Các tay đua F1 cần phải có sức khỏe như thế nào?

Một điều có thể lập luận ở đây rằng các tay đua công thức 1 là những vận động viên khỏe nhất thế giới.
Ví dụ, các tay đua sẽ phải chống chịu các tình thế sau:
Khi ôm cua rộng ở tốc độ cao, đầu của các tay đua có thể phải nhận áp lực lên tới 5 lần lực hấp dẫn (5G)
Khi tay đua nhả ga mà không sử dụng phanh, anh ta sẽ chịu đựng sự giảm tốc cực lớn từ lực phanh của riêng động cơ, nó lớn hơn nhiều so với trường hợp chúng ta giẫm phanh gấp khi lái ô tô thông thường.
Các tay đua F1 phải chịu tải trọng G (G-loads) rất lớn khi xảy ra va chạm. Trong hầu hết các trường hợp họ đều sống sót và tránh được những chấn thương nặng
Nhịp tim duy trì của họ có thể lên tới 190 bpm trong suốt cuộc đua.
2-3 lít là lượng mồ hôi một tay đua có thể mất trong quá trình đua xe
Những tay đua F1 tựa như các siêu anh hùng của Marvel bước ra đời thực vậy.
Họ có phản xạ cực nhanh, sở hữu thị lực tuyệt vời, có cảm giác nhạy bén bẩm sinh về cách một chiếc xe di chuyển quanh các cung đường, khả năng chịu đựng nhịp tim và nhịp thở cao, họ còn phải vừa điều khiển một chiếc xe cực kỳ phức tạp thông qua các nút điều khiển trên vô lăng vừa giữ liên lạc với đội ngũ kỹ thuật của mình xuyên suốt cuộc đua.
Hình: Vô lăng của một chiếc F1 Mercedes
Tuyển thủ F1 phải tập luyện liên tục, họ có sức bền và tình trạng thể lực tuyệt vời. Một cuộc đua thể thức 1 điển hình sẽ kéo dài 1,5 – 2 tiếng thường là trong điều kiện thời tiết ấm áp, trong suốt khoảng thời gian đó các tay đua cần duy trì được tình trạng sung sức nhất của mình.

Tôi không nghĩ có vận động viên nào phải cạnh tranh nhiều thứ khi thi đấu hơn là một tay đua F1 trong cuộc đua.

Thông tin thêm
Những áp lực một tay đua F1 cần phải đối mặt
Lực G
Lực khí động học đạt được khi điều khiển một chiếc xe hạng nhẹ ở tốc độ cao, kết hợp với một hệ thống phanh hiệu quả, sẽ dẫn đến lực tác động lên người lái theo phương ngang, phương dọc và thẳng đứng.
Những tay đua công thức 1 sẽ phải chịu được lực theo gia tốc thẳng đứng lên tới 3 g, tương tự như áp lực một phi hành gia phải trải qua trong quá trình phóng tàu vũ trụ vào không gian. Trên Trái đất, con người sẽ phải chịu một lực 1 g hoặc 9.8m/s. Điều này có nghĩa các tay đua nhận áp lực gấp 3 lần lực hấp dẫn thông thường.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc phải chịu đựng mức lực G cao như vậy, cùng với tần suất và tốc độ thay đổi của nó khi các tay đua chuyển hướng gấp và liên tục tăng, giảm tốc, sẽ làm tiêu thụ một lượng lớn năng lượng của người lái.
Mark Webber, cựu tay đua F1 của Red Bull, cho biết anh thường xuyên phải nín thở vài lần khi lái vì rất khó để thở bình thường khi mức lực G lớn hơn 3. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra ở mức 2-3 g, thị lực của người lái sẽ bị mờ đi và thị lực ngoại vi cũng giảm sút.
Sức ép từ nhiệt
Một trong những yếu tố tồi tệ nhất trong môn thể thao này là nhiệt độ cực kỳ lớn mà các tay đua phải chịu đựng khi lái ở tốc độ cao. Tay đua sẽ phải mặc nhiều lớp quần áo chống cháy (chẳng hạn như Proban hoặc Nomex), và những thứ này đều giữ nhiệt. Yếu tố đó kết hợp với lượng nhiệt tỏa ra từ động cơ xe có thể khiến người lái mất đến 5% tổng lượng chất lỏng trong cơ thể thoát ra dưới dạng mồ hôi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể gây ra tình trạng mất nước, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và phối hợp vận động.
Cơ bắp quá tải
Thêm vào đó, việc sử dụng cơ bắp để nhấn ga hoặc phanh đối với những chiếc xe mãnh thú này không hề đơn giản, nhất là khi so với bất kỳ một chiếc xe nào khác.
Người lái phải tác động một lực khoảng 62 kg (lực cần thiết để thực hiện một lần nâng 60kg với máy tập đùi thông thường) vào bàn đạp phanh và trong khoảng 100 phút đua, người lái sẽ phải thực hiện thao tác này hơn 250 lần. Khi xoay vô lăng, sẽ cần khoảng 15kg lực quay mỗi lượt và hành động này xảy ra khoảng 1000 lần mỗi vòng đua. Tổng hợp tất cả những thứ ở trên lại với nhau, có thể kết luận rằng tay đua F1 thực hiện mức vận động thể chất tương tự như các vận động viên chuyên nghiệp.
Trạng thái tỉnh táo cao độ của tay lái sẽ làm tăng thêm phần căng thẳng cảm xúc. Nghiên cứu được thực hiện trên các tay đua đã phát hiện ra rằng nhịp tim của họ có thể lên đến 190 lần một phút trong một cuộc đua.
Ngoài những tác động đã được liệt kê chi tiết ở trên, nhiều suy đoán cho rằng những xung động từ xe và động cơ khi điều khiển ở tốc độ cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến khả năng tri giác, vận động và nhận thức của những tay đua hàng đầu này. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để định lượng mức độ căng thẳng do những xung động toàn thân này gây ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *