Buổi tối trước khi trận Manzikert (1071) diễn ra, Hồi vương Alp  Arslan của Đế Chế T…

Buổi tối trước khi trận Manzikert (1071) diễn ra

Buổi tối trước khi trận Manzikert (1071) diễn ra, Hồi vương Alp Arslan của Đế Chế Turk Seljuk đã gửi 1 phái đoàn hòa bình đến chầu hoàng đế Đông La Mã (Byzantine).

Phái đoàn này được dẫn đầu bởi học giả Hồi Giáo Ibn Al-Muhalban, người được Calipha (1) gửi đi làm quân sư cho Hồi Vương Seljuk để chống lại đế chế Fatimid (đang chiếm đóng Bắc Phi, Ai Cập và vùng Levant). (2)

Hồi vương của Seljuk lúc này coi Đế chế Fatimid ở phía Nam là kẻ thù không đội trời chung phải tiêu diệt bằng được, lo sợ đánh Byzantine có thắng cũng không còn sức đánh Fatimid nên đã gửi thư đến đàm phán hòa bình với hoàng đế La Mã.

Mặc dù đã tiếp đãi sứ giả khá tôn trọng. Nhưng hoàng đế La Mã, do quá tự tin vào binh lực vượt trội và các chiến thắng liên tiếp gần đây nên đã từ chối. Đồng thời bắt sứ giả của Hồi vương phải hôn đất trước ngai vàng. Đây là 1 hành động sỉ nhục đến đại diện của lãnh tụ Hồi Giáo.

Sáng hôm sau, 3 cánh tả-hữu-trung quân Byzantine bị xạ kỵ Turk Seljuk thả diều bắn tên hit-and-run liên tục. Đến tối, dù trung quân Byzantine đã đuổi đến tận doanh trại của quân Seljuk song vẫn chẳng đánh thương vong được chủ lực kẻ thù, buộc phải rút về. Trung quân Seljuk được tự do đã tiến hành đánh tạt sườn cánh trái Byzantine đang đuổi theo cánh phải Seljuk.

Bị 2 gọng kìm khép lại, cánh trái Byzantine thua tan tác.

Phía sau, lực lượng quân dự trữ Byzantine thì tạo phản, về Constantinople đảo chính giành ngôi vua. Cánh phải đang đuổi cánh trái Seljuk, do nghe quân tạo phản đưa tin giả hoàng đế tử trận và 2 cánh kia bại trận nên cũng nghe lệnh rút về. Bỏ mặc hoàng đế cùng 2 cánh kia chiến đấu với quân xâm lược đông đảo hơn.

Người Seljuk dồn chủ lực tiêu diệt từng cánh quân 1. Quân Byzantine thảm bại, hoàng đế bị bắt sống trong nhục nhã.

Tính ra chỉ có 1/3 trong tổng số 7 vạn quân Byzantine tham gia đánh trận này với 3 vạn kỵ binh Seljuk mà thôi

———————-

(1) Là người thừa kế nhà tiên tri Mohammed, lãnh tụ tôn giáo, chính trị, quân sự của thế giới Hồi giáo. Rất có uy tín trong dân chúng.

(2) Đế chế Fatimid là đế chế tan rã ra từ Vương Triều Hồi Giáo Abbas đối trọng với đế chế Turk Seljuk đang chiếm trọn vùng Ba Tư và Trung Á (thế giới Hồi Giáo đang bị chia rẽ).


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *