét các việc cần thực hiện khi đang ở trên vịnh (TN: block of altitude: khoảng cao độ – khái niệm trong ngành hàng không, được các phi công yêu cầu khi cần, sau khi được kiểm soát không lưu chấp thuận, họ có thể bay trong bất cứ khoảng cao độ nào họ được cho phép, VD: khoảng cao độ 5-6 km). Họ quyết định bay chậm lại để xem mình có thể kiểm soát máy bay tốt hơn không.

Lúc bay qua đoạn này, 4 tiếng động lớn vang lên trong buồng lái và một lần nữa máy bay cắm mũi xuống. Các phi công nhận ra rằng họ không thể ngăn cú rơi này theo cách thông thường, vì thế họ quyết định lật ngược máy bay.

Họ đã có thể cân bằng cả cỗ máy nhờ bay ngược đấy. Mấy máy bay khác ở gần nhìn thấy cảnh đó cũng chỉ biết kinh hãi mà thôi.

Trong buồng lái, cơ trưởng nói, “chúng tôi đang bay đấy nhé, hãy nói với họ như vậy”. Sau đấy, họ lật ngược chiếc máy bay trở lại để có thể lao nó xuống hoặc tới được sân bay. Đáng buồn là tới lúc ấy rồi, cỗ máy hầu như không còn làm được gì và mọi nỗ lực kiểm soát nó đều thất bại. Vài phút sau, chuyến bay 261 rơi xuống đại dương, và cả 88 người trên chuyến bay thiệt mạng.

Ấy là một câu chuyện buồn và cũng là nơi xuất phát ý tưởng bộ phim Flight.

Song trên thực tế, mấy phi công của 261 không hề say rượu đâu, họ là những anh hùng đấy. Họ đã chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, thử mọi cách, dùng bất cứ thứ gì để cứu được chiếc máy bay. Họ không đầu hàng, luôn giữ vẻ cool ngầu và luôn tìm cách giải quyết vấn đề.

Thật đáng buồn là trước đó Alaska Airlines đã cắt giảm chi phí bảo trì và chiếc máy bay đã đón nhận định mệnh của mình. Từ giây phút cất cánh, số phận nó đã được an bài rồi.

Vì vậy, bộ phim Flight rất thực đó nhé. Một vài điều thú vị tôi nhận ra ấy là

1. Khi cơ phó không thể bấm được mấy nút điều khiển chỗ cơ trưởng, anh ta định tháo dây an toàn của mình. Cơ trưởng bảo anh ta đừng làm vậy, đồng thời nhờ một thành viên khác trong phi hành đoàn bước vào làm việc này.

2. Khi máy bay cắm mũi xuống, hành lý rơi xuống hành khách và làm họ bị thương. Tin hay không tùy bạn, nhưng tới thời điểm này, đây là nguyên nhân hàng đầu khiến người ta trầy da tróc vẩy trên máy bay.

3. Khi máy bay bị lật ngược lại, các động cơ bắt đầu bốc cháy. Nguyên nhân là vì những động cơ này nhận được dầu nhờ vào trọng lực. Nếu nó bị lật ngược, dầu bôi trơn và những chất làm mát sẽ không còn lưu thông được nữa, và từ đó động cơ sẽ bốc lửa.

4. Nếu cánh đuôi bị vỡ hoặc bị kẹt, thì tai nạn sẽ xảy ra kiểu đó. Sẽ có một tiếng kêu rất to và rồi ta chẳng thể kiểm soát được cỗ máy khổng lồ này nữa.

5. Biệt ngữ quá chuẩn luôn. Mấy câu này này

a. Chúng tôi cần một khối cao độ để khắc phục sự cố

b. Yêu cầu xả nhiên liệu trên không

c. Tìm kiếm sân bay gần nhất

d. Tuyên bố tình trạng khẩn cấp

e. Liên lạc với trung tâm kiểm soát

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *