BINH CHẾ INCA

Đế quốc Inca từng là đế chế thống trị 1 dải đất rộng lớn ở khu vực phía tây của lục địa Nam Mỹ từ Colombia ở phía Bắc trải dài qua Peru, Boliavia xuống tận Chile từ thế kỷ 13 cho tới thế kỷ 16

Người Inca chính thức bước vào lịch sử khi thủ lĩnh đầu tiên của Inca là Sapa (tước hiệu của người cai trị Inca) là Manco Capac (Manco Qhapaq) a.k.a Manco Inca hoặc Ayar Manco lên kế nhiệm ông già là Apu Tambo làm chủ 1 cộng đồng thị tộc du mục ở Tamputoco rồi dẫn dắt cộng đồng tới vùng thung lũng Cuzco về sau trở thành trái tim và đầu não của đế quốc, chinh phục luôn 3 bộ tộc khác là Hualla, Sahuare và Alcahuisa rồi định cư ở vùng đầm lầy giữa 2 dòng suối tại thung lũng mà nay là khu vực quảng trường chính của thành phố Cuzco, Peru vào năm 1200

Đó là theo lịch sử còn với truyền thuyết thì Manco Capac là con trai của thần mặt trời Inti hoặc Viracocha được bước ra từ hang Paqariq Tampu a.k.a Pacaritambo ở đồi Tampu T’uqu mang theo cây quyền trượng vàng tapac-yauri được người cha thần thánh ban cho cũng như dẫn dắt cả gia đình mình gồm các anh em khác là Ayar Auca, Ayar Cachi, Ayar Uchu cùng các chị em gái của mình là Mama Ocllo, Mama Huaco, Mama Raua, Mama Ipacura đến Cuzco

Trên đường đi thì Manco Capac đã tìm cách hóa kiếp 3 anh em của mình bằng cách hóa đá họ hoặc dùng đá bẫy và nhốt họ lại để rồi khi tới Cuzco thì quyền lực do Manca Capac nắm tất

Cũng giống Trần triều Việt Nam hay các Pharaoh Ai Cập nhưng ở mức bạo hơn là Manco Capac và các vị Sapa Inca thời sau vì không muốn dòng máu thần thánh bị pha tạp nên toàn thịt chị em mình mà khởi đầu truyền thống này chính là việc Manco Capac đưa bà chị Mama Ocllo của mình vào động phòng và có chung con trai kiêm vị Sapa đời thứ 2 của Inca là Sinchi Roca

Các đời quốc chủ (Sapa) Inca sau đó của triều Hurin và nối tiếp là triều Hanan của Inca tiếp tục chính sách bành trướng bình ổn ra các khu vực xung quanh mà trước tiên là các bộ lạc bản địa ở thung lũng Cuzco như Ayarmaca, Pinagua, Culunchima, Alcabisa, Anta, Cuyumarca, Ancasmarca, Chanka…

Thế rồi bước ngoặt để người Inca chuyển mình từ vương quốc cuzco trên vùng thung lũng cao nguyên Cuzco của dãy Andes trở thành 1 đế chế bao phủ rộng khắp nhiều vùng Nam Mỹ diễn ra vào năm 1438, năm tại vị cuối cùng của Sapa đời thứ 8 của Inca là Viracocha khi người Chanka chủ động kéo đến tiến đánh kinh thành Cuzco của Inca khiến Viracocha hoảng sợ và đem theo các con trai là Inca Urco và Inca Socso chạy sang lán nạn ở Xaquixahuana trong con trai thứ 3 là Cusi Inca Yupanqui cùng 6 vị tộc trưởng quyết ở lại kinh thành tử thủ

Sự sợ hãi của hoàng tộc Inca trước người Chanka cũng có lý khi trong số dân Chanka – liên minh của vùng Des với 3 bộ tộc là Hanan Chanka a.k.a Thượng Chanka (vương quốc Parkos) cùng Urin Chanka (Hạ Chanka) và Villca (Hancohuallos) thì có dân Hanan Chanka là thuộc hàng dữ dằn, hiếu chiến và khó nhằn ở mức có tiếng của vùng cao nguyên Andes

Trái với bộ phận dân Chanka mà người Inca từng khuất phục trước đó là Urin Chanka có phạm vi ở vùng Andahuaylas thì dân Hanan Chanka hiếu chiến thuộc hàng phải dùng vũ lực để chinh phục và khét tiếng là “những con ma cà rồng của vùng Andes” khi các tù binh bị lọt vào tay họ thường sẽ bị họ treo ngược lên cho máu tụ xuống đầu rồi lần lượt cắt vết thương nhỏ ở ngón chân để rồi họ từ từ lột da sống ngược xuống vùng đầu trong lúc nạn nhân vẫn còn đang la hét vì khiếp đảm

Ngoài ra thì người Chanka cũng có màn lột da đầu hay màn của dân thảo nguyên vùng Trung Á đó là sử dụng đầu lâu tù binh làm cốc uống máu cũng như cả việc họ mang các xác ướp của ông bà mình trên lưng khi ra trận nhằm tỏ rõ ý chí quyết tâm chiến đấu tới cùng

40,000 chiến binh Chanka do thủ lĩnh Anccu Hualloc lãnh đạo đã kéo tới vây hãm thành Cuzco

Dù đã cử người ra đàm phán hòa bình song bị từ chối nên hoàng tử Cusi Inca Yupanqui đã dẫn dắt người mình giao chiến với người Hanan Chanka tại trận chiến Yawarpampa (Trận chiến Cánh đồng đẫm máu a.k.a tạm gọi là Huyết Dã chiến)

2 bên giao tranh ác liệt và người Inca chỉ giành chiến thắng khi lực lượng viện binh của họ xuất hiện kịp thời khiến người Hanan Chanka hoang mang dao động

Sự xuất hiện của viện binh được kể lại qua truyền thuyết về các chiến binh đá (Thạch binh) Pururauca được thần linh hóa phép sống dậy giúp người Inca đánh bại kẻ thù trong khi theo nhà biên niên sử người da đỏ Joan de Santa Cruz Pachacuti Yampa Salcamaygua thì là trò biến và ngụy trang các tảng đá xung quanh khu vực chiến trường thành các binh sỹ Inca nhằm tạo ra ảo giác áp đảo về quân số đối với kẻ thù hung hãn

Dù kiểu nào thì với sự xuất hiện của viện binh thì phần thắng tại mặt trận Yawarpampa nghiêng về phía người Inca với tổn thất 8000 mạng trong khi con số bên phía là 22,000 người

Thủ lĩnh Hanan Chanka là Anccu Hualloc thì bị thương và bị bắt song sau đó đã trốn thoát rồi tiếp tục tập hợp thêm 8000 tái chiến nhằm để khôi phục lãnh thổ bị mất khiến người Inca phải lần thứ 2 tung binh dọn dẹp và buộc vị thủ lĩnh yếu thế hơn về binh lực này phải theo dòng sông Urubamba rút về phía rừng rậm tới vùng đất của những cái hồ lớn

Sau khi chiến thắng quân Chanka thì Cusi Inca Yupanqui đã thịt luôn anh trai inca Urca và trở thành quốc chủ đời thứ 9 của Inca

Từ đây trở đi thì các vị Sapa đã phái các đoàn quân tỏa ra chinh phục các vùng từ Colombia, Ecuador phía bắc tới Bolivia và Chile phía nam, bao gồm luôn cả việc thịt đế quốc Chimor ở duyên hải Peru

Bước tiến của quân Inca sau đó chỉ bị ghìm lại tại trận chiến sông Maule (xảy ra vào đời quốc chủ thứ 10 của Inca, trong khoảng từ năm 1471 tới năm 1493) với liên minh các bộ tộc Araucan a.k.a Mapuche ở Chile khi 2 bên gồm 20,000 binh sỹ Inca giằng co lưỡng bại câu thương trong suốt 3 ngày chiến đấu liên tiếp với lực lượng 18,000-20,000 chiến binh Mapuche để rồi thêm 3 ngày sau đó các bên ghìm trại chờ nhau hạ thủ trước để phản công trước khi người Mapuche dỡ trại trước vào ngày thứ 7 hồi quân với tuyên bố chiến thắng trong khi người Inca cũng chẳng buồn đuổi đánh cũng như đà đông tiến vào bồn địa sông Amazon cũng bị các bộ tộc bán du mục người Shuar ngăn cản vào năm 1527

Với cương vực rộng lớn của mình thì chả trách người Inca lại kiêu hãnh tự gọi lãnh thổ đế quốc Inca của mình là đế quốc Tawantinsuyu (4 phương a.k.a 4 vùng)

Các vùng (suyu) cũng chính là đơn vị hành chính lớn nhất của Inca gồm vùng đông dân nhất đế quốc Chinchaysuyu (vùng tây bắc), Antisuyu (vùng đông bắc), Kunti Suyu (vùng tây nam) và Qulla Suyu (vùng đông nam) với giao điểm của 4 vùng nằm tại khu vực thủ đô Cuzco

Ở thời kỳ đỉnh điểm (1527) thì diện tích đế quốc Inca lên tới 2,000,000 cây số vuông cùng dân số 10,000,000 người với nhiều sắc tộc sinh sống ở nhiều điều kiện địa hình khác nhau từ dân Chimor ở vùng sa mạc duyên hải Peru tới người Aymara ở vùng cao nguyên Andes và cả dân Chachapoyas trong các khu rừng rậm đầy mây mù bao phủ

Để có thể thu gom được 4 phương về 1 mối thì người Inca sở hữu 1 đội quân hùng mạnh

Đứng đầu quân đội là vua (Sapa) Inca song vua thường chỉ góp mặt ở trận lớn còn mấy vụ lẻ tẻ thì giao cho bọn tướng tá gánh vác

Hệ thống chỉ huy Inca gồm các sỹ quan được chọn lựa từ nghi lễ Warachikuy mà tới ngày nay vẫn được cộng đồng người Quechua (hậu duệ dân Inca xưa) tiến hành để chứng tỏ các ứng viên đã vào tuổi thành niên ở khu vực thành lũy Saksayhuaman vào thời điểm ngày chủ nhật thứ ba của tháng 9 hàng năm với các nghi lễ, biểu diễn điệu nhảy chiến tranh cũng như là các hội thi nhằm thử thách sức khỏe, sức bền như chạy bộ, tài thiện xạ cũng như đánh trận giả nhằm để xem các ứng viên ai có thể giữ được sự tỉnh táo lâu nhất với 1 số trường hợp được ghi nhận lại là giữ được sự tỉnh táo cả tuần liền (còn việc có chơi lá coca vốn trồng phổ biến ở vùng này trước khi thi không thì không biết)

Thành phần quân đội của người Inca là từ tráng đinh (ban đầu chỉ là dân Inca song về sau mở rộng cho bất kỳ dân trong đế quốc) ở độ tuổi từ 25 tới 50 tuổi được tuyển mộ theo công thức tỷ lệ là gom 1 công dân nam thuộc bất kỳ sắc tộc trong mỗi 50 tráng đinh để nhập ngũ trong khi việc tương tự cũng được áp dụng cho phái yếu khi 1 cô gái trẻ bất kỳ được chọn trong mỗi 50 cô gái để nhập vào biên chế phục vụ của đền thờ Trinh nữ Mặt Trời

Với dân thường (Runas) thì nhập ngũ là cơ hội thăng tiến cho bản thân trong khi với quý tộc thì đó là vinh dự và nghĩa vụ

Thời gian binh dịch của dân đen là 6-7 năm song với quý tộc thì là cả đời

Nhưng việc đi lính cả đời cũng có đặc lợi riêng của nó khi bạn sẽ được nhà nước lo các chi phí thực phẩm, y phục và nhà cửa cũng như được trang trải, ban cấp thêm các khoản như trang sức, lá coca và thậm chí ban cấp luôn cả người vợ

Việc binh dịch ngắn hạn giúp đế quốc Inca có thể huy động được nhiều binh sỹ cũng như xoay vòng khi cần và có thể đảm bảo năng suất hậu phương song các chỉ huy có thể yêu cầu các chiến binh mạnh mẽ, dũng cảm và tài ba nhất trong đơn vị phục dịch binh ngũ trọn đời

Các binh sỹ tinh nhuệ nhất đế quốc sẽ được biên chế vào đội cận vệ của hoàng đế Inca (các binh sỹ cận vệ cũng như sỹ quan là phải là người Inca)

Đội vệ binh chịu trách nhiệm không chỉ tháp tùng bảo vệ vua mà còn cả khiêng kiệu cho vua (chính vì vua lười vận động nên hậu quả là mới bị bắt sống trong trận Cajamarca)

Theo các nguồn Inca và cả từ người Tây Ban Nha thì quân số mà người Inca có thể gom ra trận 1 lần có thể lên tới 100,000 mạng

Tuy nhiên việc trưng binh bắt buộc chỉ được áp dụng vời dân vùng cao nguyên chứ dân vùng duyên hải thì không bị bắt buộc do họ được xem là có khả năng thích ứng kém với môi trường khắc nghiệt vùng cao nguyên Andes nơi các cuộc chiến hay diễn ra

Các cấp quân nhân trong quân đội Inca gồm quân nhân hạng quèn Awqaq Runa (Aucac Runa), Pucara Kamayuq (Pukara Camayuk), hướng đạo (Runancha), người thổi kèn hiệu bằng gỗ Qipa Kamayuq (Qipa Camayuk), người thổi vỏ ốc xà cừ Ch’uru Kamayuq (Choru Camayuk) hiệu lệnh cho 100,000 mạng, người đánh trống Wankar Kamayuq (Huancar Camayuk), các sỹ quan cấp dưới Unancha Yanaq (Unanchayanac) chỉ huy nhóm 5 ngườivà Chunka Kamayuq (Chunca Camayuk) chỉ huy nhóm 10 mạng, sỹ quan cấp trung úy Pichqa Chunka Kamayuq (Picca Chunca Camayuk) chỉ huy nhóm 50 người, bách phu trưởng Pachak Kamayuq (Pachac Camayuk) chỉ huy nhóm 100 mạng, chỉ huy đạo 1 quân (1000 mạng) dưới trướng lãnh chúa Waranqa Kamayuq (Guaranga Camayuk), sỹ quan (Kamayuk), Apu Rantin (Apu Randin), Hatu Apu Rantin (Hatu Apu Randin), Atu, các sỹ quan cấp tướng như Hatu Apu chỉ huy 4000-500 hoặc Apuskin Rantin (Apusquin Randin) chỉ huy 10,000 mạng và thống soái toàn quân là Apuskispay (Apusquispay)

Cấp bậc Apusquispay được chọn thông qua nghi lễ Warachikuy và phải đạt tiêu chuẩn là người khỏe mạnh về sức lực cũng như tinh thần và thêm 1 tý gốc gác lý luận là dân quý tộc từ thủ đô Cuzco

Ngoài ra thì các chiến binh Inca phải trải qua quá trình huấn luyện mỗi hai tháng 1 lần từ rất sớm khi mới 10 tuổi với các môn như đấu vật, cử tạ và lăng đá

Các bô lão phải thông báo kết quả của đứa trẻ để các chỉ huy quân đội biết sẽ phiên chế chiến binh sau này vào bộ phận chiến đấu hay công binh kỹ thuật như thợ xây, thợ đá hay các công binh cầu đường…cũng như cho các chỉ huy biết là các thanh niên tương lai này sẽ trở thành binh sỹ, dân phu hay thợ thủ công

Về thành phần và tổ chức đơn vị quân đội của người Inca là mỗi sắc tộc sẽ sở hữu 2 đội quân do 2 viên tướng quản lý đều được tuyển mộ từ 1 sắc tộc đồng nhất và được đặt dưới quyền quản lý của lãnh chúa (kuraka) của sắc tộc đó

Các đội quân này được tổ chức cấu thành từ các đơn vị nhỏ hơn theo hệ thập phân

Trường hợp lãnh chúa đó qua đời thì người thay thế cũng được lựa chọn từ trong sắc tộc đó

Nếu như người Chăm ở miền Trung Việt Nam có hình thức nhị chế (chế độ theo cặp hay hệ số 2) áp dụng theo tôn giáo văn hóa tín ngưỡng như Bà Ni – Bà La Môn, đực – cái, âm dương, yoni linga… thì hình thức nhị chế của người Inca như tuyển dụng biên chế nam – nữ vào phục dịch triều đình hay phiên chế 2 đội quân 1 dân tộc… đại diện cho sự tồn tại 2 thời kỳ vương triều Hanan và Hurin của mình

Thường thì binh sỹ tự trang bị quân trang, quân phục tùy theo vùng miền, bộ lạc

Chính vì sự đa dạng sắc tộc trong quân ngũ Inca nên chiến phục binh sỹ ngoài áo dài thì có khi các chiến binh còn khoác cả da động vật, mang lông vũ, đeo trang sức hay xăm trổ mình mảy

Song các sỹ quan và quý tộc thì thường có trang bị giáp riêng gồm áo dài độn bông và may chần cũng như đeo các miếng gỗ sau lưng (có khi là các tấm giáp ngực bằng đồng thau hay chất liệu quý như bạc, vàng) để che chắn cũng như đội mũ chiến kim loại (theo trình độ đế quốc thì ngoài vàng thì chỉ còn đồng đỏ là đủ trình để chế tác), mũ bện bằng mây, bằng gỗ, da có gia cố bằng đồng và có gắn đá quý và lông chim lên để trang trí

Ngoài ra thì các binh sỹ có công trạng hay các tướng lĩnh như lông vũ đội đầu, giáp ngực bằng đồng thau hoặc bạc, mề đay đồng hay bạc và cả dây chuyền được làm bằng răng kẻ thù

Với các binh sỹ trong đội cận vệ của Sapa thì có chuẩn đồng phục riêng áo dài ca rô đen trắng với viền cổ hình tam giác màu đỏ

Về vũ khí thì trang bị của binh sỹ Inca có dây lăng đá (huaraca) là sợi dây thừng bình thường dùng để lăng (ném, bắn) các hòn đá tròn; thương dài tới 6m, giáo (Suchuc Chiqui) – thứ vũ khí được dân Cuzco ưa chuộng cũng như là thứ mà các tướng sử dụng như là 1 biểu tượng quyền lực của họ, chùy có đầu hình ngôi sao (chaska chiqui) là vũ khí mà có đầu gắn với vật nặng mà thường là có hình dạng ngôi sao với 1 số cái làm bằng đá hoặc đá vỏ chai nhằm mục đích làm gãy xương kẻ thù, rìu (cuncha chucuna) bằng đá hay đồng thau, gậy tày (chambi) bằng gỗ với 1 số có gắn que nhọn hoặc loại bằng gỗ cây họ cọ với hình dạng giống kiếm với lưỡi kép thường được các xứ miền nam sử dụng, cung và tên (với đầu tên thường làm bằng đồng đỏ hoặc xương) thường được dân vùng rừng rậm xài, dây bẫy đá (bolas, ayllos) là sợi dây thừng có đầu dây được buộc 2 -3 hòn đá vào với cách thức sử dụng là cầm quay vài vài vòng rồi ném về phía kẻ thù để rồi sức nặng của các hòn đá sẽ khiến dây bị vướng vào cơ thể kẻ thù (thường là chân hoặc cổ vì dây bolas còn hay được dùng vào săn bắt thú cũng như là lao và dụng cụ hỗ trợ cho việc phóng lao (estoilic, thường được dân miền rừng sử dụng và khiên với nhiều hình dạng như tròn, chữ nhật, vuông hình thang được làm từ nhiều chất liệu như gỗ bọc da, may chần hay thậm chí là bằng vải

Về sau thì sau vài trận đụng độ ban đầu với người Tây Ban Nha thì người Inca cũng thu được và tái sử dụng các vũ khí của người Tây Ban Nha như kiếm và ngựa chiến

Sapa Manco Inca Yupanqui của nhà nước Tân Inca (1537-1572) đã từng cưỡi ngựa chiến dẫn đầu đoàn kỵ binh được thành lập dựa trên số chiến mã Tây Ban Nha mà họ gom được trong các lần đánh nhau trước đó

Các vũ khí của các sỹ quan thì còn được trang trí bằng vàng hoặc bạc

Ngoài ra thì quân đội Inca cũng sử dụng cả trò lăn đá và phóng hỏa nếu điều kiện cho phép

Song song với vũ khí thì quân trang binh sỹ Inca còn có thêm các thứ khác như y phục, dép xăng đan, và thực phẩm như ngô, ớt và cả lá coca

Bên cạnh đó thì trong thành phần đoàn quân ngoài tướng tá, sỹ quan và lính tráng còn có cả sự góp mặt của các công dân thực hiện nghĩa vụ công ích bắt buộc (mit’a) là bọn dân phu khuân vác hay xây dựng các công trình phụ trợ… cũng như hội phụ nữ là thân thuộc binh sỹ đi theo lo mảng nấu nướng, sửa vá trang phục binh sỹ, chăm sóc thương binh và mai táng tử sỹ và bọn tu sỹ đi theo lo việc cầu khấn, hiến sinh và cả trù yểm, rù uến kẻ thù khi cần

Về hậu cần thì các binh sỹ thường hành quân 3 dặm (4,83 cây số) mỗi giờ tương đương khoảng 20 dặm (32,19 cây số) 1 ngày với trang thiết bị quân sự với vũ khí và quân trang thường được thồ bởi đoàn lạc đà llama và cả bởi dân phu ( miễn trừ ngoại lệ với phụ nữ)

Để phục vụ cho các mục đích quân sự như chạy trạm báo cáo tin tức cũng như hành quân thì người Inca đã xây dựng 1 mạng lưới đường sá cầu cống chạy xuyên suốt đế quốc với các kho trạm được xây cách nhau không quá 20 dặm – chặng đường vừa đủ để các binh sỹ di chuyển 1 ngày

Với các chiến dịch phải mất nhiều gian để hoàn thành thì người Inca còn chuẩn bị sẵn các kho (qolla) vũ khí lương thực tại các vùng nông thôn để sử dụng khi cần

Chính vì có sự chuẩn bị về hậu cần như vậy nên quân đội cấm tiệt mọi hành động cướp bóc dân địa phương và nếu ai vi phạm thì sẽ bị tử hình

Để tránh làm kinh động dân cư ven đường suốt chặng đường hành quân thì các dân cư sẽ được thông báo trước mỗi lúc quân đội động binh cũng như các đội quân sẽ hành quân so le thời gian với nhau sao cho cả đội quân không cùng tới chiến trường cùng 1 thời gian ( có thể nhằm để giữ tính liên hoàn khi chiến đấu cũng như tránh tụ đông ở nơi có không gian bất lợi cho việc tụ tập)

Về chiến thuật thì chiến thuật người Inca chủ yếu có 2 loại là chinh phục không đổ máu và có đổ máu

Ở loại thứ nhất thì thủ lĩnh các xứ sau khi nghe sứ giả Inca tới thuyết hàng sẽ lựa chọn quy phục Sapa Inca để đổi lấy nhiều ân huệ, lợi ích đặc quyền mà Sapa ban cho như lễ vật, nhân công lao dịch mà đế quốc gửi đến để khai hoang, xây dựng vùng mới hay là được Sapa phong tước cũng như việc được trao đổi phụ nữ ở cả 2 bên…

Đổi lại thì điều này đòi hỏi quyền hành đất đai mà thủ lĩnh bản xứ nắm phải giao hết cho Sapa cũng như cung cấp nhân công, quân đội khi đế chế cần và tối quan trọng hơn là chấp nhận thờ thần chủ của Inca là thần mặt trời Inti làm vị thần tối cao, trên các vị thần bản địa

Thường thì người Inca sẽ cử thám tử và gián điệp vào đoàn sứ giả tới đàm phán nhằm mục đích nhòm ngó thực lực đối thủ cũng như là mua chuộc các thủ lỉnh đối phương rút lui vào thời điểm then chốt của cuộc chiến

Các thám tử, gián điệp thường là những đầy tớ của các sứ giả được cử tới đàm phán

Tất nhiên là sẽ có bọn cuồng tín và lỗ tai trâu không nghe dẫn đến việc chinh phục bằng vũ lực và kết thúc không hay lắm của việc này là tùy theo mức chống đối mà hình phạt dành kẻ bại trận sau khi kết thúc là nhẹ hoặc nặng

Quân Inca trước khi lâm trận sẽ tiến hành diễu binh vòng quanh chiến trường nhằm gây ấn tượng với kẻ thù với việc các binh sỹ di chuyển trong đội hình của đội mình (mỗi đội có kỳ hiệu riêng) cũng như các sỹ quan sẽ mang nghi trượng biểu trưng cho quyền chỉ huy quân đội của mình

Nếu vẫn không lay chuyển được kẻ thù thì các vị chỉ huy sẽ quay lại kiểm kê lại quân đội mình cũng như cho nổi nhạc

Các binh sỹ Inca vẫn sẽ phải giữ im lặng cho tới khi chuẩn bị tấn công thì họ mới bắt đầu hát và hò hét hàu dọa kẻ thù

Bố trí tại chiến trường của quân đội Inca gồm nhiều hàng với đội mang dây lăng đá và cung thủ đứng đầu rồi lần lượt là các đội xung kích mang chùy và gậy chiến, đội mang giáo và sau cùng là đội mang thương dài

Ở địa hình mở thì đội hình quân đội Inca thường chia làm 3 nhóm với đại quân (trung quân) chịu trách nhiệm giao chiến chính diện trong 2 cánh sẽ vòng ra hợp vây sau lưng quân thù rồi hợp với cánh trung quân để cùng vây diệt

Khi bắt đầu thì các quân sỹ mang vũ khí tầm xa như lăng đá, cung thủ và thương, giáo sẽ cố bào mòn đội hình kẻ thù nhằm phá vỡ trận tuyến kẻ thù trước khi các đội cận chiến xáp vào giáp lá cà (nhóm cung thủ, lăng đá lúc này sẽ được rút về hậu quân)

Ngoài ra thì quân Inca cũng sử dụng chiêu giả vờ rút để dụ kẻ thù vào ổ mai phục rồi quay lại phản công , hợp vây với các cánh quân mai phục

Trong trường hợp kẻ thù rút chạy vào thành lũy quân đội sẽ bao vây, cắt các đường tiếp vận cũng như là chặt các tuyến liên lạc viện binh

Nếu kẻ thù vẫn ngoan cố đầu hàng thì quân đội sẽ lựa chọn công thành hoặc vây khốn khiến kẻ thù bị đói kém

Các trường hợp đã hàng song lại phản thì người Inca sẽ không ngần ngại thẳng tay đàn áp, san bằng thành lũy và tận diệt thành phố hoặc thậm chí là ở mức độ sắc tộc

Trong trường hợp phải rút lui thì quân đội sẽ rút lui trong trật tự theo tuyến đường mà họ có thể hành quân nhanh nhất với 1 số đi hậu đội cũng như 1 số được bố trí tại các pháo đài dọc đường nhằm để trì hoãn bước tiến kẻ thù

Quân đội Inca chỉ lui về đóng chốt trong pháo đài nếu xác định là họ vào đó để tái củng cố binh lực, tái trang bị cho đợt phản công sau đó

Trong một số trận đụng độ với Tây Ban Nha sau này thì người Inca cũng biết xả lũ làm ngập địa hình nhằm cản bước tiến và đánh bại kỵ binh Tây Ban Nha như trường hợp tại trận Ollantaytambo (tháng 1 năm 1537)

Với những kẻ bại trận thì thường sau khi phá hủy thành phố sẽ có màn di chuyển dân cư bại trận tới định cư ở các khu vực mà người Inca dễ quản lý hơn

Với các bại binh bị bắt sống thì sẽ bị giải tới diễu hành ở cCuzco nơi Sapa Inca sẽ tiến hành nghi thức dẫm chân lên đầu thủ lĩnh chiến bại

Thủ lĩnh chiến bại sau đó bị đem hiến tế và với 1 số kẻ thù bị căm ghét nhất thì họ sẽ bị người Inca lấy sọ làm cốc uống nước có trang trí hoa văn cầu kỳ cũng như lấy da làm trống

Với thánh vật cướp được từ kẻ thù thì người Inca sẽ giam một cách tượng trưng ở khu phức hợp đền đài Coricanchan ở cuzco nơi tọa lạc đền thờ thần chủ của người Inca là thần Mặt Trời Inti nhằm buộc mọi người quy phục

Các binh sỹ lập công hay đánh tốt trong chiến trận sẽ được ban thưởng huy chương, vũ khí bằng kim loại, y phục tốt, súc vật hay đàn bà bắt được của kẻ thù cũng như giáp ngực bằng vàng bạc, chức tước, tôn hiệu cao quý, đất đai cũng như quyền được ngồi chung với vua căn cứ theo hệ thống ban thưởng của người Inca

Bên cạnh tấn công thì người Inca cũng xây dững 1 số pháo đài (pucara) làm nơi đồn trú, trạm nghỉ chân nhà kho tích trữ vũ khí, lương thực và đồn trú quân dự trữ với các pháo đài như Sacsayhuaman

Các pháo đài (pucara) này thường không đủ chỗ để cả đám nghìn người chui vào ở nên khi không có chiến sự thì quân đội phải nghỉ ngơi trong các túp lều bên ngoài pháo đài

Các pháo đài Inca thường được xây dựng ở nơi có địa hình dễ phòng thủ như trên đỉnh núi, đỉnh đồi, ven sông hay cạnh đường giao thông

Các bức tường pháo đài được xây theo hình dạng đường tròn đồng tâm với các khúc ngoặt tay áo nhằm cung cấp nhiều điểm xạ kích cho các đơn vị phòng thủ.

Ngoài ra thì 1 số pháo đài quan trọng còn có thêm các công trình phụ như hào. Lớp xây ngoài pháo đài với nhiều lối ra vào hình xiên

Đế quốc Inca sau thời kỳ vàng son thì bước vào giai đoạn nội chiến (1527 tới tháng 4 năm 1532) giữa 2 anh em Atahualpa đang cai trị miền bắc với trung tâm ở Quito thuộc Ecuador và Huascar ở miền nam với thủ đô Cuzco trong tay

2 bên cùng với đồng minh đã giao chiến ác liệt nhiều năm cho tới khi Huascar binh bại trong trận cuối tại Quijasipan gần Cuzco vào tháng 4 năm 1532 và bị Atahualpa bắt sống để rồi bị Atyahualpa sai người giết chết

Bản thân hoàng đế Atahualpa sau đó cũng bị bắt sống khi khoảng 1 nhúm gần 200 người Tây Ban Nha do Francisco Pizarro chỉ huy đồ sát hàng ngàn người Inca cũng như bắt sống Atahualpa tại Cajamarca , Peru vào ngày 16 tháng 11 năm 1532

Ngày 26 tháng 7 năm 1533, người Tây Ban Nha nuốt lời sau khi người Inca nộp số vàng đầy cả gian nhà nhằm chuộc mạng Atahualpa bằng cách xử tử Atahualpa

Sau khi giết Atahualpa thì người Inca lần lượt lập các con trai của hoàng đế Huayna Capac (1464/1468-1524) là cha của Atahualpa, Huascar cũng tức là anh em trai với Atahualpa, Huascar lên kế ngôi

Sau khi ngôi vị Sapa tới tay Manco Capac Yupanqui thì vị Sapa này đã 2 lần tìm cách trốn khỏi sự giám sát của người Inca và lần thứ 2 đã thành công

Manco Capac sau đó dẫn dắt 200,000 dân Inca chống lại người Tây Ban Nha và thành lập nên nhà nước Tân Inca vào năm 1537

Người Inca sau giai đoạn đầu thất thế thì cũng đã đánh bại quân Tây Ban Nha trong trận Ollantayttambo nhưng không vì thế mà người Tây Ban Nha thất bại hoàn toàn

Người Tây Ban Nha dựa vào các tộc người da đỏ bản địa có thù bị Inca chinh phục như Chachapoya để chống lại người Inca

Sau 3 đời chống trả thì người Tây Ban Nha cuối cùng cũng đánh được vào thủ đô Vilcabamba (Willkapampa) trong khu vực thung lũng Cuzco của Tân Inca vào lúc 10 giờ ngày 24 tháng 6 năm 1572 buộc Sapa cuối cùng của Inca là Tupac Amaru Đệ Nhất phải tháo chạy vào rừng để rồi bị sau đó bắt sống và bị giải về Cuzco và tử hình vào ngày 24 tháng 9 năm 1572

Dù đã vua Inca Tupac Amaru Đệ Nhất đã được vua Philip Đệ Nhị truyền ý chỉ là đưa về Tây Ban Nha chứ không phải tử hình song phó vương Toledo (Francisco Alvarez de Toledo) đã trái vương mệnh mà cho hành hình Tupac Amaru Đệ Nhất vào ngày 24 tháng 9 năm 1572

Lời cuối cùng của vua Tupac Amaru Đệ Nhất là “thần Pacha Kumaq hãy chứng giám xxem kẻ thù tưới máu con ra sao” (Ccollanan Pachacamac ricuy auccacunac yawarniy hichascancuta)

Đế quốc Inca sau nhiều năm tồn tại tới đây là dứt song không vì thế mà tên tuổi các vị vua Inca rơi vào dĩ vãng mà vẫn sống tới năm 1780 khi Jose Gabriel Tupac Amaru a.k.a Tupac Amaru Đệ Nhị là con trai 1 lãnh chúa bản địa vùng dậy lãnh đạo các tộc người bản địa như Aymara và Quechua chống lại người Tây Ban Nha

Dù Tupac Amaru Đệ Nhị sau đó bị người Tây Ban Nha bắt và mang về xử tử bằng cách xé xác và chém đầu ở quảng trường chính của Cuzco nơi vua Tupac Amaru Đệ Nhất bị xử tử vào năm 1572 song cuộc khởi nghĩa thì kéo dài mãi tới ngày 15 tháng 3 năm 1783 thì mới bị dập tắt hoàn toàn

Nền thống trị của người Tây Ban Nha sau đó chỉ kéo dài được thêm 38 năm thì Peru chính thức tuyên bố độc lập từ người Tây Ban Nha vào năm 1821 và 4 năm sau tới lượt Bolivia tuyên bố độc lập

videovideovideovideovideo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *