Cách hay nhất để luôn luôn mạnh khỏe là gì?

8 bí quyết giữ sức khỏe theo Đông y này

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất đối với mỗi người đấy. Có lẽ khi vẫn đang sung mãn, bạn sẽ không biết quý trọng lắm đâu, nhưng rồi tới lúc đau ốm, bạn sẽ hối hận rằng sao mình không giữ gìn nó hơn một chút. Vì thế, đừng để đến lúc “mất rồi mới tiếc”, hãy biết tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe ngay từ bây giờ nhé.

Hãy xem qua một vài cách không quá khó dưới đây nào:

1. Chỉ uống nước khi khát mà thôi

Phần lớn chúng ta biết rằng việc uống nước ít ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng điều đó không đồng nghĩa là uống nhiều nước thì sẽ tốt hơn đâu. Uống quá nhiều nước sẽ chỉ làm ta đi tiểu nhiều hơn thôi và theo Đông y, nước tiểu sẽ lấy đi một phần Hỏa Khí của thận. Một người có thói quen uống quá nhiều nước trong thời gian dài sẽ khiến thận bị suy nhược. Từ đó sẽ dẫn tới bệnh tật.

Thời xưa, tới lúc đói thì người ta mới ăn, lúc khát mới uống, đó là quy luật rồi, họ chẳng thể ăn thêm khi đã no rồi đâu. Chỉ khi nào khát, chúng ta mới nên uống nước thôi, nhưng đừng để đến lúc quá khát nhé.

2. Ăn như thể đang uống, uống như thể đang ăn, thường xuyên nuốt nước bọt

Ăn như thể đang uống tức là bạn nên nhai thật cẩn thận để nghiền hết thức ăn và uống như thể đang ăn tức là hãy uống thật chậm, theo từng ngụm nhỏ thôi. Điều này sẽ làm thức ăn trở nên thật nhỏ trước khi đi xuống thực quản, giảm tải áp lực cho dạ dày, cùng lúc cung cấp thêm một lượng lớn dịch tiêu hóa, trong đó có men tiêu hóa, rất quan trọng đấy.

Mặt khác, cũng theo Đông y, hai tuyến nước bọt nằm ở dưới lưỡi là hai huyệt vị rất quan trọng giúp tiết ra một phần dịch từ những quả thận quý giá, người ta gọi đó là “ngọc dịch” (dịch quý như ngọc vậy). Quá trình ăn mà như uống, uống mà như ăn này sẽ làm lượng dịch này được tiết ra nhiều hơn trong khoang miệng, giúp tâm trí được minh mẫn, tập trung, từ đó sức khỏe được cải thiện. Đó là lý do vào thời xa xưa, người ta thường di chuyển lưỡi trong khoang miệng để tiết ra nhiều nước bọt hơn rồi nuốt.

3. Đừng ăn quá nó hay quá khuya

Ta đều biết rằng ăn quá mức sẽ gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là vào buổi tối. Đêm là thời điểm toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bộ máy tiêu hóa, cần được nghỉ ngơi. Khi bạn ăn quá nó vào bữa tối, thực phẩm sẽ không thể được chuyển hóa hết thành chất nuôi cơ thể mà lại tạo thành đờm và đờm sẽ khiến cơ thể bạn bị tắc nghẽn bên trong, khí huyết khó lưu thông và từ đấy sinh ra bệnh tật.

Thêm nữa, chế độ ăn của bạn cần có nhiều chất xơ, hãy ăn nhiều trái cây vào, hạn chế chất béo và tinh bột nhé, song vẫn cần đảm bảo tỷ lệ hợp lý, tránh cơ thể bị thiếu chất.

4. Tập thể dục ở mức vừa phải, phù hợp với tình trạng sức khỏe

Những bài tập bình thường sẽ giúp khí huyết được lưu thông và thư giãn tinh thần, từ đó tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, ta chỉ nên chơi thể thao ở cường độ phù hợp và còn phải chọn đúng môn nữa. Tập luyện quá mức sẽ gây phản tác dụng, khiến bạn mắc phải những vấn đề như đau nhức xương, mệt mỏi và khó ngủ…

Thêm vào đó, theo Đông y thì, khi ta luyện tập, lỗ chân lông sẽ mở ra và từ đó khí độc sẽ dễ dàng thâm nhập. Vì thế hãy tránh vận động ở những nơi nhiều bụi bẩn, tránh luyện tập ngoài trời khi đang lạnh và đừng tắm ngay khi vừa mới tập xong…

5. Ngủ đúng giờ và đủ giấc

Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng.

Theo Đông y, lúc ngủ, máu sẽ quay trở lại tim, giúp tái tạo máu huyết. Khoảng từ 6-12 giờ tối là giờ âm, lúc này âm khí rất thịnh và mọi thứ nên được quy tụ lại. Giấc ngủ tốt nhất nên bắt đầu trong thời điểm này, từ đó giúp tái tạo cơ thể. Ta không nên đi ngủ sau 12 giờ đêm và không nên lao động nặng sau 6 giờ tối.

6. Hãy chú ý tới các dấu hiệu của bệnh tật.

Nhiều người chỉ tới khám bác sĩ và phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Điều này không chỉ giảm thiểu khả năng chữa trị mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống trong thời gian dài. Cơ thể có nhiều cơ chế giúp dự đoán bệnh tật, từ đó chúng ta đều có thể cảm nhận được thông qua một vài dấu hiệu tưởng như vô hại.

Thi thoảng ấy chỉ là những triệu chứng thông thường như đau thắt lưng, mỏi gối, ù tai, chóng mặt, kinh nguyệt không đều, tê chân tay thôi… Khi cơ thể xuất hiện bất kỳ vấn đề khác thường nào, nói chung mọi người nên tới các cơ sở y khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

7. Tinh thần nên thoải mái, kiềm chế cảm xúc

Một người bình thường không thể tránh khỏi những lúc vui vẻ, buồn bực, giận dữ… Theo Đông y, nếu những cảm xúc ấy tác động quá mạnh, hoạt động của các phủ, tạng quan trọng, ví dụ như vui quá thì hại tim, lo sợ quá sẽ hại thận, buồn quá sẽ hại phổi… Vì thế, các bác sĩ Đông y luôn khuyên bệnh nhân đừng để cảm xúc dâng lên quá độ, hãy luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng đồng thời phải tu tâm dưỡng tính.

8. Không tự ý dùng thuốc

Nhiều người tự dùng thuốc theo kinh nghiệm hoặc theo tin đồn. Có cả ý kiến cho rằng thuốc bổ là thứ vô hại song sự thật không phải như vậy đâu nhé. Dù là vitamin hay thảo dược cũng có thể phản tác dụng nếu không được sử dụng đúng cách đấy.

Đông y có câu “hư thì bổ”, tức là chỉ khi nào cơ thể thực sự thiếu chất thì mới bổ sung. Hơn nữa, một số loại thảo dược nếu dùng để uống thay trà hằng ngày cũng có thể gây hại như hoa tam thất, Diệp Hạ Châu, lá đắng… Theo Đông y, các loại lá này chỉ nên dùng sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ thôi nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *