BINH ĐOÀN LÊ DƯƠNG PHÁP

BINH ĐOÀN LÊ DƯƠNG PHÁP
Việc sử dụng lính đánh thuê trong quân đội Pháp đã có từ rất sớm.
Từ thế kỷ 15, vua Louis 11 đã tổ chức đội quân đánh thuê toàn lính cận vệ người Scotland. Nhiều triều đại sau đó, từ vua Francois 1 đến Louis 16 đều sử dụng các đơn vị lính đánh thuê người Đức và Thụy Sĩ.
Đội quân Lê dương là một đạo quân đánh thuê chuyên nghiệp. Nó thể hiện ở chỗ những người ra nhập không tuyên thệ trung thành với nước Pháp mà chỉ tuyên thệ trung thành với Đội Lê dương. Người ta không hỏi gì về quá khứ của kẻ gia nhập mà chỉ đòi hỏi anh ta phải hoàn thành hợp đồng khi đã ký. Đã ký rồi thì không có đường lui.
Năm 1567, đơn vị Ngự lâm quân Thuỵ Sĩ này đã cứu vua Charles 9 thoát chết nên lại càng được các triều đại vua chúa tiếp theo tin dùng. Trong Cách mạng Pháp, trước nguy cơ quân Phổ xâm lược, Quốc hội Pháp đã thành lập “Binh đoàn tình nguyện người nước ngoài”vào ngày 7/6/1792. Một số binh đoàn người Italia, Ba Lan, Hà Lan cũng được tổ chức trong thời kỳ các cuộc chiến tranh cách mạng. Hoàng đế Napoleon cũng sử dụng rộng rãi các binh đoàn lính đ|nh thuê nước ngoài người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức và Ba Lan. Các binh đoàn này đã chiến đấu trên khắp châu Âu từ Tây Ban Nha sang đến Jena, Nga và Wagram.
Năm 1815, sau thất bại của Napoleon, các binh đoàn nước ngoài bị giải thể nhưng một thời gian ngắn sau lại xuất hiện cái gọi là “Binh đoàn Hoàng gia người nước ngoài”. Năm 1821, binh đoàn này đổi tên thành “trung đoàn Hohenlohe”. Khoảng 10 năm sau, trong những ngày đầu lên ngôi, vua Louis Philippe cho giải thể trung đoàn Hohenlohe và tổ chức lại các đơn vị lính đánh thuê người nước ngoài với tên gọi mới là Binh đoàn người nước ngoài ( Légion étrangère, tiếng Anh: French Foreign Legion-FFL).
Chữ Legion vốn nguồn gốc từ Le gio, một từ tiếng La tinh chỉ các binh đoàn chiến đấu – La Mã thời cổ đại. Khi Pháp đưa đội quân này sang xâm lược Việt Nam, nhân dân ta đã Việt hoá từ Legion thành Lê dương. Cái tên đội quân Lê dương dần dần trở nên quen thuộc từ đó.
Ngày 10/3/1831, vua Louis Philippe ký sắc lệnh thành lập đạo quân Lê dương, chính thức khai sinh một đội quân đánh thuê chuyên nghiệp. Sau năm 1871, nước Pháp đứng trước mối đe doạ của quân đội hùng mạnh của nước Đức mới thống nhất. Các đơn vị quân đội người Pháp phải tăng cường vào việc phòng thủ chính quốc. Thế nhưng, lúc này Pháp chuẩn bị bắt đầu quá trình xâm chiếm các thuộc địa nên ý tưởng thành lập những đội quân đánh thuê đã trở thành hiện thực. Cùng với đạo quân Lê dương, Pháp còn thành lập các binh đoàn thuộc địa gồm binh lính người các quốc gia thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, người thuộc các dân tộc thuộc địa Pháp không được quyền gia nhập đội Lê dương.
Mãi đến sau này, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương 1946-1954, do thiếu quân trầm trọng, bị dư luận chính quốc phản đối chiến tranh mạnh mẽ trong khi đòi hỏi phải tăng cường khả năng chiến đấu tại chiến trường không hề giảm, tướng De Lat mới cho phép thành lập các đại đội người các dân tộc Đông Dương trong các tiểu đoàn Lê dương gọi là đại đội CIPLE. Khi hệ thống thuộc địa của Pháp tan rã, việc thu nhận tân binh Lê dương mới không còn phân biệt nữa.
Lính FFL không nhận được nhiều tiền nếu so với binh sĩ Mỹ. Khi làm nhiệm vụ tại những môi trường khắc nghiệt hoặc đang xảy ra chiến sự, chẳng hạn như Afghanistan và Mali, lính Lê Dương nhận khoảng 1.450 USD/tháng trong 2 năm đầu tiên.
Họ có cơ hội trở thành công dân Pháp. Điều kiện tối thiểu là 3 năm chiến đấu hoặc bị thương trong quá trình cống hiến cho nước Pháp. Năm 1999, Paris ban hành luật tự động cấp quốc tịch cho lính FFL bị thương trong chiến đấu.
Trong suốt quá trình chiến đấu của Binh đoàn Lê dương Pháp,đã có khoảng 35.000 nghìn lính nước ngoài đã thiệt mạng khi phục vụ trong Binh đoàn lính FFL.
Binh đoàn này hiện gồm nhiều quốc tịch chẳng thua gì lực lượng Mũ nồi xanh Liên hiệp quốc với thành phần quân ngũ thuộc khoảng 140 quốc gia khác nhau,chủ yếu ở Trung và Đông Âu.
Trong lịch sử chiến đấu của mình, chiến trường Đông Dương đặc biệt là Việt Nam là nơi lính Lê dương chịu tổn thất nhiều nhất về nhân mạng.
Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai 1946-1954, thiệt hại của đội Lê dương trên chiến trường Đông Dương là 309 sĩ quan, 1082 hạ sĩ quan, 9092 lính, tổng cộng 10.483 người, so với tổn thất của đạo quân Lê dương trong Đại chiến thế giới thứ hai là 9017 người thì cao hơn nhiều. Trong thời gian tham chiến ở Việt Nam, lính Lê dương đã gây ra vô vàn tội ác với nhân dân ta. Những tội ác của lính Lê dương thì khó có thể nói hết. Chỉ xin được nêu một vài ví dụ dẫn chứng từ lời kể của Ainley. Một lần khi đi càn, Ainley đã cố ngăn cản viên tiểu đội trưởng người Armenia khi tên này đang hãm hiếp một cô gái Việt Nam. Ainley kể lại: “Tôi túm vào vai hắn ta, giằng hắn ra khỏi cô gái và bảo rằng hắn không được làm như vậy… Thật lạ lùng là hắn ta phà ra cười và theo một cung cách thân mật nhất hắn bảo rằng tôi nên nhanh chóng quen với những cuộc “cưỡng dâm thân mật nho nhỏ” kiểu như thế. Do tôi đến cứu, cô gái đã có cơ hội trốn thoát vào bụi rậm với bộ quần áo bị xé rách tơi tả”. Ainley cảm thấy choáng váng khi anh ta nhanh chóng nhận ra rằng “hãm hiếp, đánh đập, đốt phá, hành hạ những người nông dân và dân làng vô tội là những việc thường xuyên xảy trong những cuộc tuần tra và những cuộc càn của quân Pháp”. Chẳng có gì khó hiểu tại sao lính Lê dương lại bị nhiều đòn đau, chịu nhiều tổn thất như vậy. Gây tội ác thì trời không dung đất không tha.
Nói một cách khách quan, trong thành phần ra nhập lính Lê dương, bên cạnh những phần tử phản động, lưu manh cũng có những người dân lao động, vì hoàn cảnh xô đẩy mà chọn con đường làm lính đánh thuê.
Hiện nay, Binh đoàn Lê dương Pháp duy trì quân số khoảng 8000 người. Tuy số quân so với trước có giảm nhưng vũ khí, trang bị đã được thay thế cho thích hợp với vai trò một lực lượng phản ứng nhanh của quân đội Pháp.
Lưu ý: Nguồn có thể lấy từ một số tài liệu cũ.
Trích từ:Wikipedia,sách “Bí mật Đội quân Lê dương Pháp”;tác giả Đào Ngọc Ninh.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *