Bố tôi nói rằng trong giới lập trình ở Nhật, trừ số ít thiên tài, còn lại đều là làm…

Bố tôi nói rằng trong giới lập trình ở Nhật, trừ số ít thiên tài, còn lại đều là làm thuê cả. Điều đó có đúng không?

Bố tôi nói rằng trong giới lập trình ở Nhật, trừ số ít thiên tài, còn lại đều là làm thuê cả. Điều đó có đúng không?
A: Quora User.
———————
Có vẻ như có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tôi nghĩ phần nhiều bố anh nói đúng.
Trước hết thì ngôn ngữ lập trình là thứ rất phức tạp, từ đây hãy gọi là kỹ sư IT đi. Các kỹ sư IT sơ sơ thì được chia thành 3 loại.
1. Hệ nghiên cứu và phát triển (R&D)
Ở Nhật, đây là công việc mà những người tốt nghiệp ngành thông tin sẽ làm. Ngay cả trong lĩnh vực hệ thống thông tin thì chuyên ngành cũng có khá gần với toán học. Tôi không phải kiểu người suốt ngày ngồi gõ phím như mọi người vẫn nghĩ. Những người xây dựng lý thuyết phân tích dữ liệu tiên tiến và suy nghĩ về các thuật toán đặc biệt.
Có lẽ, bố anh cho rằng một vài trong số chúng ta là thiên tài. Cho rằng những người đó thường sẽ làm cho GAFA, hoặc làm một model developer ở ngân hàng. Thực ra thì tôi cũng không biết rõ lắm nhưng đãi ngộ thì có vẻ đáng xem xét đấy.
Loại công việc này không phải thứ dành cho người bình thường đâu, phải là những người có tài năng về lĩnh vực khoa học tự nhiên, thậm chí trong nhóm đó, chỉ một phần rất nhỏ mới có thành tựu ở lĩnh vực này. Nếu là người thường thì sẽ phát ốm trong cái thế giới đó mất thôi.
②Sler
Là những người thường làm cái gọi là hệ thống tích hợp trong IT. Viện nghiên cứu Nomura và trung tâm dữ liệu NTT ấy, khá nổi tiếng đúng không?
Cơ bản thì họ nhận dự án từ văn phòng chính phủ hoặc các công ty lớn, trích lợi nhuận và gửi cho nhà thầu phụ. Nói cách khác thì họ không trực tiếp triển khai dự án mà công việc chính của họ là đánh giá và quản lý dự án thật tốt. Do đó, trình độ, kiến thức liên quan đến IT tốt thì thậm chí còn có thể trở thành kỹ sư hệ thống trong các phân khúc ngành xã hội nữa. Ở nước ngoài thì việc này không thường thấy lắm nên đây chính là điểm đặc biệt của ngành IT ở Nhật.
Những người này không hoàn toàn là cấp thấp nhưng họ cũng chẳng phải thiên tài gì cả. Có lẽ khoảng 10% người giỏi trong số đó không hẳn là có được đãi ngộ thực sự tốt nhưng mà kiếm sống cũng không khó khăn gì, vẫn có thể duy trì mức sống được.
③ Nhà thầu phụ
Tôi nghĩ rằng cha bạn đề cập đến những người này đây, những người ngồi trước cái gọi là máy tính gõ lạch cà lạch cạch đây.
Ở mục 2 tôi đã giới thiệu là SIer sẽ nhận dự án và bàn giao lại cho nhà thầu phụ. và sau đó thầu phụ 1 lại giao cho thầu phụ 2, thầu phụ 2 lại chuyển cho thầu phụ 3, cứ như thế và tiền chênh lệch sẽ dần dần bị khấu trừ xuống.
Những người này làm công việc phát triển không phải cho bản thân họ, nói thẳng ra thì công việc mà chúng ta đang nói đến nó giống như một công việc làm thuê hơn. Xin lỗi nhưng mà làm vì tiền thì vẫn phải làm thôi. Tôi nghĩ vậy.
Câu chuyện dưới đây hơi lạc đề tí nhưng mà các công ty offshore bây giờ tốt ghê ấy. So với mấy anh thầu phụ của Nhật thì thậm chí giá cả còn rẻ hơn và dự án hoàn thành còn ngon nghẻ hơn cơ.
Ngôn ngữ lập trình đã trở nên phổ biến với mọi người trên thế giới rồi, dù làm ra ở Nhật hay ở các nước đang phát triển thì đều có thể hoàn thiện thành những sản phẩm giống nhau. Khi đó thì ai cũng muốn chọn bên rẻ hơn mà đúng không? Lúc đó, các nhà thầu Nhật Bản sẽ buộc phải hạ chi phí xuống và ngành lập trình sẽ ngày càng đi xuống.
Đó là lý do tại sao cá nhân tôi không nghĩ tôi là một lập trình viên và tôi cảm thấy rằng tôi cũng có thể hiểu được cách nói “thầu phụ” kia. Tôi nghĩ rằng bố anh đã có một góc nhìn riêng khi nói về chuyện này.
———————
Link: https://qr.ae/pNs6al
———————
Dịch bởi Minh Thư
) Sau n lần chỉnh sửa thì mình đã sửa xong những lỗi dở hơi của mình rồi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *