Các yếu tố kì ảo trong Pan's Labyrinth là có thật hay chúng chỉ đến từ sự tưởng…

Các yếu tố kì ảo trong Pan’s Labyrinth là có thật hay chúng chỉ đến từ sự tưởng tượng của Ofelia?

Các yếu tố kì ảo trong Pan’s Labyrinth là có thật hay chúng chỉ đến từ sự tưởng tượng của Ofelia?

(N.d: lưu ý, có thật ở đây là có thật trong thế giới và bối cảnh câu chuyện mà Del Toro xây dựng)

A: Eric M. Van

Tôi cho rằng câu trả lời chính xác nhất tùy thuộc vào quyết định của bạn. Bộ phim không đưa ra chi tiết nào cho thấy những yếu tố đó là thật hoặc ngược lại.

Giả như các yếu tố kì ảo đó hoàn toàn không có thật, cái kết sẽ rất khiên cưỡng và khó chấp nhận.

Nếu chúng là thật, câu chuyện sẽ có một kết thúc theo cách một câu chuyện cổ tích phải có, theo như định nghĩa của Tolkien (N.d: tác giả của The Lord of the Rings), là một “eucatastrophe” (N.d: tạm hiểu là “phước lành của tai ương”, Google để hiểu rõ hơn), “hạnh phúc trong tai ương, sẽ đem đến một ân sủng…” một ân sủng bất ngờ và kì diệu… và Niềm Vui sẽ trổi dậy. Niềm Vui vượt qua mọi hữu hạn của thế giới này, dẫu cho bị đau thương vùi dập”

Del Toro muốn chúng ta phải đưa ra một quyết định. Và từ quyết định đó, ông ấy muốn nhấn mạnh giá trị của những câu chuyện và trí tưởng tượng. Cũng như Del Toro, (trong On-Fairy Stories), Tolkien đã định nghĩa “eucatastrophe”, Tolkien cho rằng, như đã đề cập ở phần trên, khát vọng tự do và sự phê phán trong các câu chuyện giả tưởng luôn có khuynh hướng “thoát ly khỏi thực tại”. “Tại sao anh ta lại chịu sự khinh miệt?” Tolkien viết, “Nếu anh ta chịu tù đày, phải chăng anh ta rất khao khát được tự do và trở về bên gia đình? Nhưng nếu tự do là thứ quá xa xỉ với anh ta, thì có chăng anh ta cũng sẽ tìm quên đi thay vì cứ nghĩ về bốn bức tường và sự cô đơn sau song sắt?”

Cuộc nội chiến Tây Ban Nha (N.d: The Spanish Civil War, diễn ra trong thời kì TBN nằm dưới sự cai trị của Francisco Franco) chính là ngục tù với Ofelia. Và cô bé đã chọn được giải thoát. Chúng ta chỉ không biết liệu đó là sự giải thoát theo triết lí của Tolkien, một cuộc thoát ly của trí tưởng tượng và tinh thần trổi dậy, hay đó là một sự giải thoát chân thực.

Và về phía Del Toro, vâng, cũng như vậy, Del Toro đã xây nên một hữu hạn về suy nghĩ. Bạn có chọn thoát khỏi sự hữu hạn đó hay không?

Một trong các lí do mà cá nhân tôi không thực sự dành nhiều tình cảm cho Pan’s Labyrinth như những người khác bởi tôi là con người của khoa học và có nghiên cứu về tâm lý học. Không có gì đủ tác động để tôi phải phân vân giữa “đây là sự thật” và “có lẽ là do các nhân vật tưởng tượng ra”, nên thường thì tôi sẽ chọn vế sau, ví dụ như The Babadook, một tác phẩm điển hình cho hai sự phân vân mà tôi vừa đề cập. Với cá nhân tôi, đó là điều khiến mọi thứ thú vị hơn. Tôi không tin vào quái vật, nhưng tôi tin vào những người đã sáng tạo ra chúng.

Như tôi đã nói, cái kết không hoàn mỹ của Pan’s Labyrinth là thứ khó có thể chấp nhận. Đó là một cuộc phiêu lưu của niềm vui trổi dậy vượt qua những hữu hạn của thế giới đầy thương đau này. Nhưng tôi tin rằng với những quan điểm cá nhân của mình, tôi sẽ phải suy nghĩ về nó nhiều hơn những người khác.

https://qr.ae/pNsTAz

A: John Gilbert

Cái hay của Pan’s Labyrinth là đưa người xem đến những quyết định mà bản thân họ cảm thấy phù hợp.

Với những người có suy nghĩ lạc quan, họ sẽ tin rằng mọi thứ là có thật và sau cùng Ofelia cũng được sống hạnh phúc trong câu chuyện cổ tích của mình.

Và với những người bi quan, thì tất cả chỉ là ảo mộng đến từ sự tưởng tượng của Ofelia để trốn tránh thực tại kinh hoàng đang bủa vây lây cô bé.

Đôi khi tôi suy nghĩ lạc quan, và đôi khi cũng bi quan. Nhưng trong trường hợp này, tôi lại có phần bi quan nhiều hơn, và có lẽ với tôi, tất cả chỉ là ảo mộng mà Ofelia đã tưởng tượng ra.

Nhưng… tôi cũng cho rằng cô bé đã có một kết thúc có hậu cho riêng mình. Bởi dẫu cho đau thương và nỗi kinh hoàng đang vây lấy thực tại, thì trong tâm trí cô bé, cái chết không tồn tại, Ofelia được sống trong thế giới của riêng mình, ở một vương quốc mà cô bé sẽ “trị vì qua muôn thế hệ” (điều này làm ta có thể liên tưởng đến trong các lí thuyết Ki Tô giáo)

Vậy nên, bất chấp chúng ta đã lựa chọn điều gì, thì riêng với Ofelia, trong tâm trí cô bé, hạnh phúc đã viên mãn.

https://qr.ae/pNsT4p

N.d: mình để ý thấy một số trang phim online ở Việt Nam dịch nhan đề bộ phim này là “Mê Cung thần Nông” thì không được chính xác lắm, bởi vì thần Pan trong văn hóa Châu Âu khác với khái niệm thần nông ở Châu Á nên dịch là thần nông dễ gây hiểu sai. Ngoài ra thì đây là một bộ phim thuộc dạng kinh điển trong thể loại phim cổ tích của Guillermo Del Toro và thích hợp với những người muốn đổi gió xem một bộ phim không nói tiếng Anh (Pan’s Labyrinth dùng tiếng Tây Ban Nha hoàn toàn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *