“Canh gà” là cái gì?

Người quá “cố gắng” thường không đi được xa.

“Nỗ lực” là một thứ không nên quá mức “thần thánh hóa”, “ý chí” là một loại năng lượng tinh thần có hạn, sẽ bị bạn dùng hết trong một thời gian ngắn.

Những người thật sự kiên trì tới cùng không phải dựa vào truyền cảm hứng nhất thời, mà là đầu tư “đam mê” có chừng mực.

Khi sự “kiên trì” thật sự một bước trong quá trình luyện tập hằng ngày của bạn, nó sẽ trở thành một bộ phận trong cuộc đời bạn, mà không phải là gánh nặng đeo trên vai trong cuộc đời.

Sẽ không cần phí tâm sức dùng thời gian dài bên nhau, nếu như bạn thật sự thích một người, muốn người đó bên bạn cả một đời, bạn sẽ không nói bạn yêu nhiều bao nhiêu, mà chỉ là cảm thấy: “mỗi ngày có thể ở cùng em, thế là được.”

Quá dùng sức theo đuổi tình yêu không những làm mệt bản thân, còn làm người bên cạnh mệt theo.

Đạo lý càng đơn giản, càng làm người ta đắn đo suy nghĩ.

Bởi vì quá “cố gắng” sẽ vô tình đề cao mong đợi của bạn. Đừng như đứa trẻ lúc nào cũng đòi hỏi người khác phải cho kẹo mỗi khi bạn khóc. Bản thân cảm thấy rất “nỗ lực”, chịu oan ức, hai thứ đó không thể trở thành “thẻ đánh bạc” của bạn được.

Người quá “gắng sức” càng dễ nảy sinh thất vọng, càng không tin rằng bản thân đã đi sai hướng. những người “nỗ lực nhưng không có hồi báo”, đây là một chuyện làm người ta vô cùng tuyệt vọng. Càng “nhẹ gánh xuất trận”, càng linh hoạt.

Người càng “gắng sức”, càng muốn nhận được khích lệ kịp thời. Người càng cố gắng yêu cầu với “sự khích lệ kịp thời” càng cao, nhưng lại không thể chịu được những “thất bại” tạm thời.

Kiên trì thực sự quy kết về lặng lẽ, dựa vào nỗ lực phát triển trong êm dịu, mà không phải kích động mọi lúc, mọi nơi.

Người quá gắng sức sẽ gia tăng hao mòn bản thân. Bối rối, đưa ra lựa chọn trong sợ hãi, đây chính là sản phẩm phụ của “gắng sức” gây nên. Cứ làm đi đừng nghĩ, điều này sẽ làm giảm tối đa “tiêu hao” tâm sức do ý thức và hành động xung đột với nhau tạo nên.

Kẻ địch lớn nhất của chúng ta khi thực hiện một kế hoạch gì đó, là bối rối, là oán trách, là hối hận, là xung đột nội tâm—quá “gắng sức”, chính là việc tư tưởng của bạn đang có quá nhiều “động tác thừa”.

Tôi luôn luôn dặn dò bản thân không được dùng sức quá “mạnh mẽ”, để bảo trì mức độ “vô cảm” đối mặt với những chuyện khó khăn và không thuận lợi.

Quá “gắng sức” trong một thời gian ngắn dễ tạo thành tổn thương cho tâm lý và cơ thể. Cho dù bạn đang làm một việc cực kỳ quan trọng, cũng cần đảm bảo yêu cầu căn bản cho cơ thể nghỉ ngơi và thả lỏng, không nên dung túng hành vi sử dụng sức khỏe của bạn để lấp đầy yêu cầu mà “nỗ lực” đòi hỏi.

Đến cuối cùng bạn sẽ phát hiện ra: dù bạn chưa bao giờ cho rằng bản thân đã cố gắng “nỗ lực” như thế nào, nhưng chính vì bạn đã đi đủ “xa”, mọi người đều sẽ cho rằng bạn là một người rất “nỗ lực”.

Người cố gắng quá sức làm tâm lý chịu đựng giày vò mà chính họ không biết, những người có thể kiên trì tới cùng thường chỉ cảm thấy rằng “thế này cũng rất tốt!”

“sự cố gắng” là một chủ đề rất có ý nghĩ, bởi vì nó rất “duy tâm”, có chút sắc thái chủ nghĩa thần bí của “huyền học”.

(dg: huyền học: trào lưu triết học duy tâm do Hà Yên, Vương Bật thời Nguỵ Tấn sáng lập bằng cách nhào nặn tư tưởng Lão Trang và tư tưởng Nho gia)

(dg: đừng bao giờ hỏi tôi cách ngủ 8 tiếng trong 8 phút hay chạy maratong 40km trong một cuộc đua nước rút 100m)

Thứ đi ngược với trực giác của chúng ta nằm ở chỗ: nếu như bạn thường nghĩ bản thân đặt nhiều sự nỗ lực trên một kế hoạch nào đó, rất có khả năng nó thể hiện niềm say mê với những việc bạn đã làm. cảm giác quá “gắng sức”, có thể đang tỏ rõ bạn không hề thích kế hoạch bạn đang làm, hoặc là tất cả những việc đã làm mang lại cho bạn cảm giác khó chịu, thì là do não bộ của bạn đang hô hào bạn: “nó muốn tìm một sự kích thích cao hơn!”

Thân thể nói: “tôi sắp lạnh rồi, mau cho một liều canh gà (self help)!”

Đây có khả năng là một loại tín hiệu, nó hàm ý rằng: nếu như lúc này bạn không thể giảm “công hao” của bản thân xuống một cách hợp lí, thời gian dài về sau có thể bạn sẽ “sập nguồn”! (dg: công hao: công xuất hao tổn, vd: máy tính chạy quá tải lâu ngày tuổi thọ dần dần giảm xuống,..)

Mặc dù chúng ta đều biết phải tự khích lệ bản thân, nhưng chúng ta hiểu về nó quá ít.

Có điều những thứ này phù hợp với cái gọi là “kinh nghiệm”: những người thực sự học tốt, thường thường không cảm thấy bản thân họ đã “nỗ lực” bao nhiêu, nói một cách khác, nhưng người thực sự có thể kiên trì tới cùng, đều dựa vào thói quen, là một loại nhận thức “nỗ lực” nhưng nhẹ nhàng hơn, mà không phải từng giây từng phút dựa vào những “kích thích từ bên ngoài”, ý thức bên trong bạn tự “truyền cảm hứng” cho bản thân.

Tâm lý học phát hiện, “phản hồi tích cực” không phải là cách thức lâu dài, rất dễ dàng sản sinh cảm giác ỷ lại, một khi nguồn năng lượng “cảm hứng” bị tiêu hao hết, hoặc hoàn cảnh đặc biệt không còn nữa, những người làm thí nghiệm sẽ bị thụt lùi lại bước đầu tiên.

Cũng có thể nói: tự truyền cảm hứng cho bản thân là một cách tạm thời và có hiệu quả để bạn nhảy ra khỏi “vùng thoải mái”, nhưng không phải là sách lược tốt trong thời gian dài. Truyền cảm hứng (self help) là thứ thuốc giống như thuốc phiện, có thể giúp bạn vượt qua cửa ải đau đớn trên bàn mổ, nhưng không thể giúp bạn cả đời khỏe mạnh!

“Canh gà” (self help) nguy hiểm ở chỗ nó quá mức nhấn mạnh tính quan trọng của việc truyền cảm hứng, nhưng không chỉ ra “cảm hứng” là thứ không thể duy trì dài lâu.

Người thành công, có thể là do may mắn, cũng có thể là do tài năng trời ban, những thứ đó giúp họ rút ngắn thời gian bước qua “vùng thoải mái”, hình thành nên những hành vi vô ý thức với “tiêu chuẩn cao” trong một thời gian dài.

Đây có phải là một gợi ý với “nỗ lực” của chúng ta không?

Kiên trì tới mục tiêu cuối cùng là hành vi vô ý thức, nó dung hợp liền mạnh với cuộc sống của bạn.

“Tự truyền cảm hứng” cho bản thân hay các “kích thích tích cực”, có lẽ hai thứ này phải được sử dụng hợp lí và cẩn thận.

Một thứ càng quan trọng hơn việc truyền cảm hứng đó là: ”tối ưu hóa quá trình.“ Bất kỳ thằng ngốc nào đều biết phải “nỗ lực” mới có kết quả, nhưng chỉ có số ít người hiểu được cách tối ưu hóa quá trình và “nỗ lực” một cách điều độ.

Đến cuối cùng bạn sẽ phát hiện ra, bất kỳ việc gì bạn làm đều có thể kiên trì tới cùng, không một ai phải “vật lộn” trong đau đớn để kiên trì. Những người “vật lộn” với bản thân để kiên trì đều “đứt gánh” giữa đường.

Đương nhiên bạn có thể cho rằng đây chỉ là cái cớ của những thằng thất bại, bạn có thể cho rằng bài viết này vô dụng như canh gà (self help), làm những “người mới” đắm chìm trong ảo giác đẹp đẽ, nhưng tôi hi vọng bạn thật sự lý giải được ý nghĩa thực sự tôi muốn nói đến—-chỉ có thực sự tiếp đón sự “không thoải mái” trong nội tâm, tiếp nhận sự thật rằng bạn cần phải nghỉ ngơi và chỉnh đốn bản thân, bạn mới có thể giúp con tim mình bình tĩnh trở lại, để chạm để bước đầu tiên trong quá trình thay đổi bản thân.

(Dg: Vùng “thoải mái” là vùng mà bạn cảm thấy tự tin, an tâm để hoạt động. Hầu hết mọi người thường theo đuổi cuộc sống thoải mái và coi đó  ưu tiên hàng đầu của mình.)

Canh gà bắt nguồn từ mấy tựa sách “Chicken soup for the souls”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *