Các nhà khoa học hồi sinh cây cổ thụ từ hạt 32.000 năm tuổi

Hồi năm 2012, nhóm các nhà nghiên cứu Nga đã tạo ra bước đột phá mới khi họ tái sinh một loạt cây Silene stenophylla từ vỏ hạt 32.000 năm tuổi. Thành tựu này được họ chia sẻ trong một bài báo đăng trên Proceedings of the National Academy of Sciences.

Những hạt giống được tìm thấy ở Siberia được bao quanh bởi nhiều lớp bao gồm xương voi ma mút, bò rừng bison và tê giác lông cừu. Hạt được chôn cất bởi một con sóc gần sông Kolyma trong Kỷ băng hà.

Mặc dù bị bao phủ bởi lớp băng dày 37m, nhóm nghiên cứu vẫn có thể tái sinh Silene stenophylla – một loài thực vật có hoa màu trắng– bằng cách chiết xuất mô và cho nó nảy mầm trong lọ thủy tinh.

Nghiên cứu cho biết: “Mô thực vật của S. stenophylla trong kỷ Pleistocen muộn, được bảo quản tự nhiên trong lớp băng vĩnh cửu có thể được tái sinh bằng cách sử dụng nuôi cấy mô và vi nhân giống để hình thành cây sinh sản hữu tính khỏe mạnh”.

Trước đó, kỷ lục tái sinh cây lâu đời nhất là cây chà là Judean có niên đại khoảng 2.000 năm trước.

Nhóm nhà khoa học Nga chia sẻ quá trình bảo quản lạnh mô thực vật tự nhiên trong hàng nghìn năm đã chứng minh vai trò của lớp băng vĩnh cửu như là nơi lưu giữ nguồn gen cổ đại, đây là nguồn gen tiềm năng, giúp cho quá trình nghiên cứu tốc độ tiến hóa vi mô.

Vào năm 2020, các nhà khoa học Áo cũng đã tiến hành một cuộc điều tra mới để thử và xác định làm thế nào mà loài thực vật ở Bắc Cực có thể hồi sinh sau một thời gian dài.

Giáo sư Margit Laimer, nhà công nghệ sinh học thực vật tại Đại học Tài nguyên thiên nhiên và Khoa học Đời sống ở Vienna, cho biết bà và các đồng nghiệp đã có thể tìm hiểu sâu hơn về bí ẩn sau khi lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Nga bắt đầu tan.

Laimer nói: “Tôi nghĩ nhân loại cần biết ơn vì những kiến thức chúng ta biết được để bảo vệ nguồn đất trồng trọt của mình.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *