BINH CHẾ NGƯỜI DA ĐỎ VÙNG RỪNG ĐÔNG BẮC

Người Da Đỏ ở vùng rừng là tên gọi chung cho các bộ lạc và nhóm người Da Đỏ ở khu vực Đông Bắc Bắc Mỹ bao gồm các khu vực các bang Bờ Đông ven Đại Tây Dương của Mỹ, khu vực các bang Trung Tây ở Ngũ Đại Hồ và Tây nam Canada

Nhóm này gồm các bộ tộc như Algoquin, Iroquois (Haudennosaunee), Mohawk, Chippewa, Mahican a.k.a Mohican, Huron…đã lần đầu tiên tiếp xúc với các thực dân Anh, Pháp, Hà Lan…khi những di dân từ các quốc gia châu Âu này tới thiết lập thuộc địa ở Bắc Mỹ và về sau là thậm chí phát sinh xung đột với các thuộc địa của dân di thực châu Âu.

Vùng văn hóa Rừng Đông Bắc là 1 bộ phận của vùng vùng văn hóa Rừng phía đông và tương tự cùng nhóm rừng Bờ Đông còn có nhóm vùng văn hóa rừng Tây Nam (khu vực các bang đông nam của Mỹ cho tới tận biên giới phía Bắc với Mexico)

Vùng văn hóa rừng Bờ Đông là 1 trong các phân vùng văn hóa người Da Đỏ bản địa ở khu vực Bắc Mỹ chung bên cạnh các phân vùng văn hóa khác người da đỏ ở Bắc Mỹ như vùng Cận Cực, vùng Cực, vùng California, vùng Đại Bồn Địa, vùng Cao Nguyên Tây Bắc, vùng đại Bình Nguyên, vùng Duyên hải Tây Bắc, vùng Tây Nam và các phân vùng khác ở Mexico (gồm 2 nhóm là nhóm ở khu vực khô hạn phía bắc và nhóm Trung Mỹ ở phía Nam), phân vùng biển Caribe.

Thời điểm con người xuất hiện châu Mỹ thì không rõ nhưng có thề vào khoảng 16,500 năm TCN cho tới 10,500 TCN vào thời kỳ Băng Hà khi mực nước ở eo biển Bering (dài 82km tính tại đoạn hẹp nhất, từ điểm cực đông châu Á là mũi Dezhnev ở Bán đảo Chungu của Nga cho tới điểm cực tây của Bắc Mỹ là mũi Hoàng Tử xứ Wales ở Alaska) giảm xuống dưới mức bây giờ và để lộ ra 1 cây cầu lục địa cổ -1 hành lang đủ rộng rãi để thậm chí cả các bầy thú lớn như voi mamut có thể di chuyển qua và theo sau là các nhóm thợ săn tiền sử bám theo con mồi từ đại lục Á – Âu đặt chân tới Bắc Mỹ

Khi thời kỳ Băng Hà kết thúc, mực nước dân lên nhấn chìm cây cầu lục địa nối giữa đại lục Á Âu và châu Mỹ thì các đoàn thợ săn cùng gia đình và cả con mồi của họ đã dính lại ở vùng đất họ đang ở – châu Mỹ.

Vào thế kỷ 16 -18, khi các cường quốc châu Âu đua nhau thành lập thuộc địa tại châu Mỹ họ đã đụng độ với dân bản địa.

Bên cạnh các tộc người Inca, Aztec chạm trán với người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 thì năm 1607, công ty London đã thành lập pháo đài đồn trú đầu tiên của người Anh ở Bắc Mỹ là Jamestown vào ngày 14 tháng 5 năm 1607

Năm 1620, chiếc tàu Mayflower chở 102 tín đồ Thanh giáo cùng thủy thủ đoàn 30 người từ Anh quốc cập bến ở vùng đất nay là Plymouth, bang Massachuset của Mỹ ngày nay và thiết lập nên thuộc địa Anh quốc thứ 2 tại Bắc Mỹ và là thuộc địa Anh đầu tiên ở vùng New England (vùng 6 bang Connecticut, New Hampshire, Rhode Island, Maine, Massachusett, Vermon) thì tình hình Bắc Mỹ bắt đầu trở nên sôi động khi Canada, người Pháp cũng lần lượt thành lập các thuộc địa đầu tiên ở Port Royal (Acadia) vào năm 1605 và Trois Rivières (ngày 4 tháng 7 năm 1634) sát vách với các vùng thuộc địa của người Anh.

Quan hệ giữa người Da Đỏ ở vùng rừng Đông Bắc với các toán người Âu ban đầu khá thân thiện khi họ sống yên ổn cạnh nhau, mạnh ai làm việc nấy; khi cần thì tiến hành mua bán trao đổi vật phẩm

Về sau cùng với sự gia tăng dân số ở thuộc địa, tình hình phức tạp khi các chính quốc ở lục địa châu Âu giao tranh nhau nhằm chiếm thêm đất đai thì người Da Đỏ bản địa bắt đầu bị vướng vào cuộc chiến tranh giành thuộc địa của họ như các cuộc chiến xảy ra giữa Anh và Pháp năm 1627 -1629, cuộc chiến 9 năm (1688-1697) và cuộc chiến 7 năm (1756-1763)…

Bên cạnh các trận giao tranh giữa các lực lượng chính quốc thì các bên còn tranh thủ kết minh với các bộ lạc bản địa và xúi bẩy họ đánh phá thuộc địa của nhau

Bên cạnh đó thì một số bộ lạc đồng minh của 2 bên cũng nhân cơ hội để tranh thủ đánh bại bộ lạc địch thủ truyền kiếp mình đang là đồng minh của phe kianhằm để phát triển thêm thế lực

Ngoài là vai phụ trong cuộc chiến châu Âu khi hỗ trợ các hội da trắng phá nhà, phá đất của nhau thì ở 1 số cuộc chiến như chiến tranh Hải Ly (1609-1701) thì các bộ lạc Da Đỏ lại đóng vai chính khi liên minh bộ tộc Iroquois với sự hỗ trợ của Anh – Hà Lan chống nhau với liên quân các tộc Algoquin, Erie, Huron, Abenaki đang do Pháp chống lưng…

Kế quả là 1 số bộ tộc bị diệt vong như Erie, Wenrohronon, Susquehannock trong khi một số khác như Algoquis, Iroquois lại càng thêm hùng mạnh do thôn tính được đối thủ

Nhưng các cuộc tàn sát nhau này chỉ đem lại lợi ích cho người da trắng về sau khi họ về thế và lực đã bắt đầu đứng vững trên vùng Bắc Mỹ và trước thế mạnh của người da trắng thì các bộ lạc Da Đỏ chỉ có 2 lựa chọn hoặc bị tiêu diệt và biến mất hoặc bị hấp thu, đồng hóa

Về quân sự thì binh bị người Da đỏ vùng Rừng Đông Bắc đa phần như nhau với vũ khí thô sơ từ trước và cùng với sự xuất hiện của dân da trắng vào thế kỷ 17 thì kho vũ khí của họ du nhập thêm các khẩu hỏa mai.

Trong số các bộ lạc Da Đỏ vùng rừng Đông Bắc thì người Iroquois là đáng gờm hơn cả .

Liên minh này được hợp từ thành các bộ Cahokia, Kaskaskia, Michigamea, Peoria, Tamaroa…(ban đầu người ta gọi là Ngũ bộ do hợp thành từ 5 bộ tộc; sau năm 1722 thì được gọi thành Lục bộ Liên minh a.k.a Liên minh 6 bộ do sự gia nhập của bộ lạc Tuscarora)

Với sự hợp nhất thành 1 liên minh thì họ có thể tận dụng triệt để sức người sức của trong các cuộc chiến

Quyền lực quản lý của bộ lạc nhằm ở đống lửa hội đồng nơi các kỳ lão, các thủ lĩnh họp nhau quyết định các công việc hệ trọng của bộ lạc như quyết định chiến tranh, hòa bình, ký hòa ước…

Tuy nhiên thì trong liên minh cũng có sự xung đột giữa những người già chuộng hòa bình và các chiến binh trẻ

Nhưng dù gì thì liên minh Iroquois vẫn là 1 trong những tộc hiếu chiến và dữ dằn nhất trong số các tộc người da đỏ vùng Rừng Đông Bắc.

Các chiến binh người Da Đỏ thường được trang bị rất nhẹ đủ để cơ động di chuyển và tác chiến một cách bất ngờ ở địa hình rậm rạp

Vũ khí người Da Đỏ các bộ tộc vùng rừng Đông Bắc gồm rìu, chày, cung tên

Nổi bật nhất là cây rìu chiến (tomahawk) có cán thẳng

Trước khi tiếp xúc với người da trắng thì người da đỏ chế tạo rìu bằng cách buộc tảng đá sắc hay đầu rìu bằng sừng vào cán bằng các sợi da sống

Về sau thì người da đỏ đổi chác với người da trắng để lấy các lưỡi bằng sắt vốn cứng và bền hơn so với lưỡi đá.

Ngoài ra thì cũng có loại rìu được trang bị thêm thêm vào đỉnh lưỡi rìu 1 cái lưỡi búa, đầu nhọn hoặc đơn giản chỉ bo tròn phần đỉnh

Bên cạnh đó thì cũng có 1 loại rìu đa chức năng (rìu tẩu thuốc) với phần lưỡi ở 1 bên, đầu tẩu ở 1 bên thường được sử dụng ở 1 số sự kiện lễ nghi với 1 số nghi thức nhất định cho nó như việc hút cái rìu tẩu là hành động tượng trưng cho việc thương thuyết, đàm phán, chôn rìu là tượng trưng cho hòa bình trong khi vung rìu lên là ám chỉ đang có hoặc sẽ có chiến tranh đổ máu

Rìu tomahawk có thường cán dài khoảng 61cm đổ lại bằng các chất liệu gỗ mại châu, tần bì hoặc gỗ phong, đầu rìu thường có chiều dài khoảng 10cm đổ lại và nặng khoảng 260g -570g

Rìu chiến với các bộ lạc da đỏ về sau trở thành vật biểu tượng cho chiến tranh bên cạnh tẩu thuốc đại diện cho hòa bình

Bên cạnh rìu thì chày chiến cũng là 1 vũ khí cận chiến nguy hiểm

Chày có trọng lượng nặng với cán làm bằng các loại gỗ cứng hay gỗ có gắn cục đá ở 1 đầu

Một số chày còn được trang trí bằng cách khảm vỏ sò hay khắc mặt người lên

Bên cạnh loại gậy tầy thường thì người da đỏ còn sử dụng loại chày có hình dạng giống sung được làm từ các loại gỗ cứng có thớ gỗ thẳng như tần bì, mại châu, cây trăn, sồi hay gỗ cây phong; loại này thường được gắn them sừng nhọn hoặc que nhọn bằng đá lửa, hay sừng, sắt ở ngay phần vai

Ngoài ra thì 1 số chiến binh da đỏ cũng thường sử dụng dao lột da đầu trong giao tranh

Bên cạnh các vũ khí cận chiến thì người da đỏ còn sử dụng các ống thổi phi tiêu tẩm độc nhưng thường rất ít xuất hiện trong các cuộc xung đột, có lẽ nó được sử dụng trong săn bắn là nhiều hơn

Ngoài ống phi tiêu thì người da đỏ còn sử dụng cung tên với cung được chế tạo từ nguyên miếng gỗ từ các chất liệu gỗ tần bì, mại châu hoặc gỗ sồi trong khi tên có đầu làm bằng đá phiến hình tam giác đã qua đập đẽo được cất trong ống hay bao làm bằng da hoặc lá bao của bắp

Cùng với sự tiếp xúc với người da trắng vào thế kỷ 17 thì các chiến binh Iroquois còn du nhập thêm súng hỏa mai với sừng thuốc súng thay thế dần cho cung và tên

Ngoài ra thì có 1 vài báo cáo về việc người Hron và Iroquois sử dụng giáp mỏng bằng gỗ được làm từ các que gỗ buộc với nhau; tuy nhiên cùng với việc du nhập và sử dụng các vũ khí hỏa lực của người da trắng thì các bộ giáp gỗ mỏng này cũng dần vắng bóng trên chiến trường

Bên cạnh giáp trụ người da đỏ cũng sử dụng khiên làm bằng gỗ

Trang bị của chiến binh da đỏ thời sau thường gồm súng trường, sừng đựng thuốc súng, túi đựng đạn, chăn, giày da đanh cùng dây đeo (thứ này cũng có thể được sử dụng như dây trói tù binh), thuốc và thỉnh thoảng là các vũ khí cận chiến như rìu, chày.

Ngoài ra thì các chiến binh còn mang thêm lương khô làm từ ngô rang trộn với đường cây thích (cây phong) – loại lương thực mà họ có thể sử dụng 1 cách tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng khi hành quân

Về kỵ binh thì với việc tiếp xúc với người da trắng, người da đỏ về sau cũng có ngựa nhưng vai trò của ngựa và kỵ binh ở các bộ lạc phía duyên hải bờ Đông thường mờ nhạt hơn so với các bộ lạc ở Ngũ Đại Hồ và nhất là các bộ lạc Đại Bình Nguyên.

Ngoài ra thì 1 số bộ lạc cũng sử dụng cách chuyển quân bằng đường thủy dựa trên các xuồng độc mộc nhẹ cũng như hệ thống sông ngòi chằng chịt ở miền Đông Bắc

Một vài chiến binh có quân công cao nhất thường mang các dấu hiệu để cộng đồng dễ dàng nhận diện ra như đeo lông vũ đại bàng theo chiều thẳng đứng, chéo hình chữ thập, treo ngược xuống hay sơn đỏ

Một số khác thì có thể nhận diện qua các bang tay, bang mắt cá chân hay bang đầu gối bằng da chồn hôi hay rái cá hay thể hiện các dấu hiệu sơn ở tay, chân lên cơ thể, mặt của họ cũng như da quạ quanh cổ; ngoài ra thì họ cùng dùng sọ kẻ thù bị họ giết làm chặn cửa, da kẻ thù bị họ lột làm thảm và tấm che cửa ra vào

Tổ chức quân sự của các bộ lạc người da đỏ nói chung và người da đỏ vùng rừng đông bắc nói riêng là các nhóm chiến binh nhỏ vài chục người với mục đích đột kích, bắt chiến tù gia tăng nhân khẩu cho bộ lạc mình, giành giật các nguồn buôn bán lông thú…hơn là mở rộng lãnh thổ như mục đích chiến tranh của dân da trắng

Với các cuộc chiến tranh nhằm để bổ sung, thay thế nhân sự bị mất thì thường do các thị tộc mẹ tiến hành dưới cái tên gọi “cuộc chiến tang thương”

Khi các cuộc chiến như thế này được tổ chức thì các chiến binh có 2 lựa chọn: hoặc kiêu hãnh tham gia hoặc không thì sẽ bị cộng đồng đánh giá là hèn nhát mà hệ quả là anh ta sẽ không được phép kết hôn về sau

Để có thể tổ chức 1 cuộc tấn công hay đột kích vào các làng mạc của các bộ tộc khác, người lãnh đạo nhóm chiến binh sẽ gửi sứ giả mang tẩu thuốc đi chiêu binh.

Tín sứ sẽ giải thích lý do động binh và những người tham gia sau đó sẽ hút tẩu thuốc tượng trưng cho việc họ đã ghi tên nhập ngũ.

Các chiến binh sau khi đăng ký xong sẽ kéo tới trại của thủ lĩnh và tại đây họ sẽ được thủ lĩnh mở tiệc thết đãi để yêu cầu đổi lấy quyết định cuối cùng về sự phục vụ trong chiến đấu của các chiến binh

Thường thì các thủ lĩnh sẽ bổ nhiệm các cấp dưới để hỗ trợ trong các cuộc đột kích

Trước khi các toán chiến binh khởi hành ra trận thì một bữa tiệc sẽ được dọn ra thết đãi với các điệu nhảy chiến tranh, nghi thức sử dụng thuốc lá để cầu xin sự phù hộ từ đấng tối cao

Các vũ điệu chiến tranh cũng thường được các hội đồng tiến hành để hủy bỏ các giao kèo trong quá khứ.

Bản thân các chiến vũ bao gồm điệu nhảy mô phỏng các hoạt động theo dõi, nghe ngóng và tấn công kẻ thù, vung rìu chiến được thêm vào bài ca chiến tranh bên cạnh các giai điệu mang tính hào hùng, kích thích như tiếng trống liên hồi, lời phát biểu

Tiệc thết đãi các chiến binh là tiệc thịt cầy khi các con chó được giết mổ, nấu lên như nai và dùng để thết đãi nhằm đổi lấy sự phù trợ từ các thế lực siêu linh chứ không phải cho mục đích lai rai, giải trí như ở 1 số quốc gia bây giờ

Thịt cầy với người da đỏ như người Iroquois còn tượng trưng cho thịt tù nhân mà họ có thể ăn sau đó (trong 1 số trường hợp tù binh bộ lạc khác bị bắt nhưng từ chối lời mời gia nhập bộ lạc thì sẽ có số phận như vậy) khi họ bị so sánh không hơn với loài cẩu

Đội hình hành binh của người da đỏ thường gồm người mang tẩu thuốc đi đầu hàng, dẫn dắt toán chiến binh trong khi thủ lĩnh đi sau cùng

Một toán chiến binh người Ojibwa a.k.a Chippewa có thể đi được 25 dặm 1 ngày

Khi dừng lại hạ trại ban đêm thì các bài hát mừng công, điệu nhảy chiến tranh cũng thường được cất lên.

Khi đã áp sát gần vị trí kẻ thù, người da đỏ sẽ chuẩn bị các thứ cần thiết cho công việc tấn công như chọn người sẽ mang các vật tư chiến tranh thừa của họ như thuốc, nước và cả lương khô

Ngoài ra thì họ cũng chuẩn bị sẵn cáng cứu thương cho thương binh khi cần trong khi 1 số chiến binh khác khác như người dũng cảm nhất bọn sẽ được giao cho nhiệm vụ cầm hiệu kỳ làm bằng lông đại bàng dẫn dắt cuộc tấn công cũng như vài người khác được phân công nhiệm vụ đánh trống chiến nâng cao sỹ khí mọi người trong cuộc chiến

Khi mọi việc chuẩn bị xong thì các chiến binh da đỏsẽ sơn vẽ lòe loẹt khắp người, đeo trang sức, long vũ cũng như các bùa hộ mạng cần thiết khi bước vào cuộc chiến.

Chiến thuật tấn công của người da đỏ khá đa dạng khi bao gồm cả việc tập kích làng mạc, cứ điểm và mai phục đội hình hành quân của phe khác

Với các cứ điểm dân cư như làng mạc, doanh trại thì các chiến binh sẽ phục sẵn ở 1 vị trí nhất định gần trại kẻ thù chờ tới lúc để rồi bất thần tấn công, thường là sau lúc hừng đông khi kẻ địch đa số vẫn còn đang say ke

Các chiến binh từ nơi phục kích sẽ bất ngờ ồ ạt xông thẳng vào làng khi đối phương còn đang ngái ngủ, thỉnh thoảng sẽ có 1 chiến binh tự biến mình thành chốt thí đỡ đạn, thu hút sự chú ý của kẻ thù cũng nâng cao sỹ khí đồng đội bằng cách ném hết vũ khí và phục trang rồi chạy xộc thẳng vào kẻ thù

Chiến thuật đột kích cứ điểm lúc hừng đông của người da đỏ khá lợi hại trong 1 vài trường hợp như tại trận chiến sông Wabash ngày 4 tháng 11 năm 1791 khi 1100 người da đỏ của Liên Minh phía Tây do thủ lĩnh Rùa Con phục sẵn nguyên đêm trong rừng canh me khi đội quân do tướng Arthur St Clair của Hoa Kỳ chỉ huy xếp vũ khí để dùng bữa sáng đã bất ngờ tràn ra tấn công

Kết quả của chiêu này là ngày hôm đó quân Mỹ bị tổn thất 933 mạng trong tổng số 1000 người (632 lính bị giết hay bắt sống trong khi 264 binh sỹ bị thương) trong khi liên minh Da Đỏ chỉ thiệt hại có 61 người (21 chết, 40 bị thương); trận thắng lớn nhất và vẻ vang nhất mà người da đỏ từng giành được

Tuy vậy thì người Da Đỏ cũng đủ khôn ngoan khi dối phó với người da trắng khi họ họ hầu như không chọn đánh công kiên các cứ điểm được phòng thủ kiên cố hay đánh vỗ mặt chính diện các đội quân của người da trắng vốn được trang bị tốt hơn họ mà thay vào đó họ sẽ chọn cách mai phục các đội hình hành quân vốn bị kém ưu thế về sự hiểu biết địa hình hơn dân bản địa.

Ngoài ra người Da Đỏ cũng không ngại rút lui nhanh gọn trong trường hợp bị áp đảo về lực lượng

Khi người da đỏ bị tấn công thì các chiến binh thường sẽ rút vào làng có tường bao quanh để thủ thế, với 1 số trường hợp là các kẻ thù người da trắng được trang bị ưu thế vượt trội hỏa lực thì người da đỏ cũng không ngán trò tiêu thổ: đốt hết làng mạc, mùa màng rồi tạm lánh vào rừng chờ bên kia chịu không nổi sẽ phải tự động rút

Các toán chiến binh thắng lợi khải hoàn sẽ cử người chạy về báo tin trước với cộng đồng.

Trong khi các toán bại binh về làng sẽ bị xóm làng thờ ơ thì các toán chiến binh khải hoàn trở về sẽ được cộng đồng mở tiệc mừng công với thịt khô, gạo mọc hoang và đường thích cũng như là có các vũ điệu chiến thắng cũng như các mảnh da đầu được lột từ các địch thủ trước đó được sơn đỏ, căng bên trong 1 cái vòng treo trên sào được các phụ nữ mang ra để vẫy, múa hát mừng chiến công của chồng, con, người yêu của họ

Hoạt động bắt tù binh trong phạm trù chiến tranh của người da đỏ vùng rừng Đông Bắc là 1 hoạt động quan trọng vì thông qua đó họ bổ sung nhân lực bị tổn thất do chiến tranh cũng như phân hóa, hấp thu nhân lực kẻ thù

Với các tù binh bị tóm được thì họ có 2 lựa chọn hoặc là gia nhập vào cộng đồng người chiến thắng hay đơn giản là bị hành quyết.

Với các gia đình có người thân bị tử trận, họ được nhận nuôi các tù binh thay thế vị trí của người thân mà họ bị mất mát do chiến tranh

Việc thu nạp nhân sự mới này (ở 1 góc độ nào đó có thể coi là bắt nô lệ) cũng phải trải qua nghi lễ mà tại đó họ sẽ được cộng đồng mới của người chiến thắng chối bỏ nhân thân cũ ở bộ lạc cũ khi bị bại trận và thay vào đó thì họ sẽ đặt tên mới cho các thành viên mới chấp nhận gia nhập cộng đồng, gia đình

Tuy nhiên, việc trở thành thành viên cộng đồng mới không phải chỉ được dựa trên sự chấp nhận đơn phương từ phía tù binh mà còn cả từ gia đình sẽ nhận nuôi tù binh

Các tù binh khi mới về làng sẽ không được nhận nuôi liền mà sẽ bị tra tấn, bị lột sạch y phục, bị để cho trần truồng và bị trói vào cột ở giữ cộng đồng, bị đốt vài bộ phận nhạy cảm hay bị rút móng tay trước khi các tù binh được cho nghỉ ngơi, tiếp sức bằng lương thực và nước trước nghi lễ nhận nuôi

Sau đó các tù binh sẽ phải nhảy múa trần truồng trước cộng đồng và các gia đình dự định nhận nuôi sẽ quyết định có nhận nuôi tù binh hay là xử tử họ

Các tù binh là phụ nữ và trẻ em thường được chọn để nhận nuôi hơn người già và thanh niên

Khi được nhận nuôi, nếu tù binh đồng ý và thể hiện thái độ chân thành muốn gia nhập cộng đồng mới thì họ sẽ được cộng đồng chào đón bằng cách ôm, đặt cho tên mới

Với các tù binh không chịu chấp nhận sự hòa nhập với cộng đồng mới hay không được gia đình nhận nuôi thì cực hình tra tấn và hành quyết là giải pháp còn lại cho họ

Hình phạt này cũng dành cho các trường hợp đã từng là tù binh, đã chọn gia nhập bộ lạc mới song do lưu luyến quá khứ, xóm cũ nên tìm cách trốn về và bị bắt lại

Với những người bị thiệt mạng trong quá trình truy bắt tù binh đã gia nhập nhưng bỏ trốn thì gia đình họ sẽ được gia đình nhận nuôi tù binh gửi tặng đồ xem như là khoản bồi thường nhân mạng

Tuy nhiên thì dù tù binh về sau có đồng ý gia nhập cộng đồng mới hay không thì trong suốt chuyến hành trình khải hoàn trở về, các tù binh 1 hàng dài nam nữ, đàn ông, đàn bà bị trói bằng dây và dắt đi bởi chiến binh, thường sẽ bị đánh đập; với nam giới thì đánh đập, thẻo thứ gì đó và bỏ đói trong khi tù binh nữ thì có màn bạo lực, tấn công tình dục cho tới khi họ về tới làng

Nhưng đó là ít nhất với những người được chọn gia nhập cộng đồng mới.

Với những người thích trung thành với bộ lạc cũ thì cũng sẽ có cực hình và cái chết, thường hay thỉnh thoảng thịt họ sẽ được phe chiến thắng chia nhau tiêu thụ đúng theo nghĩa đen (bị ăn thịt)

Điều này cũng xảy ra với các tù binh không qua khỏi màn tra tấn trên đường khải hoàn về làng

Các tù binh bị hành quyết sẽ được sơn mặt màu đen và đỏ, được các gia đình xem họ là người thân dù các tù binh không chấp nhận cung cấp thức ăn nước uống và trải qua quá trình bị tra tấn, hành hạ (đốt và thẻo bộ phận cơ thể) rồi bị hành quyết bằng cách lột da đầu

Cát nóng sẽ được đổ vào sọ hở khi các lớp da đầu bị lột đi và cuối cùng thì nạn nhân sẽ bị tử hình 1 cách dứt khoát bằng cách moi tim

Cơ thể nạn nhân bị tử hình theo nghi lễ như vậy sẽ được cộng đồng cắt thịt và chia nhau ăn.

Tục lệ ăn thịt người như vậy kết thúc vào thời điểm nào đó ở cuối thế kỷ 18

Với những chiến binh tử trận thì người ta tin rằng trừ phi thật cần thiết mới được chấp nhận tiến hành cho mai tang còn nếu không thì linh hồn các chiến binh tử trận được mặc định sẽ trở thành các hồn ma giận dữ đeo bám và ám thế giới để tìm kiếm sự trả thù

Vì lý do này mà họ không bao giờ chôn cất chiến binh tử trận ở nghĩa địa làng vì như vậy là mang linh hồn giận dữ về ám cái làng

Người Da đỏ vùng rừng Đông Bắc về sau đã tham gia vào cuộc chiến Cách mạng Hoa Kỳ nhưng bị ở tư thế bị chia rẽ nội bộ như liên minh Iroquois: trong khi 1 số chiến đấu liên minh với người Anh như Mohawk, Cayuga, Seneca, Onondaga trong khi số còn lại chiến đấu bên phía Hoa Kỳ như Tuscarora, Oneida…

Sau Cách mạng Hoa Kỳ, cuộc chiến người Da đỏ Tây Bắc (1785 -1795), cuộc chiến Anh Mỹ (1812-1815) thì hầu hết lãnh thổ người da đỏ vùng Rừng phía Đông đều bị mất vào tay các thế lực người da trắng cũng như hầu hết các bộ lạc ở khu vực này đều bị chinh phục

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *