CÁC VỊ VUA, HOÀNG ĐẾ VÀ GIÁO HOÀNG PHÁT BIỂU TRƯỚC CÔNG CHÚNG NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC KHI MICRO RA ĐỜI?

Có 2 hình thức diễn thuyết trước công chúng:

  1. Fixed Public Speaking: diễn thuyết tại một không gian kiến trúc được thiết kế riêng cho hoạt động này.
  2. Field Public Speaking: diễn thuyết tại chiến trường hoặc những nơi bất kì khác.

Ở cả 2 hình thức này, như mọi người đã chỉ ra rồi đó, những người cần phải nói trong một không gian rộng lớn (ví dụ như diễn viên, người biểu diễn, những chính khách,…) cần luyện giọng để có thể điều chỉnh âm lượng và cách nhả chữ. Ở Hy Lạp, khi dạy về thuật hùng biện, người ta không chỉ dạy về triết lí, cách thức lập luận mà còn dạy cả cách nói nữa. (Nhà hùng biện người Hy Lạp nổi tiếng Demosthenes đã từng kể lại rằng, để khắc phục nhược điểm của bản thân khi nói, ông đã bỏ hòn đá cuội vào miệng mình và hét lên trước những tiếng gầm của đại dương) (https://en.wikipedia.org/wiki/Demosthenes)

Fixed Public Speaking

Có rất ít tranh cãi về Fixed Public Speaking bởi vẫn còn khá nhiều công trình kiến trúc và những bản ghi âm còn sót lại, cho thấy những không gian (ví dụ như Nhà hát vòng tròn) đã được thiết kế chuyên biệt cho những hoạt động “biểu diễn lời nói” và có thể làm giọng nói của những diễn giả hoặc ca sĩ trở nên âm vang hơn. Những nhà hát Hy lạp cổ đại, ví dụ như Nhà hát Dionysus ở Athens có sức chứa lên đến 17,000 người, hay Nhà hát Epidaurus đều cho ta thấy rằng kĩ thuật âm thanh ở những nhà hát này được thấu hiểu rất sâu sắc. Tương tự với những nhà thờ hồi giáo, nhờ vào sự kết hợp giữa chiều cao và hình dạng của mái vòm ở phía trên, những lời cầu nguyện cũng được khuếch đại lên nhiều lần.

Ngày nay, có rất nhiều người đã nghiên cứu về cấu trúc của những công trình cổ đại này và thấy rằng chúng vô cùng tinh xảo, phức tạp. (Để hiểu rõ hơn, cậu có thể tìm hiểu thêm tại Acoustical Society of America) (https://acousticalsociety.org/)

Ở trong những cấu trúc đặc biệt này, một người biểu diễn thuần thục sẽ nói với âm lượng khoảng 90dB (khá to đấy), thế là ai ai trong khán đài cũng có thể nghe được. Với những người chưa được huấn luyện chuyên nghiệp, họ có thể sử dụng những chiếc loa đơn giản, loại cầm tay hoặc loại được lắp đặt sẵn trong mặt nạ.

Một lưu ý nhỏ là ngày nay, người biểu diễn tại những không gian như Nhà hát lớn Metropolitan tại New York cũng không sử dụng bộ khuếch đại điện tử. Họ được huấn luyện với chuyên môn cao hơn và có thể nói ở âm lượng khoảng 100dB để ai trong nhà hát cũng có thể nghe được dễ dàng.

Field Public Speaking

Có khá nhiều ý kiến trái chiều về Field Public Speaking, cách thức hoạt động của nó cũng như mức độ chính xác của những văn bản được ghi chép lại. Nói ngắn gọn thì các nhà khảo cổ học không thực sự đồng quan điểm rằng liệu một vị chủ tướng có thể diễn thuyết trước nhiều người trong một không gian hỗn loạn đến thế hay không, liệu người ta truyền tai nhau hay bài diễn thuyết được đọc đi đọc lại nhiều lần ở các vị trí khác nhau. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng thử nghiệm thông qua việc tái tạo lại, phân tích âm thanh và các kĩ thuật khác, nhưng dường như các nhà sử học vẫn chia làm hai phe đối lập. (Trích từ Hansen, “The Battle Exhortation in Ancient Historiography: Fact or Fiction?”).

Có đủ những ví dụ về những chiếc ống loa trong những nền văn hóa khác nhau (chúng ta có những hiện vật ở khắp châu Âu, Bắc Mĩ và cả châu Á) nhưng lại có rất ít thông tin đáng tin cậy về mức độ hiệu quả của chúng trong những hoàn cảnh khác nhau.

Có một giai thoại khá thú vị từ cựu tổng thống Hoa Kì Benjamin Franklin: ông ấy không tin rằng buổi diễn thuyết của George Whitefield (https://en.wikipedia.org/wiki/George_Whitefield) thu hút nhiều người như đã báo cáo. Thế là Benjamin Franklin đã tham dự một buổi, tính toán thật nhanh và nhận ra có khoảng 30,000 người (thậm chí còn nhiều hơn) đã ở đó. Ông ấy còn kể lại rằng, ai ai trong khán đài cũng có thể nghe được giọng nói bùng nổ của Whitefield. (Trích từ Thomas Kidd, “George Whitefield: America’s Spiritual Founding Father”)

Tham khảo:

Henry Montgomery, “Amplification and High Fidelity in the Greek Theater”

Bernhard Floch, “Microphones and Megaphones in the Roman World”

Edward Anson, “The General’s Pre-Battle Exhortation in Graeco-Roman Warfare”

M. Hansen, “The Battle Exhortation in Ancient Historiography: Fact or Fiction?”

George Whitefield
Những chiếc mặt nạ của người Hy Lạp cổ, bên trong đều được trang bị ống loa giúp khuếch đại giọng nói của diễn viên
Nhà hát Dionysus
Nhà hát Epidaurus
Nhà thờ Hồi giáo với mái vòm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *