LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGỪNG HỦY HOẠI NHỮNG GÌ BẠN MONG MUỐN MỘT CÁCH SÂU SẮC NHẤT TRONG CUỘC SỐNG.
Tác giả: Brianna Wiest
——————–
Có một cái gì đó thú vị xảy ra trong bộ não con người khi chúng ta có được những gì chúng ta muốn.
Khi chúng ta tưởng tượng ra những mục tiêu chúng ta muốn đạt được, chúng ta sẽ bắt đầu có kỳ vọng rằng nó sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống theo một cách hữu hình nào đó, và một khi chúng ta đến được nơi mà chúng ta muốn đến, chúng ta sẽ có cảm giác thỏa mãn, sẽ không cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Thật dễ dàng, chúng ta thư giãn và để mọi thứ trôi theo dòng chảy.
Nhưng đây không phải là những gì xảy ra.
Về mặt thần kinh, khi chúng ta có được thứ gì đó chúng ta thực sự muốn, chúng ta bắt đầu muốn nhiều hơn nữa. Nghiên cứu mới về bản chất của dopamine – trước đây được cho là động lực thúc đẩy ham muốn, thèm muốn,.. chứng minh một sự thật là hạnh phúc phức tạp hơn so với suy nghĩ ban đầu.
Trong The Molecule of More, Daniel Z. Lieberman giải thích rằng các chuyên gia nghiên cứu về hormone này phát hiện ra rằng một cá nhân có thể giảm bài tiết dopamine ngay sau khi cá nhân đó có được thứ gì họ muốn. Dopamine, hóa ra, không phải là hóa chất mang lại cho bạn niềm vui, mà đó là hóa chất mang lại cho bạn sự ham muốn nhiều hơn nữa.
Chính vì vậy, mục tiêu bạn lớn bạn đã đặt ra thì sao chứ? Bạn sẽ đạt được nó, nhưng sẽ luôn có một ngọn núi khác lớn hơn đang chờ bạn leo lên.
Đây là một trong nhiều lý do cản trở chúng ta nhận được những gì chúng ta thực sự muốn. Theo bản năng, chúng ta biết rằng, việc “trốn chạy” sẽ không cho giúp chúng tránh xa cuộc sống, mà điều đó sẽ chỉ khiến chúng ta khao khát nhiều hơn thôi. Vì đôi khi, chúng ta không cảm thấy có thách thức.
Vì vậy, trong khi chúng ta đang đi trên đường con đường mục tiêu của mình, hỗn hợp các dây thần kinh độc hại từ từ chồng chất lên nhau khiến chúng ta bắt đầu phẫn nộ, phán xét và thậm chí là chê bai của ham muốn lớn nhất của chúng ta.
Điều gì xảy ra khi chúng ta bắt đầu theo đuổi những gì chúng ta thực sự muốn:
- Chúng ta chống lại việc thực hiện những công việc cần thiết để đạt được mục tiêu của mình, vì chúng ta sợ thất bại, và thất bại khiến chúng ta từ bỏ nỗ lực và trở nên lo lắng.
- Nếu chúng ta đã làm việc chăm chỉ trong một thời gian dài mà không đạt được kết quả như mong muốn, chúng ta thường có xu hướng so sánh việc có được thì hạnh phúc như nào – không có được thì tồi tệ ra sao, chúng ta tự so sánh bản thân với người khác.
- Nhưng sau khi đạt được điều mà chúng ta muốn, chúng ta lại đẩy nó ra xa vì sợ mất đi nó. vì có lẽ đẩy ra xa là cách để không phải chịu đựng nỗi đau sợ mất.
Và như vậy, chúng ta cứ luôn luôn chìm đắm trong trạng thái “wanting”, không thể chuyển sang trạng thái “having”.
Vì vậy, hãy phá vỡ điều này.
Đầu tiên, khi chúng ta thực sự muốn một cái gì đó, chúng ta sẽ có những kỳ vọng không thực tế liên quan đến nó. Chúng ta tưởng tượng rằng nó sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta theo một cách ghê gớm nào đó, và thường thì không phải vậy đâu.
Khi chúng ta mong đợi những mục tiêu sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta theo một cách không thực tế nào đó, bất kỳ một sự cố nào xảy ra cũng sẽ khiến chúng ta ngừng cố gắng. Ví dụ: nếu chúng ta chắc chắn rằng một partner lãng mạn sẽ giúp chúng ta ngừng trầm cảm, chúng ta sẽ cực kỳ nhạy cảm với sự từ chối, bởi vì điều đó khiến chúng ta cảm thấy như thể chúng ta sẽ không bao giờ vượt qua trầm cảm.
Tất nhiên, vấn đề rõ ràng ở đây là hẹn hò là một quá trình, được phép thử và được phép sai. Bạn phải thất bại trước để thành công.
Sau đó, vào chính thời điểm mà chúng ta không có được thứ mình muốn (chẳng hạn như một tình yêu lãng mạn), bộ não của chúng ta sẽ phải xác nhận lại vị trí của chúng ta trong cuộc sống như một hình thức tự bảo vệ. Đây là lý do tại sao chúng ta một cách vô thức chê bai những người có thứ chúng ta muốn.
Thay vì được truyền cảm hứng từ thành công của họ, chúng ta nghi ngờ họ. Chúng ta trở nên hoài nghi về các mối quan hệ, ghen tị với hạnh phúc của họ, chúng ta cho rằng họ phải giả vờ, hoặc tình yêu đó không phải là thật, dù sao thì cuối cùng họ cũng sẽ chia tay mà thôi.
Nếu chúng ta giữ những niềm tin này đủ lâu, hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi khi cuối cùng chúng ta có được mối quan hệ mà chúng ta thực sự muốn? Tất nhiên, chúng ta sẽ nghi ngờ nó và cho rằng nó cũng sẽ thất bại.
Đây là những gì đang diễn ra khi mọi người đều đẩy người khác đi mất, hoặc từ bỏ những giấc mơ lớn lao. Khi chúng ta quá sợ mất đi điều gì đó, chúng ta có xu hướng đẩy nó ra khỏi bản thân mình trước khi chúng ta đánh mất nó như một phương tiện tự bảo vệ.
Cứ cho rằng là sau những giới hạn và sự kháng cự đã đặt ra, bạn cho phép bản thân tiếp tục để đạt được những thứ bạn thực sự, thực sự muốn. Tiếp theo, bạn sẽ phải trải qua thử thách cuối cùng và bạn phải cực kỳ cố gắng, đó là sự thay đổi từ “survival mode” sang “thriving mode.”
Nếu bạn đã dành phần lớn cuộc đời của mình trong tình trạng “just getting by”, thì bạn sẽ không biết cách thích nghi với cuộc sống mà bạn đang tận hưởng và thư giãn. Bạn sẽ học cách chống lại nó, cảm thấy tội lỗi, sống một cách bội chi hoặc trốn tránh trách nhiệm. Và trong đầu bạn, vẫn đang cố gắng để “cân bằng” những năm tháng khó khăn.
Tuy nhiên, đây không phải là cách nó hoạt động.
Khi chúng ta vô cùng chìm đắm trong cảm giác “wanting”, theo kinh nghiệm của những người đi trước thì chúng ta sẽ trở nên cực kỳ khó điều chỉnh. Bất kỳ thay đổi nào, dù tích cực đến đâu, chúng ta cũng sẽ đều không thoải mái cho đến khi bạn làm quen được với nó.
Thật khó để thừa nhận những điều này, bởi lẽ chúng ta ít có khuynh hướng tự kiểm chứng lại. Khó khăn hơn để thừa nhận rằng, một cách thường xuyên, những thứ chúng ta ghen tị thường là những mảnh vỡ của những ham muốn sâu sắc nhất trong mỗi chúng ta, những thứ chúng ta sẽ không cho phép mình sở hữu.
Yes, bộ não của bạn có xu hướng muốn nhiều hơn, và nhiều hơn nữa. Nhưng bằng cách tìm hiểu các quy trình và xu hướng, bạn có thể kiểm soát cuộc sống của chính bạn một cách tốt hơn.
Theo: Linh Trang Đoàn