Cảm giác lo lắng khi biểu đạt ý kiến của chính mình

Vì sao khi ở trước mặt lãnh đạo, tôi thường lo lắng, diễn đạt không rõ ràng và nội tâm cảm thấy hoảng hốt?

Vấn đề này tôi cũng từng gặp phải, nếu như đổi lại là đồng nghiệp đặt câu hỏi tôi sẽ trả lời rất rõ ràng, nhưng nếu là sếp thì tôi lại trả lời không rõ ràng, cảm giác bản thân như múa rìu qua mắt thợ, sau đó lại thường hối hận lúc đó tôi sao lại phế đến thế.

Bản thân ngẫm lại và phân tích thì thấy có một vài phương diện sau:

  • Thứ nhất, bản thân mình không nắm rõ đối với vấn đề mà sếp đặt câu hỏi , hay nói cách khác là chính bạn cũng không dám chắc về câu trả lời.

Cái này dễ ví dụ, bạn học được một kiến thức, cảm thấy đã nắm vững được kiến thức đó rồi. Tuy nhiên nếu bạn phải đem kiến thức này nói lại cho người khác nghe, phải làm cho người khác hiểu được nó nữa thì có chút khó. Vì sao ư? Bởi vì chính bạn cũng chưa thể làm rõ toàn bộ kiến thức đó, Đối mặt với câu hỏi của lãnh đạo, bạn không thể trong chốc lát làm rõ ngay được bản chất của vấn đề.

  • Thứ hai, tính logic trong biểu đạt của bạn là không đủ, thiếu đi sự rèn luyện trong phương diện này.

Cái điều này ví dụ như bạn học rộng hiểu nhiều nhưng vẫn không ăn thua. Vì sao lại như vậy? Tôi không rõ giáo dục hiện nay như thế nào, chỉ biết lúc còn đi học, trường học không hề dạy nội dung liên quan đến tư duy logic. Môn ngữ văn chỉ dạy mở bài, phát triển ý, diểm cao trào và kết bài và một vài ý logic nâng cao hơn chút.

  • Thứ ba, bản thân thiếu sự rèn luyện trong cách việc biểu đạt

Trong công việc hoặc trong cuộc sống, nghề nghiệp có thể diễn thuyết, dạy học, bàn bạc có thể nói tới nghề giáo viên, nghề giảng dạy đào tạo, nhân sự, luật sư, quản lí phát triển thị trường. Trong nghề nghiệp những người này đa số nằm ở vị trí lãnh đạo. Còn những người cũng làm trong nghề nhưng ở vị trí nhân viên cơ bản thì đa số đều không có cơ hội rèn luyện năng lực biểu đạt.

  • Thứ tư, không thân thuộc, không hiểu lãnh đạo của mình,

Nếu như bạn là cấp dưới trực tiếp của sếp, bởi vì mọi người đều quen biết nhau, làm việc trong một thời gian dài, có sự tiếp xúc đều sẽ hiểu rõ được tính tình và thói quen của đối phương, sẽ không có chuyện căng thẳng lo lắng. Dễ xúc động, lo lằng đa phần là trường hợp báo cáo công khai hoặc tiếp xúc với lãnh đạo cao cấp.

Sợ rằng sẽ làm sai hoặc là do không hiểu lãnh đạo thường sẽ căng thẳng. Căng thẳng sẽ khiến cho dây thần kinh hưng phấn kích tích tiết ra adrenaline khiến tim đập nhanh, mạnh máu co bóp và dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi tay. Lúc này, năng lực làm việc của nào khiến cho nó rơi vào trang thái bị kiểm soát bởi cảm xúc , làm sao mà có thể nói chuyện tử tế rành mạch được cơ chứ! Nếu như lãnh đạo còn là người không gần gũi mà có tính tình nóng nảy, thì xong chuyện rồi đấy. Có khi đến tiếng người bạn cũng không thốt ra được. Tôi từng nghe được một ví dụ, sếp hỏi bạn vất vả rồi nhỉ bởi vì vị sếp này là người rất quyết liệt, nhân viên liền đáp một câu “ sếp vất vả, vất vả lãnh đạo mọi người” Ôi trời ại, đây là khịa người ta hay là đang khen người ta thế… lúc đó mặt liền biến sắc luôn

  • Thứ năm, Sếp của bạn không hỏi bạn theo thứ tự bạn trinh bày, làm rối loạn mạch tư duy của bạn.

Những người thường làm báo cáo qua PPT đều biết, có nhiều lúc đều là người phụ trách của các bộ phận khác nhau cùng họp, Tư duy của sếp lại nhảy cóc, khi bạn đang báo cáo một vấn đề, sếp lại đứng ở một góc độ khác để đặt câu hỏi, cho bạn một kích thích bất ngờ. Logic trình bày của bạn sẽ bị rối loạn, phải nhanh chóng ứng biến. Nói không chừng bạn ngơ luôn cũng nên. Gặp phải vị sếp không nể mặt nể mũi nhân viên thật sự nạt bạt mấy câu thì báo cáo phía saukhó mà xong cho nổi, quá khó rồi.

Ngoài ra, ông ta sẽ liên hệ tới các bộ phận khác, đưa ra một vấn đề liên đới, mà bạn lại chỉ biết về nghiệp vụ liên quan đến bộ phận của mình, đối với các bộ phận khác chỉ là biết qua chứ không rành. Nói không đến nơi đến chốn thì không được, nói đến đầu đến đũa mà không nghĩ đến lợi ích của bộ phận khác cũng không được, rất dễ đắc tội tới anh em ….

Trên đây là một số quan điểm của tôi, bây giờ chúng ta cùng nói tới một vài điểm để có thể hóa giải cục diện này nhé:

  • Thứ nhất, phải rành nghiệp vụ của mình, đừng biết một mà không biết hai.

Mọi người đều bận rộn, trong công việc dễ xuất hiện tâm thái qua loa, không rành mạch, có lúc tôi cũng phạm phải vấn đề này. Vì thế chúng ta nhất định phải làm rõ vấn đề này, làm cho nó thật rành mạch. Dùng mô hình 5W1H để đặt ra các câu hỏi, Phải hiểu thực sự, kể cả khi mơ có người hỏi bạn bạn cũng có thể trả lời rõ ràng.

  • Thứ hai, nâng cao năng lực logic của cá nhân

Phải đọc sách, đọc sách và đọc sách, rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện bạn nhé

A, phải học được nguyên tắc kim tự tháp, áp dụng các mô hình phân tích SWOT/ 5W1H.

B, vận dụng tốt phần mềm vẽ sơ đồ tư duy, sau đó luyện tập, nâng cao tư duy, bắt được trọng điểm và nâng cao năng lực đọc hiểu của bản thân.

  • Thứ ba, nâng cao năng lực biểu đạt,

Đọc các cuốn sách liên quan để tích lũy được các tri thức lí luận liên quan đến phương thức nâng cao biểu đạt, một vài cuốn sách bạn nên đọc như < tọa đàm ngẫu hứng>, <nắm bắt tình huống> ….., kĩ năng biểu đạt đều là kĩ năng, bài học do những người phía trước để lại.

  • Thứ tư, làm thân với lãnh đạo

A, hiệu ứng thân quen

Không cần nhiều lời, chỉ cần gặp nhiều lần thì lòng cảnh giác sẽ dần giảm bớt và độ thân thiết sẽ tăng lên.

B, trong một thời gian nhất đinh, đảm bảo tần xuất gặp mặt và trao đổi với nhau. Ví dụ như trong một tháng, phải đảm bảo tần xuất gặp mặt mấy lần, và đều phải chào hỏi.

C, Phương thức giao thiệp

Hiệu quả giao thiệp: Gặp mặt> điện thoại>tin nhắn>email

  • Thứ 5, nâng cao năng lực đảo nghịch tình huống của bạn

Đảo nghịch chính là năng lực đối mặt với khó khăn, nói trắng ra chính là năng lực chống đỡ, loại bỏ sự yếu đuối, ngại ngùng sợ hãi không đáng có,

Ví dụ như báo cáo PPT ở công ti, bạn không trả lời tốt câu hỏi lãnh đạo đặt ra cho bạn, họ liền tặng bạn vài câu khó nghe, không cho bạn mặt mũi. Trong khi nội dung thuyết trình của bạn còn hơn phân nửa chưa nói, nếu bạn không có khả năng chống đỡ thì làm sao có thể tiếp tục thuyết trình cho đến hết bài? Lúc đó cho dù bạn muốn khóc cũng phải hoàn thành, hoàn thành xong rồi thì cho ai có nói gì đi chăng nữa cũng chỉ là gió thoáng mây bay thôi.

Gặp phải vấn đề này phương pháp nên dùng là:

TRƯỚC KHI BÁO CAO HÃY TƯỞNG TƯỢNG RA CẢNH BẢN THÂN BỊ MẮNG NHỮNG CÂU THẢM THƯƠNG, ỨC CHẾ NHẤT, VÀ NHỮNG CÂU BẠC BẼO LÃNH ĐẠO CÓ THỂ NÓI. SAU ĐÓ TỚILÚC BÁO CÁO THẬT, NÓI VỚI BẢN THÂN NHỮNG VIỆC NÀY CHƯA CÓ PHÁT SINH, NẾU NHƯ XẢY RA THẬT CÙNG LẮM CŨNG CHỈ GIỐNG MÌNH NGHĨ THÔI. QUÁ TRÌNH LẶP LẠI NHIỀU LẦN CÁI SUY NGHĨ TỰ NGƯỢC NÀY. ĐỢI ĐẾN LÚC PHẢI TRÌNH BÀYTHẬT BẠN SẼ RẠN RĨ VÀ KHÔNG CẢM THẤY LO LẮNG NỮA.

Trên đây là ý kiến của tôi, nếu bạn thấy có lí thì hãy like và theo dõi để học được nhiều hơn những điều bổ ích trong công việc nhé. ( mình dịch lại thôi chứ không phải lời của người dịch đâu á, haha).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *