Bốn kiểu “không giỏi giao tiếp”

“Thích ở nhà, ít khi ra khỏi nhà”, là một trong những xu hướng văn hóa nổi bật nhất trong thời đại ngày nay, nhiều người cho rằng họ “không giỏi giao tiếp” và cuộc sống xã hội khiến họ cảm thấy rất căng thẳng, vì vậy họ muốn ở một mình trong nhà.

Mặc dù thoạt nhìn, những người thích ở nhà là một nhóm người giống nhau và không giỏi xã giao nhưng nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng lý do thích ở nhà của mỗi người lại khác nhau. Chúng ta có thể khái quát thành bốn kiểu thích ở nhà khác nhau, đó là kiểu hướng nội, sợ xã hội, thờ ơ và lúng túng.

**Kiểu hướng nội **

Nói đến việc không giỏi xã giao, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến có lẽ là người hướng nội. Người hướng nội có vẻ kém giao tiếp xã hội, họ có xu hướng nhút nhát và xấu hổ ở nơi đông người. Người hướng nội không thích xã giao, bởi vì giao tiếp xã hội thường khiến họ cảm thấy kiệt sức. Một bữa tiệc sôi động có thể nạp năng lượng cho người hướng ngoại và làm họ cảm thấy sảng khoái. Trong khi đó những bữa tiệc như vậy sẽ chỉ khiến người hướng nội kiệt sức, mệt mỏi. Sau khi trở về nhà, họ phải ở một mình rất lâu mới có thể khôi phục lại năng lượng.

**Kiểu sợ xã hội **

Còn có một trường hợp khác tương tự đó là chứng sợ xã hội (social anxiety) hay còn gọi là chứng ám ảnh sợ xã hội (social phobia): Chỉ cần nghĩ tới việc gặp người lạ, phỏng vấn, nói trước đám đông là đã có thể khiến họ cảm thấy vô cùng sợ hãi.

Chứng sợ xã hội bắt nguồn từ việc đánh giá không hợp lý: Những người mắc chứng sợ xã hội quá lo lắng về việc họ sẽ biểu hiện không tốt trong các tình huống và phóng đại quá mức những đánh giá tiêu cực họ sẽ gặp phải nếu biểu hiện không tốt. Vì vậy, những người mắc chứng sợ xã hội không phải là không có khả năng giao tiếp, họ chỉ quan tâm quá nhiều đến việc mình cư xử, giao tiếp không đúng mực, không tốt thì sẽ như thế nào. Trên thực tế, trong những tình huống tự tin vào khả năng của mình, nỗi sợ hãi của những người sợ xã hội sẽ giảm đi đáng kể, họ sẽ giao tiếp như bình thường thậm chí còn rất khéo léo, ứng biến tốt.

**Kiểu thờ ơ **

Một số người tỏ thái độ rất thờ ơ khi tiếp xúc với người khác. Khi người khác vui vẻ thì họ thờ ơ. Khi người khác có chuyện buồn, họ không chỉ thờ ơ thậm chí còn nói những lời mỉa mai, khó nghe.

Nếu một người cư xử như vậy một cách tự nhiên, không có chủ đích thì rất có khả năng anh ta là người yêu bản thân hoặc là người có một chút tính cách chống đối xã hội hoặc xu hướng rối loạn nhân cách.

Những người theo chủ nghĩa ái kỷ có đặc điểm là thường tự cho mình là trung tâm. Trong các trường hợp, họ cảm thấy thế giới nên xoay quanh mình và những vấn đề của người khác không quan trọng, vì vậy họ tỏ ra coi thường cảm xúc của người khác.

Kiểu lúng túng

Trong cuốn sách Chứng lúng túng trong giao tiếp của mình, nhà tâm lý học người Mỹ gốc Nhật Ty Tashiro đã mô tả tình huống xấu hổ của một người thực sự không giỏi giao tiếp. Những người chỉ thích ở nhà, hiếm khi ra khỏi nhà kiểu này được gọi là người lúng túng trong giao tiếp (awkward people). Bản thân Ty Tashiro là một người lúng túng trong giao tiếp điển hình. Trong suốt quãng thời gian đi học, anh đã gặp rất nhiều rắc rối vì không thể hòa nhập với mọi người. Khi còn nhỏ, mỗi khi gặp người lạ, Ty Tashiro luôn cúi đầu để lảng tránh ánh mắt của đối phương. Tuy nhiên, đây không phải là do hướng nội. Người hướng nội có thể cúi đầu khi gặp người khác vì lo lắng và ngại ngùng nhưng Ty Tashiro lại chỉ thích nhìn giày của người lạ, anh hứng thú với những chi tiết trên giày của người khác, đồng thời hoàn toàn không biết rằng nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp là phép lịch sự khi gặp người khác lần đầu.

Ty Tashiro cũng không thể hiểu được ý nghĩa của một số tín hiệu “ngầm hiểu” trong giao tiếp đối với người thường. Trong một buổi khiêu vũ của trường, Ty Tashiro đã bị một cô gái nhìn chằm chằm rất lâu nhưng anh không hiểu đối phương có hứng thú với mình hay là muốn anh biến đi. Ty Tashiro nói rằng những người bối rối trong giao tiếp như anh thường gặp khó khăn trong việc hiểu ẩn ý trong các cuộc trò chuyện, cũng như họ không thể hiểu được tình huống mỉa mai và nói đùa trong cuộc trò chuyện.

Qua đây có thể thấy rằng, chỉ những người bối rối trong giao tiếp mới thực sự là những người “không giỏi xã giao”, vì họ thiếu khả năng hiểu các tín hiệu trong giao tiếp và cách cư xử trong nhiều tình huống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *