Điều gì đã dẫn đến việc Việt Nam áp dụng bảng chữ cái Latinh trong khi các quốc gia khác trong khu vực thì không?

Điều gì đã dẫn đến việc Việt Nam áp dụng bảng chữ cái Latinh trong khi các quốc gia khác trong khu vực thì không?
____________________
Link Reddit: https://redd . it/5g0djy
____________________

u/srlynowwhat (17 points)
Tôi có thể đưa ra một cái nhìn khá sâu sắc về cách thức và lí do mà Việt Nam áp dụng bảng chữ cái Latinh. Còn lí do mà những quốc gia hàng xóm Đông Nam Á không dùng nó thì có lẽ ông phải đợi ai đó có chuyên môn hơn về những quốc gia đó rồi.

Liên quan đến vấn đề này thì bảng chữ cái Latinh đã có từ khoảng thế kỉ 17, được sử dụng bởi các nhà truyền giáo để ghi chép các ngôn ngữ địa phương, nhưng nó lại được lưu hành chủ yếu trong cộng đồng Cơ Đốc Giáo – một cộng đồng rất nhỏ. Hệ thống chữ viết dựa trên chữ Latinh này sau đó đã phát triển thành “Quốc ngữ” ngày nay. (Ngôn ngữ Quốc gia).

Dù sao đi nữa thì trước thế kỉ 19, chữ viết Tiếng Việt được chia thành 2 hệ thống chữ tượng hình:
– “chữ Hán” là bộ tiêu chuẩn của kí tự Hán văn, nó là ngôn ngữ viết chính thức, được dùng trong các tài liệu chính thức. Chữ Hán cũng là ngôn ngữ bắt buộc sử dụng trong kì thi Trạng nguyên hằng năm.
– “chữ Nôm” là hệ thống sử dụng chữ viết tắt tiếng Trung để viết cho ngôn ngữ giao tiếp của tiếng Việt. Ông có thể xem thêm vài lời giải thích về nó tại đây. [Đọc tiếp bài thứ 2]

Vậy nên khoảng thế kỉ thứ 18, nếu chúng ta nói về một người Việt Nam có học thức cao, anh/cô ấy có thể sẽ có khả năng viết cả hai dạng chữ viết này. Anh/Cô ấy sẽ được dạy một chương trình dạy bao gồm Văn học, Thơ ca, Triết học, Lịch sử dưới giá trị Nho giáo; hoặc học ở nhà họ với một thầy dạy riêng, hoặc đến nhà thầy học chung với trẻ con cùng làng. Một khi trưởng thành, anh ta có thể quyết định tham gia kì thi Trạng Nguyên (chỉ nam giới được thi) và trở thành một quan chức cho triều đình. Anh ta sẽ tiếp tục công việc với tài liệu được viết bằng chữ Hán. Và thời gian rỗi, anh ta có thể viết thơ hay tiểu thuyết ở cả thể Hán hoặc Nôm, tuỳ ý thích. Nếu anh ta thi rớt, một lựa chọn nghề nghiệp thứ hai là mở lớp học riêng của mình để dạy cùng một chương trình giảng đó cho thế hệ tiếp theo.

Và mọi thứ thay đổi vào thế kỉ 19. Từ năm 1858 đến 1886, từng phần từng phần của Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Ngay sau khi thiết lập sự cai trị hoàn toàn lên miền Nam Việt Nam vào năm 1878, chính quyền Pháp đã biến chữ Quốc ngữ thành chữ viết chính cho toàn bộ các tài liệu chính thức. Việc chuyển đổi hoàn toàn phải thực hiện sau 4 năm, trong đó việc sử dụng chung chữ Quốc ngữ đã được thúc đẩy thông qua hệ thống giáo dục có phần tiêu chuẩn hơn so với phương Tây, thay cho Nho giáo. Chính sách tương tự cũng được công bố ở miền Bắc năm 1910; và đến 1918, kì thi Trạng nguyên đã bị huỷ bỏ, cắt đứt mọi triển vọng nghề nghiệp của các học giả trí thức Nho giáo.

Khỏi cần phải nói tầng lớp trí thức Nho giáo đã phản đối kịch liệt việc giảng dạy chữ viết mới như thế nào nhưng họ cũng không làm gì nhiều được. Đến những năm 1930, một tầng lớp trí thức theo giáo dục phương Tây đã xuất hiện. Nhờ sự trao đổi văn hoá, nền văn học Việt Nam hiện đại ra đời trong thời kì này và bùng nổ, văn bản được viết bằng chữ Latinh trong khi các hình thức thông thường của văn học Hán-Nôm dần biến mất. Vậy nên, chữ Hán-Nôm phần lớn đã bị gạt ra và thế vào đó là chữ Latinh, cho cả mục đích trang trọng và đời thường. Và bước thúc đẩy cuối cùng được thực hiện sau Cách mạng cộng sản năm 1945, một chính phủ mới mà đứng đầu là Hồ Chí Minh đã ngay lập tức ban bố chính sách giáo dục “Bình dân học vụ”, dạy chữ viết Latinh trong một chiến dịch xoá mù chữ (lúc này tỉ lệ mù chữ khoảng 95%).

Và đấy chính là cách thức, giờ đến lí do nhé. Có kha khá lí do vì sao Chính quyền thực dân Pháp truyền bá chữ viết Latinh ở Việt Nam. Đầu tiên, hệ thống chữ kép trước đây rất phức tạp. Thứ hai, để đào tạo các quan chức cần thiết, các quan chức được đánh giá cao ở Việt Nam phải phục vụ không chỉ ở địa phương mà còn ở Lào và Campuchia. Và thứ ba, để nâng tầm ảnh hưởng của văn hoá phương Tây cũng như hạn chế sự ảnh hưởng từ Trung Quốc – vốn đã bùng lên nhiều ngọn lửa cách mạng khác nhau lúc bấy giờ. Mà cũng không phải toàn bộ học giả Nho giáo đều phản đối chữ Latinh đâu, dù cho họ có không hoàn toàn đồng tình với sự ảnh hưởng của Pháp với Việt Nam. Một vài người đã gửi con em mình sang học các chương trình dạy phương Tây để có triển vọng tốt hơn cho sự nghiệp; một ví dụ đáng kể là Hồ Chí Minh – người đã học tiếng Hán-Nôm khi còn bé – nhưng sau đó lại vào trường trung học phương Tây (mà ông ấy cũng sớm bị đuổi học vì phản đối hình thức đánh thuế quá cao). Chữ Latinh cũng được xem là một công cụ để cải cách các quốc gia bị trị yếu ớt; các tổ chức giáo dục miễn phí như Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập bởi các học giả Nho giáo nhưng lại dạy chữ viết mới (cho đến khi nó phải đóng cửa vì dạy quần chúng những tư tưởng, quan niệm không phù hợp với chế độ thực dân).

Nguồn: Lịch sử chữ quốc ngữ, 2007, Nhà Xuất bản Tôn Giáo.
______________________________

r/AskHistorians
u[deleted] (23 points)
Tại sao Việt Nam dùng bảng chữ cái Latinh trong hệ thống chữ viết của họ, trong khi các quốc gia châu Á thuộc địa của Châu Âu (Miến Điện, Hong Kong,…) thì không?
____________________
Link Reddit: https://redd . it/22k8gg
____________________

u/sunxiaohu (20 points)
Tiếng Việt trước đây được viết bằng chữ Hán hoặc kí tự tiếng Hoa. Không may mắn, à nói một cách đặc biệt thì nó khá là không phù hợp với ngôn ngữ nói, và một phần cũng vì tiếng Việt thuộc Ngữ hệ Nam Á, trong khi tiếng Trung thuộc Ngữ hệ Hán-Tạng. Có nghĩa là sẽ rất khó để truyền bá giáo dục ở tầng lớp trung lưu, bởi để học viết và đọc đòi hỏi phải học cả Tiếng Trung Cơ Bản trước.

Các ngôn ngữ khác cũng gặp tình trạng tượng tự, như tiếng Hàn và tiếng Nhật, và họ phát triển một hệ thống chữ viết thay thế để thể hiện tốt hơn ngôn ngữ viết của mình. Ví dụ, các học giả người Hàn đã phát triển hệ thống Hangul vào khoảng thế kỉ 15. Xã hội Hàn Quốc từng trải qua sự tăng nhanh tỉ lệ biết chữ cho đến lúc Chiến Tranh Imjin xảy ra, khoảng 1592-1597. Sau đó mức độ biết chữ giảm mạnh, và không bắt đầu tăng lại cho đến tận năm 1905.

Việt Nam từ ban đầu đã đi một con đường khác rồi. Trong thế kỉ 13, các kí tự kiểu Trung mà thậm chí chưa xuất hiện trong tiếng Trung, đã được phát triển chỉ bằng những từ ngữ tiếng Việt. Những kí tự ấy gọi là chữ Nôm, và nó khá là thú vị. Thơ ca Việt Nam trải qua thời kì hoàng kim ngay khi những kí tự ấy được phát triển phong phú lên, và rất nhiều Văn hoá Văn học Việt Nam nợ chữ nôm và những người tiếp nhận chữ nôm từ sớm một lời cảm ơn, cho tới tận ngày nay.

Vấn đề là ông vẫn phải học tiếng Trung ngay từ đầu nếu ông muốn biết đọc biết viết. Vậy nên hầu hết sử Việt đều ghi chép lại về những người bình thường sống một đời họ với tình trạng mù chữ, hoặc chỉ biết đọc. Khi những thầy tu Dòng Tên đến Việt Nam vào thế kỉ 17, họ đã bắt đầu cố gắng giáo dục thế hệ trẻ của Việt Nam. Đây là một chủ đề gây tranh cãi, và tôi muốn nhấn mạnh lại trước khi tiếp tục, rằng tôi không có ý phán xét bất kì ai hoặc bất kì tổ chức nào. Để thoải mái chương trình giáo dục hơn, các tín đồ Công giáo đã phát triển Quốc ngữ, một phiên bản tiếng Latinh của tiếng Việt. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Quốc ngữ đã thay thế chữ Nôm một cách có hệ thống, trở thành ngôn ngữ viết cho tất cả mọi người.

>u/[deleted] (2 points)
* Rõ ràng hơn thì tiếng Việt được viết bằng tiếng Hán (Nôm) [𡨸(漢)喃] là sự hoà trộn giữa các kí tự tiếng Trung có sẵn và các từ mới được tạo ra để thể hiện các từ tiếng Việt bản địa. Tiếng Trung cổ điển (Hán Văn, 漢文) chỉ được dùng bởi các học giả ưu tú. Đại đa số dân chúng không thể đọc và viết bằng một trong hai kiểu chữ viết trên.

* Tiếng Việt có một kho tàng âm tiết đồ sộ hơn bất kì ngôn ngữ Hán tự nào khác và vì thế nó không phù hợp để được viết dưới dạng kí tự tiếng Trung nhưng người ta vẫn tiếp tục tạo ra các kí tự mới mà thậm chí nó còn khó học hơn tiếng Trung nữa. Điều này phần nào khiến tôi ngạc nhiên và làm tôi say mê tìm hiểu nó vì những mục đích nghệ thuật.

* Trước đó, người ta tin rằng có một hệ thống chữ viết cổ gọi là Chữ Khoa Đẩu (chữ nòng nọc, 𡨸蝌蚪). Điều này có nghĩa là hệ thống chữ viết Tiếng Việt khác so với ngôn ngữ Cổ > Trung > Hiện đại.

* Chữ Quốc Ngữ (chữ viết ngôn ngữ quốc gia, 𡨸國語) bắt đầu như phiên âm truyền giáo từ chữ Nôm sang chữ biểu diễn bằng bảng chữ cái. Qua nhiều năm, chữ viết điều chỉnh ngày càng nhiều và cuối cùng đến khi người Pháp đến, họ muốn thiết lập việc sử dụng Quốc ngữ luôn vì hai lí do chính: hạn chế sự ảnh hưởng từ anh bạn hàng xóm từ phía Bắc, và cũng là cửa ngõ cho người dân Việt học tiếng Pháp.

* Ban đầu, âm tiết “ong” và “ông” được viết như oũ và ôũ, tương ứng theo tiếng Bồ Đào Nha.

* Chữ viết của Chữ Quốc Ngữ (chính tả) bị ảnh hưởng chủ yếu từ tiếng Ý (g-/gh-, ng-/ngh-) và tiếng Bồ Đào Nha (nh-, â, ê, ô).
____________________

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *