Cả đời không kết hôn sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì?

Bắt đầu nói từ mốc lúc bạn hơn ba mươi tuổi trở đi.

Ba mươi hai tuổi, mỗi ngày bạn đều vùi mặt vào công việc, tan ca thì gọi đồ ăn ngoài, buổi tối ngồi xem chương trình truyền hình. Một mình vui vẻ tự tại, không phải dỗ con, không phải nấu cơm, thậm chí còn không cần lo lắng về tiền sính lễ. Chỉ là ba mẹ bạn sẽ khá vội vã, nhưng nếu không phải họ chủ động gọi thì có lẽ bạn cũng sẽ không quá khó chịu. Một mình kiếm tiền, một mình tiêu sài, không phải cãi lộn, thích đi đâu thì đi, thích chơi gì thì chơi.

Ba mươi lăm tuổi, bạn nghĩ thông rồi. Bạn yên tâm chơi đùa với những cô gái/chàng trai khác. Bạn độc thân, người khác cũng không thể nói bạn thế này thế kia. Chủ yếu là có những lúc bạn sẽ nhịn không được mà suy nghĩ, người khác trông con, bạn nhàn rỗi, người khác nói chuyện lớp phụ đạo của con thu nhiều tiền, bạn tự động rút lui, bạn chẳng có kinh nghiệm gì về mấy chuyện này, người khác cũng tự nhiên không để tâm đến ý kiến của bạn.

Bốn mươi tuổi, sức khỏe của bạn vẫn khá tốt, chỉ là đồ ăn ngoài nhiều dầu mỡ khiến bạn đau bao tử. Công việc của bạn vẫn vậy, cuộc sống cũng khá vô vị, khoảng thời gian thế này căn bản cũng không có tâm trạng gì. Bạn tự đi du lịch nhưng vẫn luôn cảm thấy cô đơn, không có ai trông túi giúp bạn, không có ai chia sẻ niềm vui. Bạn không muốn về nhà bởi vì bạn chỉ có một mình, trời cứ lạnh như vậy thì đi đâu chẳng giống nhau.

Năm mươi sáu tuổi, bạn đi được nửa đời người rồi. Chỉ có nghỉ hưu mới khiến bạn có cảm giác khác biệt. Thực ra cũng chẳng có gì để viết ra nữa cả. Bạn có một số tiền tiết kiệm, bạn cảm thấy có thể dùng nó dưỡng lão được rồi. Ngày ngày cứ trôi qua theo quy luật của nó, bạn vẫn là chẳng có cảm giác gì.

Sáu mươi sáu tuổi, bạn đã trở thành một lão già trong công viên rồi. Ban ngày ra đó tắm nắng, buổi tối đi qua quán ăn công cộng mua một suất cơm. Ăn vào lại cảm thấy thật khó nuốt, phiền muộn vì bao nhiêu năm như vậy rồi cũng chẳng nấu được một bữa cơm tử tế, sau đó rất nhanh bạn lại chẳng để tâm thêm gì nữa.

Bảy mươi tuổi, bạn cảm thấy sức khỏe của bạn không còn tốt như trước nữa. Lúc ốm rất cô đơn, tự mình chịu đựng cơn đau để đi đăng kí lấy thuốc. Tiền tiết kiệm của bạn tiêu quá nhanh và giá cả thì tăng chóng mặt. Trước kia bạn từng cảm thấy mình có thể vui vẻ nghỉ hưu nhưng giờ lương hưu không cho phép bạn đi du ngoạn sông núi, sức khỏe cũng kém xa so với trước kia. Ông Vương nhà sát vách bất đắc dĩ phải đi làm bảo an ngoài cổng, ông ấy nói rằng đó là trải nghiệm cuộc đời. Còn bạn thì bắt đầu gặp khó khăn trong việc mặc quần áo, dậy muộn và ngồi thất thần trên ghế sofa cả ngày trời. Bạn tính toán lương lưu của mình, có lẽ bạn phải chuẩn bị tinh thần rồi.

Tám mươi tuổi, bạn đi đăng kí để nhân viên xã hội đến thăm bạn mỗi ngày. Bạn đã không thể đến công viên cách đó 500 mét nữa. Ở nhà lại cảm thấy rất buồn chán, bí bách. Tivi chẳng có gì để xem, thưởng thức các món ăn cũng không còn phù hợp với tuổi của bạn nữa. Không có ai đến gặp bạn, bạn cũng chẳng muốn gặp ai. Không muốn tìm ai nói chuyện, sợ cuộc đời vô thường lại gây phiền phức cho người khác. Bạn dồn hết tiền bạc và muốn giao phó cho ai đó giúp bạn lo liệu, cũng sợ rằng sau khi bạn qua đời rồi không có ai quan tâm bạn. Tổ chức cộng đồng giúp bạn đăng kí, bạn cảm thấy quá qua loa rồi. Bạn nghĩ đến người thân… Nhưng, những người không muốn tiền của bạn cũng sẽ không nhận, những người muốn tiền của bạn, bạn không yên tâm họ có thể thực sự nghiêm túc làm tròn hậu sự sau khi bạn mất.

Giống như chờ đợi một điều gì đó nhất định sẽ tới nhưng lại không chắc chắn về mặt thời gian. Bạn bắt đầu sợ hãi rồi.

Bạn thường gặp ác mộng vào ban đêm, có nhiều kí ức chợt ùa về.

Lúc tỉnh dậy, nghe thấy tiếng mẹ gọi ở ngoài cửa: Dậy ăn sáng đi con, sắp muộn làm tới nơi rồi. Đã hơn ba mươi tuổi mà cứ như đứa trẻ con ấy!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *