Các loại thực phẩm “danh tiếng” trong thế chiến I

Các loại thực phẩm “danh tiếng” trong thế chiến I:

Nguồn: Nguyen Do Tung Anh.

1. Súp Schrapnellsuppe nấu từ đậu Hà Lan hay đậu các loại. Nó cứng đến nỗi bị lính Đức gọi chế nhạo là súp đạn ghém.

2. Bánh mì mùn cưa, được làm bằng bột mì độn mùn cưa cho nặng. Lính Đức nhai được món này nhờ phết mứt củ cải lên.

3. Súp Maconochie gồm thịt bò, khoai tây, cà rốt, hành tây, đậu, bột mì, mỡ lợn và muối. Lính Anh kể lại là món này khi thời tiết nóng trở nên không thể nuốt nổi, còn khi trời lạnh ăn vào có thể mất mạng.

4. “Bánh mì củ cải” Anh làm từ rễ cây củ cải nghiền nhỏ+sấy khô. Cắn răng nuốt hay chết đói nào? ?

Rốt cuộc, Mỹ là nước mà binh lính ăn uống sướng nhất. Các lò bánh mì dã chiến được lập ngay gần tiền tuyến nên lính thoải mái xơi bánh nướng nóng giòn (bột mì tươi). Trong khi các đồng minh Anh Pháp phải đập nhỏ bánh mì ra bỏ vào nồi nấu thành súp mới ăn được, do vận chuyển và bảo quản lâu ngày.

Quân đội các nước đều chia khẩu phần chiến trường thành ba loại:

– “Khẩu phần dự bị” được mỗi người lính đeo trong ba lô. Nó thường bao gồm: thịt hộp, bánh quy cứng, đường, cà phê và muối. Nó được sử dụng khi mà vì bất kỳ lý do gì, đơn vị không thể ăn đồ từ bếp dã chiến.

– “Khẩu phần chiến hào” được sử dụng khi thực phẩm được nấu nướng trong bếp dã chiến ngay tại các hầm hào. Thịt bò, cá hồi hay cá mòi trong các hộp này vẫn có thể ăn trực tiếp, nhưng khuyến cáo nên nấu chín.

– “Khẩu phần khẩn cấp” bao gồm các thực phẩm có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như sô cô la. Tính năng quan trọng nhất của nó là tính di động tuyệt vời nhờ nhỏ gọn và nhẹ. Nó còn được gọi là ‘khẩu phần sắt’, do được đóng gói trong các thùng kim loại rất chắc chắn.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *