BINH BỊ NGƯỜI HITTITE

Người Hittite là 1 dân tộc nói ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn Âu vào thời cổ đại ở bán đảo Anatolia ở Thổ Nhĩ Kỳ được biết đến đã từng lập nên đế chế Hittite (1600 TCN -1178 TCN) hùng mạnh tranh bá quyền với Tân Vương quốc Ai Cập mà đỉnh cao là tại trận chiến Kadesh năm 1296 TCN.

Người Hittite di cư tới bán đảo Anatolia vào khoảng thế kỷ 20 TCN và chinh phục, đồng hóa dần dân cư bản địa đã sống tại đây trước họ là người Hatti, định đô tại thành phố Hattusa ở gần Bogazkale, Thổ Nhĩ Kỳ và lập nên nhà nước Hittite.

Hittite sau đó dần bành trướng quốc lực, đánh phá ra các nước xung quanh và trở thành 1 cường quốc vào giai đoạn gần cuối thời đại Đồ Đồng

Thể chế cai trị của người Hittite về sau theo thể chế quân chủ nghị viện với vua là người đứng đầu kiêm tư tế tối cao, giúp việc có các chức Gal Mesedi (trưởng quan cận vệ), Gal Gesti (trưởng quan quản cung điện) hay Gal Dubsar (Chưởng Ấn) cùng hội đồng cố vấn (Pankus) mà ở đó vua dù ở vai trò người chủ của quốc gia nhưng cũng không thể vượt được thẩm quyền của hội đồng cố vấn.

Nhưng dù vậy thì trong quân đội, vua vẫn nắm vai trò chỉ huy tối cao của toàn quân

Người Hittite ngay từ thời Cổ vương quốc đã bắt đầu các cuộc chiến tranh chinh phục xung quanh; tới tận thời Tân vương quốc (tương tự thời điểm của Tân vương quốc Ai Cập) thì Hittite đã trở thành 1 quốc gia rộng lớn với nhiều đồng minh, chư hầu.

Quân đội người Hittite, dù không có được ghi chép lại nhiều hoặc có nhưng bị hủy hoại trong các giai đoạn bị diệ vong, phân liệt ssau đó nhưng căn cứ theo các thư từ, bản kể của các xứ láng giềng cùng thời như Ai Cập, Assyria thì khá là hùng mạnh

Cho đến tận cuối thời kỳ tồn tại của mình, Hittite là 1 trong số ít quốc gia tồn tại và sản xuất ra đồ sắt trong khu vực, giữa lúc các quốc gia xung quanh vẫn dùng đồng làm chất liệu kim loại chính.

Việc sở hữu các công cụ bằng sắt một phần dựa trên việc sở hữu các mỏ sắt trên vùng cao nguyên Anatolia trên đất của người Hittite

Đồ sắt của người Hittite dù được chế tạo còn ở dạng rất thô và có số lượng rất ít nhưng nó đã giúp người Hittite chiếm ưu thế trước các nước lân bang như Assyri, Ai Cập hay Mitanni.

Quân đội Hittite thời cổ là 1 trong các đội quân hùng mạnh, tổ chức đơn vị theo lối thập phân gồm các tổ 10 người, nhóm 100 người và các đội 1000 binh

Về thành phần quân đội thì quân Hittite có bộ binh và chiến xa và cả hải quân tổ chức thành

Hittite sở hữu lực lượng chiến xa có quy mô khá lớn và cũng nổi tiếng về lực lượng chiến xa của mình

Chỉ tính riêng số chiến xa mà vua Muttawalli II của Hittite cùng các đồng minh, chư hầu tung ra ở mặt trận Kadesh (tháng 5 năm 1274 TCN) con số ít nhất cũng lên tới 2500 cỗ chiến xa

Vận hành các cỗ chiến xa chính là các chiến binh maryannu, các chiến binh có xuất thân quý tộc truyền đời trong khi dân các tầng lớp xã hội thấp hơn thì góp mặt vào hàng ngũ bộ binh phụ trợ.

Lực lượng chiến xa của Hittite có lẽ có vài điểm khác với loại chiến xa góp mặt trong binh ngũ của địch thủ Ai Cập khi chủ yếu là loại chuyên dùng cho việc xung kích càn quét đối phương hơn là dùng cho việc chạy quanh trên chiến trường để tỉa đối phương bằng cung tên như cách mà người Ai Cập sử dụng.

Căn cứ vào các hình khắc chiến công của pharaoh Ramses Đệ nhị tại trận chiến Kedesh năm 1274 TCN cũng như việc sử dụng chiến xa với mục đích, số binh sỹ trên 1 cỗ chiến xa bằng gỗ 2 ngựa Hittite gồm 3 mạng gồm 1 đánh xe, 1 người mang khiên gỗ bọc da hình bát giác có eo hẹp phiên bản nhỏ hơn so với loại của bộ binh (2 loại này có thể hầu như không mang giáp trụ hay đội mũ chiến) và 1 chiến binh mặc giáp vảy dài bằng kim loại, đội mũ chiến mang khí giới, thường là thương dài 6 foot hoặc cung để dùng cho việc xung sát, càn quét hay đâm chọt đối phương so với con số 2 người gồm 1 đánh xe và 1 cung thủ bên phía Ai Cập.

Ngoài ra thì lực lượng lượng chiến xa Hittite vẫn sở hữu các đơn vị chiến xa nhẹ hơn như chiến xa song mã chỉ gồm 2 người (1 đánh xe, 1 người chiến đấu) tương tự như bên phía Ai Cập

Theo tài liệu DBMM danh sách các đơn vị quân đội, quyển 1, thời đại chiến xa từ năm 3000 TCN cho tới năm 500 TCN của Phil Baker thì lực lượng chiến xa 2 ngựa kéo với kíp chiến đấu 2 người có thể phân ra làm 2 loại là chiến xa kiểu Syria gồm xà ích với cung thủ và loại chiến xa đến từ khu vực Anatolia thì tổ lái gồm 1 đánh xe với 1 lính trang bị thương hoặc lao từng sát cánh bên các cỗ chiến xa 3 người tại mặt trận Kadesh năm 1274 TCN

Nhưng dù có thể tải trọng như vậy thì chiến xa Hittite vẫn khá nhẹ, có trục xe ở giữa và bên dưới sàn cũng như bánh sáu nan hoa cùng sàn xe vững chắc để có thể chịu tải trọng của 2 tới 3 người đàn ông trưởng thành cùng giáp trụ, khí giới của họ.

Chiến thuật xa chiến của chiến xa Hittite tại chiến trường Kadesh có lẽ cũng giống như ở các trận khác là lặng lẽ chờ đợi, mai phục rồi bất ngờ xung kích vào đội hình đang hành quân của đối thủ, tận dụng lợi thế về tải trọng, tốc độ cũng như trang bị để làm rối loạn, càn quét đối phương

Thường thì chiến xa chỉ dành cho các chiến binh gốc gác quý tộc trong khi các chiến binh xuất thân tầng lớp dưới thường gia nhập bộ binh.

Người Hittite có thể cũng sở hữu vài chiến binh cưỡi ngựa nhưng là cho mục đích do thám hơn là đánh trận

Bộ binh Hittite trên chiến trường thường đảm nhận nhiệm vụ phụ trợ các đợt xung kích của các chiến xa song ở 1 số khu vực địa hình gồ ghề nơi chiến xa ít có không gian tông ngang húc dọc thì lúc đó sẽ do bộ binh đảm nhận chính.

Bộ binh Hittite như trong 1 số văn bản, tài liệu cùng thời có nhắc tới gồm có 2 cái tên là “mesedi” và “teheru” , bên cạnh số này thì có lẽ còn có cả sự góp mặt của các binh sỹ có xuất thân từ các tầng lớp thấp trong xã hội và bị gọi ra trận khi có chiến sự cũng như cung thủ…

“Teheru” có lẽ là cái tên dùng để chỉ các lực lượng tinh nhuệ và có lẽ là thường trực của quân đội Hittite, được trang bị với giáo dài (thường là cầm bằng cả 2 tay) và kiếm, đứng trong các đội hình khối vuông góc đi theo sau các chiến xa như đã được miêu tả lại bởi các văn bản Ai Cập về trận chiến Kadesh.

Lực lượng cận vệ a.k.a Mesedi (Binh sỹ mang giáo vàng) là lực lượng bảo vệ cho vua Hittite, do trưởng quan cận vệ (Gal Mesedi) chỉ huy và thường được tổ chức thành các nhóm, đơn vị 12 người đi theo hộ tống, tháp tùng vua Hittite ở mọi nơi

Ngoài số thành phần bộ binh nòng cốt này ra thì người Hittite chắc cũng có 1 bộ phận bộ binh xuất thân dân thường (Lu Gistukul) chỉ bị gọi ra trận khi cần thiết cũng như các lực lượng lính đánh thuê và chư hầu, cung thủ bộ binh nhẹ đi theo hỗ trợ cho các đội quân chuyên nghiệp của người Hittite

Theo cuốn các Đội quân vĩ đại thời cổ đại của Richard A. Gabriel thì đội hình bộ binh Hittite thường áp dụng ngoài mặt trận là các khối hình hộp 10 x 10 (10 hàng với mỗi hàng 10 người) hay trận khối chữ nhật 100 x 10 (10 hàng mỗi hàng 100 mạng)

Khí giới bộ binh Hittite khá đa dạng khi chiến đấu ở các dạng địa hình khác nhau; ở những nơi địa hình gồ ghề, phức tạp thì khí giới thường gồm dao găm, kiếm cong và rìu chiến (không xài giáo) cũng như khiên gỗ bọc da hình bát giác có phần eo bị thu hẹp giúp tăng thêm hiệu quả cho việc quan sát đối thủ cũng như thêm không gian để họ sử dụng vũ khí khi giương khiên lên để che chắn trong các cuộc giáp lá cà (về sau thì quân Hittite học theo dân Hải Nhân sử dụng khiên tròn nhỏ khi cận chiến) trong khi ở các địa hình mở như đồng bằng thì chiến đấu bằng thương dài trong khác trận khối hình hộp hay chữ nhật như phương trận Hy Lạp (hầu như chỉ có chỉ huy mới mang khiên)

Các cung thủ Hittite thì sử dụng cung phức hợp có tầm bắn xa

Về giáp trụ thì các chiến binh sơn cước Hittite có trang bị áo giáp da hoặc giáp vảy, mũ đồng có các miếng che tai, che má , tấm che gáy cũng như được gắn lông trang trí trong khi ở những nơi đồng trống thì căn cứ theo các hình khắc Ai Cập, trang phục các chiến binh Hittite thường là áo choàng dài.

Về lương bổng thì có lẽ đa phần các chiến binh sống chủ yếu dựa vào chiến lợi phẩm mà họ cướp; cũng chính vì điểm này 1 trong 1 đợt xung phong tại trận Kadesh, các đội quân Hittite thay vì dốc toàn lực dứt điểm gọn lực lượng Ai Cập ít ỏi do pharaoh Ramses Đệ nhị đang kháng cự trên chiến địa thì lại quay ra tràn vào trại binh Ai Cập để cướp giật đồ đạc để rồi bị Ramses Đệ nhị tận dụng thời gian quay tái tổ chức đợt tấn công đẩy lùi kẻ thù ra khỏi doanh.

Ngoài ra thì góp mặt trong quân Hittite còn có các đơn vị của các đồng minh, chư hầu dưới trướng Hittite.

Bên cạnh chiến xa và bộ binh thì sự xuất hiện về sau của các toán Hải Nhân đột kích từ biển đã buộc Hittite phải tổ chức thêm cả lực lượng hải quân đóng tại các căn cứ là các thành phố cảng Địa Trung Hải mà họ chiếm được hay thống trị như Ugarit, Byblos, Tarsa, Ura…

Ít thông tin về hải quân người Hittite song hạm đội Hittite cũng khá mạnh khi theo ghi chép lại của người Ai Cập thì hạm đội này đã cùng với lực lượng trên bộ của Hittite hiệp đồng tác chiến, đánh bại quân đội của xứ Alashiya khoảng thế kỷ 13 TCN.

Năm 1175 TCN, thủ đô Hattusa bị các sắc tộc Hải Nhân như Kaskas, Phrygia, Bryge san bằng thành bình địa, đế quốc Hittite vàng son một thời tới đây bị diệt vong và được kế tục bởi 1 số tiểu quốc Syria-Hittite a.k. Tân Hittite như Palistin, Carchemish, Gurgum..trên vùng phía Nam lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và 1 phần của Syria cho tới khi sau này họ bị các cường quốc mạnh hơn như Assyria, Tân Babylon hay Ba Tư chinh phục





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *