CÁCH ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI VĂN MINH CÓ EQ CAO TRONG GIAO TIẾP – KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP HÀNH VI

Mình vừa mới đọc được một quyển sách rất hay, có một phân đoạn có ý chỉ ra rằng: “Những người có EQ cao chân chính là những người có trái tim ấm áp và được mọi người tôn trọng’’. EQ cao ở đây là gì, đó chính là biết cách ăn nói và biết tôn trọng người khác, những người có EQ cao thường là những người có cách ứng xử rất thông minh và văn minh, không phải ai cũng có thể làm được điều đó. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem cách để trở thành một người có EQ cao nhé.

1. Trong giao tiếp đừng nói ‘’Không đúng”, hãy nói ‘’đúng’’. Thay vì bạn phản bác người khác, việc tiếp thu ý kiến của họ sau đó mới bổ sung thêm những điều họ còn thiếu sót sẽ giúp bạn ghi điểm hơn rất nhiều đấy.

2. Lúc nói ‘’cảm ơn’’ có thể thêm chữ ‘’bạn’’ hoặc tên đối phương. Thay vì nói ‘’cảm ơn’’ thì nói ‘’cảm ơn bạn’’ nghe sẽ thân thiện hơn và người khác sẽ có cảm tình với bạn hơn đấy.

3. Khi muốn nhận được sự giúp đỡ từ người khác, cuối câu hãy thêm hai chữ ‘’được không. Tuyệt đối đừng dùng giọng điệu ra lệnh để nói chuyện, hãy thêm ‘’được không’’ ở cuối câu, điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng.

4. Lúc nói chuyện ít dùng từ ‘’tôi’’, hãy dùng từ ‘’bạn’’, điều đó sẽ khiến bạn trông đáng yêu hơn nhiều.

5. Dùng nhiều từ ‘’chúng tôi’’, ‘’chúng ta’’ có thể nhanh chóng kéo gần khoảng cách một mối quan hệ.

6. Lúc khen người khác, không nên khen chung chung, hãy khen một cách cụ thể chi tiết.

7. Khen ngợi những ưu điểm ít người nhìn thấy, những phần đối phương mong muốn được khen ngợi.

8. Dùng phương thức trêu đùa để khen người khác, khiến đối phương thoải mái hơn.

9. Trước mặt chê bai, sau lưng nói những lời tốt đẹp.

10. Bạn có thể chê cười bạn mình. Nhưng không thể chê cười sở thích, đặc biệt là thần tượng của họ.

11. Lần đầu gặp mặt nhất định phải nhớ tên của đối phương.

12. Dù cãi nhau kịch liệt như thế nào, phẫn nộ ra sao, cũng không nên nói lời tổn thương lòng tự trọng của đối phương.

13. Chân thành chính là nói những lời thật lòng chứ không phải là khó nghe.

14. Nhìn thấu sai sót của người khác nhưng không nói ra, hãy cho họ một đường lui.

15. Trong một buổi xã giao, phải nghĩ đến cảm nhận của thiểu số. Nếu trong một buổi tụ tập, đừng chỉ chăm chăm nói chuyện hăng say với ai quá, hãy tạo một bầu không khí thoải mái để người khác có thể cùng tham gia vào.

16. Nếu bạn nhất định phải khoe khoang, hãy thêm một vài câu chuyện xấu hổ liên quan để trung hòa bầu không khí.

17. Đừng nói ‘’Bạn hiểu tôi nói gì không?”, hãy nói “Tôi nói có rõ ràng không?”.

18. Có một cách an ủi người khác chính là nói một vài chuyện bi thảm của mình, để đối phương nguôi ngoai môt chút”.

19. Đừng nói mãi về nỗi khổ của mình, mỗi người ai cũng có nỗi khổ riêng cả.

20. Lúc nói chuyện, nếu mình ngắt lời đối phương, hãy hỏi: “Vừa rồi bạn nói gì thế?”.

21. Trong các cuộc nói chuyện đừng quá hiếu thắng, bạn thắng về đạo lý, nhưng sẽ thua ở mặt tình cảm.

22. Lúc hưởng vinh quang, nên nhắc đến công lao của người khác.

23. Lúc phải chịu trách nhiệm, đừng quên nhắc đến bản thân mình, hãy luôn tự kiểm điểm mình trước.

24. Lúc tìm người hợp tác, đừng chỉ nói bạn muốn gì, hãy nói bạn có thể cho đối phương những gì.

25. Hãy tôn trọng và nhẫn nại, dù đó là người mà bạn thân thiết nhất.

Những tips nhỏ ở trên mình đúc kết được từ quyển sách “Sống thực tế giữa đời thực dụng”. Mình cảm thấy người có EQ cao là những người rất đáng để ngưỡng mộ, họ có thể tự làm chủ hành vi và lời nói của bản thân, họ bao dung và rộng lượng, là những người rất ấm áp. Vì vậy chúng ta hãy rèn luyện để trở thành một người hiểu biết và làm chủ được cuộc đời của mình nhé 

Biên soạn by Nguyễn Thị Yến Nhi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *