Ngoài phần thịt, các bộ phận khác của lợn như tim, gan, dạ dày… cũng đều rất bổ dưỡng. Trong đó, dạ dày lợn là bộ phận không phổ biến như thịt, không nhiều người ăn thường xuyên.
Người xưa có câu “Một dạ dày lợn bằng 10 vị thuốc” đề cao công dụng của bộ phận này.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, dạ dày lợn có tác dụng bổ tỳ, bổ khí thiếu hút, thích hợp với người già, người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai đang yếu,…
Bộ phận này cũng có tác dụng điều hoà tích cực đối với bệnh vàng da, suy dinh dưỡng, tiểu đường và các vấn đề khác ở trẻ em.
Trong dạ dày heo có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin E, protein, canxi và natri và các chất dinh dưỡng khác. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, rất có lợi cho sức khỏe.
Từ dạ dày có thể chế biến thành nhiều món ngon như được nấu cùng hạt sen, vỏ quýt, nhân sâm, ngũ vị tử, chùm ngây, khoai mỡ,… nhằm tăng hương vị thơm ngon. Dân Việt giới thiệu cách làm món dạ dày khìa nước dừa như sau:
Nguyên liệu làm dạ dày khìa nước dừa:
– Dạ dày (bao tử) heo: 1 cái
– Dừa tươi: 1 quả
– Tỏi, chanh, rau sống, cà chua, dưa leo, cà rốt, củ cải
– Gia vị: Dầu ăn, đường, nước tương, muối, ngũ vị hương, nước mắm, hạt nêm, tiêu, mật ong, giấm.
Cách làm dạ dày khìa nước dừa:
– Dạ dày bằng cách lộn ngược phía bên trong, vuốt hết phần nhớt ra, tiếp tục dùng dao để cạo hết phần màu vàng còn bám trên dạ dày. Sau đó bóp dạ dày với muối và chanh rồi rửa lại với nước sạch nhiều lần, để ráo.
– Để làm cho dạ dày hết mùi, bắc chảo lên để lửa vừa, cho 3 thìa nước mắm vào đun sôi, tiếp tục cho dạ dày đã sơ chế (lộn mặt trong) rồi chà xát 2 mặt với chảo trong vòng 1 phút thì tắt bếp. Rửa lại dạ dày 2-3 lần với nước cho thật sạch rồi để vô dĩa.
– Ướp bao tử: tỏi băm, hạt nêm, nước tương, mật ong, tiêu, ngũ vị hương. Sau đó dùng bao tay trộn đều cả mặt trong và ngoài của bao tử rồi để trong khoảng 30 phút cho gia vị ngấm.
– Rau sống, dưa leo, cà chua rửa sạch và ngâm muối, vớt ra để ráo. Củ cải và cà rốt gọt vỏ thái miếng ngâm đường muối giấm làm đồ chua ăn kèm.
– Phi thơm tỏi băm, sau đó cho dạ dày vào xào 2-3 phút. Tiếp đến đổ nước dừa vào khìa khi cạn sệt thì vặn nhỏ lửa. Nếm lại gia vị sao cho phù hợp khẩu vị rồi đun tiếp 10 phút, sau đó tắt bếp, bỏ dạ dày ra rồi thái nhỏ. Vậy là món dạ dày khìa dừa tươi đã hoàn thành.
– Thành phẩm dạ dày heo dai dai giòn giòn với màu vàng cực kỳ đẹp mắt cùng nước sốt dừa thơm phức.
Chúc các bạn thành công khi chế biến bộ phận này!
*Món ăn và hình ảnh do Fb Thanh Huệ thực hiện.