Trong tiếng Pháp cổ, bourgeois nghĩa là “người sống trong thị trấn” và bourgeoisie là danh từ số nhiều của nó. Vậy nên ở một thời điểm, nó có nghĩa là những người sống trong các thị trấn được tường bao quanh của thời đó, còn tá điền và nông dân sống ở ngoài, bị hạ xuống một địa vị xã hội khác.
Trong giai đoạn đó, từ này dùng để ám chỉ các thợ thủ công – những người tồn tại ở giữa nông dân và địa chủ, những người không hẳn “ở trên cao” mà tồn tại ở giữa: họ là tầng lớp trung lưu cổ đại.
Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, với tư tưởng Karl Marx ghim sâu vào giới học thuật, bourgeoisie được dùng để chỉ tầng lớp thống trị kinh tế: những người sở hữu phương tiện sản xuất và lợi dụng giai cấp vô sản, hoặc tầng lớp lao động – những người sở hữu, và không thể bán gì ngoài sức lao động của chính họ.
____________________
u/EvenSpoonier (154 points)
Theo nghĩa gốc, giai cấp tư sản là tầng lớp trung lưu ở Pháp thời trước cách mạng: không phải giới quý tộc hay linh mục, cũng không phải những gì mà ngày nay chúng ta gọi là tầng lớp lao động. Họ thường dạy rằng những ví dụ điển hình của tầng lớp này là chủ cửa hàng hoặc nhà máy, nhưng vẫn ngoại trừ giới quý tộc. Nếu bạn đã đọc Những người khốn khổ, thì Monseuir Madaelein, danh tính của Jean Valjean sau khi ra tù sẽ được coi là thuộc tầng lớp tư sản (với những người không biết quá khứ của ông, nhưng đó là bí mật mà ông giữ kín, nên gần như toàn bộ dàn diễn viên ai cũng sẽ coi vậy)
Mỹ không có quý tộc di truyền hay quốc giáo, nên theo lý thuyết thì giai cấp tư sản sẽ đơn giản chỉ là những người chủ doanh nghiệp hoặc thu tiền trọ. Vậy nên khi dùng khái niệm này ở bối cảnh hiện đại sẽ không phù hợp với các cử tri, tuy nhiên, giai cấp tư sản đã thay đổi thành một từ chung chung hơn là “giới thượng lưu”
_____________________
u/skurvecchio (51 points)
Lời giải thích đơn giản nhất, có khi còn bị quá đơn giản hóa, là như sau: giai cấp tư sản là những người đáp ứng lối sống của mình bằng cách sở hữu, còn giai cấp vô sản là những người đáp ứng lối sống của mình bằng cách làm việc.
Một CEO giàu có cũng có thể thuộc tầng lớp vô sản miễn là thu nhập của anh ta phụ thuộc vào sức lao động thực sự của mình thay vì cổ phiếu hoặc những thứ tương tự. Ngược lại, một địa chủ nhỏ và nghèo sống thụ động nhờ tiền trọ của những người sống tại khu đất của mình sẽ được coi là tầng lớp tư sản, ngay cả khi anh ta sống không được khá giả.
_____________________
u/odysseyshot (30 points)
Các định nghĩa Marxist được dùng bởi nhiều nhóm khác nhau đến mức mỗi người hiểu một kiểu. Tuy khái niệm này không bắt nguồn từ văn cảnh Marxist, nó lại là văn cảnh được dùng phổ biến nhất ngày nay.
Đơn giản nhất mà nói thì tư sản là những người sở hữu tư liệu sản xuất. Có nghĩa là những người chủ nhà máy và thiết bị chuyên môn để kiếm tiền.
Nhiều người Mỹ hiện đại sẽ dùng khái niệm này để nói tầng lớp thượng lưu, giới 1% các kiểu nhưng những người thuộc tầng lớp trung lưu hoặc vô sản cũng có thể được coi là giai cấp tư sản. Theo tiêu chuẩn hiện đại thì một người nông dân sở hữu cánh đồng và thiết bị như máy kéo sẽ không được coi là tư sản, nhưng vì họ sở hữu tư liệu sản xuất, họ là một phần của giai cấp tư sản.
Ngược lại với giai cấp vô sản, những người chỉ có khả năng lao động và không có tư liệu sản xuất nào khác. Một nhân viên bán bảo hiểm cho một công ty có thể có lương cao hơn nông dân, nhưng do nhân viên đó chỉ có thể kiếm tiền bằng sức lao động của minh nên họ là giai cấp vô sản. Người nông dân có thể dừng làm việc mà vẫn có thể kiếm tiền bằng cách cho thuê đất và công cụ, vậy nên họ là giai cấp tư sản.
>u/mayormacchi (26 points)
Tất cả đều ổn, tuy nhiên tôi nghĩ thật không công bằng khi coi một người nông dân lao động là giai cấp tư sản vì giá trị của người nông dân bắt nguồn từ sức lao động của họ chứ không phải chỉ nhờ việc sở hữu thiết bị làm nông. Và nói vậy thì coi như đã giả định từ đầu họ đã sở hữu thiết bị sản xuất rồi, đây là một điều càng lúc càng hiếm có vì việc cho thuê thiết bị hoặc được chủ nông trại cung cấp thiết bị cho càng ngày càng phổ biến hơn rồi
>>u/maybeamarxist (26 points)
Nông dân làm tiểu tư sản là điều phổ biến, vì họ dựa vào sức lao động của công nhân để kiếm lời. Và công nhân trên nông trại là những người bị lợi dụng nhiều nhất ở các nước phát triển
>>>u/mayormacchi (11 points)
Ừ đúng, vậy nên tôi mới phân biệt “nông dân lao động” đấy. Tôi thấy một người chỉ sở hữu trang trại mà không làm việc được coi là thuộc giai cấp khác ngoài tư sản thì thật không công bằng.
_____________________
>u/MoobyTheGoldenSock (2.2k points – x2 silvers – x2 helpful)
Nói rõ cách dùng khái niệm này của Marx nhé:
Ở thời Trung Cổ, giới thượng lưu là những địa chủ phong kiến, nông nô làm việc trên mảnh đất, và giai cấp tư sản là những thợ thủ công, chủ doanh nghiệp và người làm ngân hàng. Theo quan điểm của Marx, các lãnh chúa phong kiến sở hữu đất đai, tư sản sở hữu tư liệu sản xuất (doanh nghiệp, giao thương, v.v.) còn nông nô cung cấp sức lao động.
Chủ nghĩa Marx cho rằng Cách mạng Công nghiệp đã khiến việc sở hữu tư liệu sản xuất sinh lợi nhuận nhiều hơn là sở hữu đất đai, từ đó đẩy nhiều người tư sản lên giới thượng lưu. Và cuộc đấu tranh đã chuyển từ giữa nông nô với địa chủ sang giữa công nhân với chủ, hoặc là giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
Vậy nên theo chủ nghĩa Marx, Jeff Bezos sẽ là tầng lớp tư sản, trong khi nhân viên nhà kho Amazon sẽ là tầng lớp vô sản.
_____________________
Dịch bởi Tuan Anh Nguyen