#bullies #intellectualbullies #inequality Hỏi: Có phải chúng ta đang nhân từ với bạ…

Có phải chúng ta đang nhân từ với bạo lực trí tuệ hơn bạo lực thể chất không?

Có phải chúng ta đang nhân từ với bạo lực trí tuệ hơn bạo lực thể chất không?
https://qr.ae/TWpF1S
——————————————————————————
Trả lời: Xu Beixi, vẫn còn sống.
Chúng ta tôn vinh những kẻ như vậy trên các bộ phim truyền hình, và không coi đó là một dạng ngược đãi.
Vấn đề của việc xem ti-vi đó là chúng ta cho phép mình được giải trí bởi những con người mà bản thân chúng ta sẽ không làm vậy với họ.
Những người mà chúng ta sẽ không để họ bén mảng tới gần con cái mình. Những người mà chúng ta sẽ không để họ bước một bước nào qua cửa nhà mình. Những người mà chúng ta sẽ gọi cảnh sát đến bắt họ trong đời thực. Hãy thử một lần nghĩ về Jersey Shore (chương trình truyền hình thực tế của Mỹ). Nếu cái cô Snooki (một nhân vật của chương trình) mà dám bày trò lừa gạt, tôi sẽ cho cái con ewok này (nhiều người so sánh ngoại hình của cô này với ewok) ăn đập ngay rồi cao chạy xa bay.
Khi đề cập đến bắt nạt trí tuệ, tôi muốn nói tới những người mà thực tế thông minh hơn người khác (IQ cao hơn), có nhiều kiến thức hơn trong một lĩnh vực nhất định, và thường lợi dụng quyền lợi đó để bác bỏ ý kiến, vô lễ, xấu tính, trêu đùa cảm xúc và chơi khăm người khác.
Được rồi, tốt thôi: những thiên tài, hoặc ít nhất là những người với tài năng hiếm có khó tìm thường nghiễm nhiên được tự do hành động. Sự thông minh này đồng nghĩa với một tấm séc trắng (được toàn quyền hành động thay mặt người khác) cho những hành vi sai trái trong xã hội, nhưng chúng ta lại không bao giờ có thể khoan dung như vậy với những người kém thông minh hơn. Đây là một sự cân bằng đơn giản: liệu việc là thiên tài có gì hay hơn việc đi bắt nạt không? Và có yếu tố giảm nhẹ nào cho việc này không?
Đó cũng là lí do tại sao có những chương trình truyền hình nhất định mà tôi và bạn không thể xem nổi. Phải chứng kiến một người bị bắt nạt theo kiểu thuần túy thực sự không dễ chút nào. Tuy nhiên, một sự ngược đãi phức tạp và nhiều lớp hơn thì lại là chuyện khác. Nếu bạn tạo ra một nhân vật quá một màu, sẽ chẳng ai thèm xem chương trình đó cả. Dù sao có thì cũng không lâu đâu. Hoặc thậm chí là một chương trình chỉ toàn bắt nạt (ê khoan, cái chương trình kiểu như vậy là The View vẫn tồn tại mà nhỉ).
Hãy lấy tiến sĩ Cox từ bộ phim truyền hình Srubs làm ví dụ. Ông ta xấu tính, hiếu chiến, tàn nhẫn, và thường hết sức xấu xa. Nhưng cùng lúc cũng có những giây phút giảng giải và giãi bày tâm sự, cũng có những lúc dễ bị tổn thương:
https://www.youtube.com/watch?v=V32g3CwDHzg
Sheldon (trong The Big Bang Theory) cũng có những lúc rất ấm áp, chẳng hạn như khi cho Penny vay tiền mà không ràng buộc gì cả; khi thể hiện sự ủng hộ của anh ta với Amy, hoặc tình yêu thương bền bỉ dành cho bà ngoại Meemaw.
Về Sherlock thì tôi xin không bình luận gì. Tôi không xem phim này.
Câu hỏi cuối cùng còn sót lại: việc chúng ta nhân từ với bạo lực trí tuệ hơn bạo lực thể chất này có đúng không? Tôi nghĩ là không. Nhưng một khi lợi ích thu được nhiều hơn chi phí bỏ ra, chúng ta sẽ luôn sẵn sàng trả giá.
Cuối cùng, dưới suy nghĩ của mình – tôi thường tự hỏi, nếu một phần sự hấp dẫn của những nhân vật đó nằm ở sự thỏa mãn mong muốn, chẳng phải mơ ước của toàn thể nhân loại về quyền lực, về sự thông thái sẽ chỉ là một khía cạnh rất nhỏ thôi hay sao? Chẳng phải tất cả chúng ta chỉ mong ước có được quyền tự do quyết định, được quyền nói ra chính xác bất kỳ điều gì ta muốn mà không để lại hậu quả hay sao?
————————————————————————–
Trả lời: ẩn danh
Chả là tôi vừa tâm sự với bạn của mình. Cô ấy 22 tuổi và lớn lên ở khu vực vịnh San Francisco. Trong quá trình trưởng thành của cô ấy, người trí thức có khả năng thành công cao nhất trong tương lai từng là một đứa “ngầu”.
Tôi 29. Lớn lên ở quận Cam và Los Angeles, ở ngôi trường tôi theo học mười ba năm trước, cái đứa thô lỗ, đần độn, hay bắt nạt người khác, chỉ hẹn hò với thành viên đội cổ vũ và chơi với những đứa cùng một giuộc với nó thì sẽ được coi là “ngầu”.
Đâu đó trong khoảng thời gian bọn tôi đi học, đã có một sự thay đổi đầy nghị lực, một sự thay đổi về nhận thức. Kẻ kiêu ngạo kia, từ một đứa trẻ “ngầu”, lại biến thành một con người trí thức.
Hồi nhỏ, khi mà thằng kiêu căng kia bắt nạt ai đó, đã có cả đống người dành sự khoan dung cho hắn vì hắn thuộc hàng thượng lưu trong cái cơ cấu xã hội này. Hắn được xếp hạng cao bởi những đứa cũng thượng đẳng như vậy, nên hắn có thể làm bất cứ cái gì hắn muốn mà hầu như chẳng để lại hậu quả gì. Ngày nay, khi một người trí thức ngược đãi ai đó, họ được hưởng sự đối xử như cái kẻ kiêu ngạo ngày ấy.
Bản thân hành động bắt nạt không hề thay đổi, nó chỉ chuyển từ tấn công thể chất sang khủng bố tinh thần. Tuy nhiên, vai trò của người được coi là thượng đẳng trong cơ cấu xã hội thì đã thay đổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *