#BioJulyQRVN

Liệu có khả năng nào mà tế bào của chúng ta có thể tiến hoá để trở thành một thực thể riêng biệt, tồn tại bên ngoài cơ thể của chúng ta được không?

Liệu có khả năng nào mà tế bào của chúng ta có thể tiến hoá để trở thành một thực thể riêng biệt, tồn tại bên ngoài cơ thể của chúng ta được không?

Trả lời Franklin Veaux (nhà khoa học điên khùng bán thời gian)

Theo một cách nào đó thì bạn đang nói đến ung thư!

Ung thư được hình thành khi tế bào tích luỹ đủ các đột biến và hư hại nhất định, dẫn đến chúng mất đi khả năng hoạt động một cách tập thể và bắt đầu rẽ sang một hướng của riêng mình. Các tế bào ung thư thường xuyên có những đột biến hư hại nặng nề trên các nhiễm sắc thể (NST). Chẳng hạn chúng có thể không có cùng số lượng NST với tế bào mẹ ban đầu (NST có thể bị nối lại với nhau khi đầu mút bị ăn mòn, hoặc bị phân li không đúng cách trong quá trình nhân đôi).

Có lẽ ví dụ điển hình nhất là tế bào HeLa. Các tế bào này có hệ gen riêng của chúng và được coi là một loài (species) riêng. HeLa là tế bào ung thư được nuôi cấy từ một bệnh nhân ung thư có tên Henrietta Lacks, qua đời vào năm 1951 do ung thư tử cung.

Ung thư tử cung phần lớn gây ra do virus papilloma ở người (HPV). Trong trường hợp của tế bào HeLa, hệ gen của virus này đã được liên hợp với hệ gen người thông qua quá trình chuyển gen ngang (horizontal gene transfer). Điều này khiến cho tế bào HeLa, theo một cách nào đó, có thể được coi là một loài riêng với hệ gen là thể chimera giữa người và virus.

Bởi vì sinh học là tuyệt cú mèo!

Hệ gen của tế bào HeLa đã được giải mã.

Bình luận của người dịch (là người nghiên cứu trong ngành):

_Câu trả lời của Franklin khá đúng và thú vị. Tuy nhiên HeLa chưa thực sự được giới khoa học công nhận là một loài mới bởi hệ gen của tế bào HeLa (hay của rất nhiều tế bào ung thư khác) thực tế là không ổn định. Để cho có thể nói 1 loài là 1 loài, thì loài đó phải có 1 hệ gen nhất định, chẳng hạn người có 46 NST, ruồi giấm có 8 NST. Nhưng số NST của tế bào HeLa thay đổi tuỳ vào từng tế bào. Điều này khá phổ biến trong các tế bào ung thư do quá trình phân chia không đúng cách của các tế bào này. Hơn nữa, hệ gene người/virus thực sự không hiếm. Bản thân các tế bào bình thường của người cũng chứa gene của virus đó thôi. Trong quá trình tiến hoá, tế bào người hay của đv đa bào bị nhiễm bởi rất nhiều virus khác nhau, và nhiều virus tiến hoá cho phép chúng đan xen hệ gene của mình vào hệ gene vật chủ. Có nhiều ví dụ khác chẳng hạn HIV, hay herpes.
_Chimera có nghĩa là có nguồn gốc từ nhiều 2 loại trở lên. Chimera dùng trong sản suất kháng thể dùng trong nghiên cứu hoặc y tế rất nhiều, chẳng hạn kháng thể chứa vùng bất biến (Constant region) là người, trong khi vùng liên kết kháng nguyên thì của thỏ chẳng hạn (vì kháng thể này được tạo ra từ thỏ).
_Ảnh bên dưới là ảnh do mình chụp sử dụng kính hiển vi quang học time-lapse chụp 1 tế bào ung thư đang phân chia. Các bạn có thể thấy tế bào này không giống như tế bào thường, phân chia ra 3 tế bào cùng lúc. Ngạc nhiên hơn nữa là 2 trong số 3 tế bào này sau đó lại quyết định dung hợp lại với nhau tạo thành 1 tế bào có 2 nhân.
Sinh học đúng là thực sự kì thú!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *