Ảnh này được cắt từ 1 đoạn video của tổ chức phi lợi nhuận Columbia Riverkeeper quay lại những chú cá hồi hoang dã chịu ảnh hưởng của hiện tượng vòm nhiệt ở Tây Bắc Thái Bình Dương, khiến cơ thể đầy những vết lở loét đỏ và nấm trắng [1]
Cá hồi hoang dã ở khu vực này thường bơi qua sông Columbia, với nhiệt độ trung bình của sông thường ở khoảng 17’C, nhưng qua đợt nắng nóng vừa rồi đã lên đến 21’C. Chỉ với 4’C chênh lệch, nghe thì có vẻ đơn giản nhưng với những chú cá hồi này thì đó là cả một sự khác biệt giữa sống và chết. Đầu tháng này, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra thông tin hiệu ứng vòm nhiệt ở phía Tây nước Mỹ và Canada khiến nhiệt độ tăng đến 50’C, gây ra cái chết cho hơn 1 tỷ sinh vật biển.
Có lẽ đối với con người, đặc biệt là ở những khu vực có điều kiện thì việc nhiệt độ tăng 2, thậm chí là 3 độ cũng không ảnh hưởng gì đến họ, vì đã có nhà lầu và điều hòa nhiệt độ là xong. Nhưng với các loài động thực vật, các hoạt động của con người như phá rừng, gây ô nhiễm nặng nề, đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.v.v thì sự sinh tồn của chúng quả thực là quá mong manh. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của côn trùng và các loài động vật ăn côn trùng [2], đến các loài bò sát mà tỉ lệ nở và giới tính phụ thuộc vào nhiệt độ [3], và đến các loài lưỡng cư khi nhiệt độ của cơ thể phụ thuộc vào môi trường sống. Bên cạnh đó thì sự ấm lên của khí hậu cũng khiến các loại bệnh dịch, như là nấm chytrid – nguyên nhân dẫn đến cái chết hàng loạt của rất nhiều loài lưỡng cư [4].
Trong dịch này mình có coi our planet nên cũng highly recommend mọi người coi để có cái mình sâu sắc về biến đổi của mọi khu vực và có thêm hy vọng cho sự thay đổi. điển hình là ở chernobyl sau khi thảm họa không còn ai sống nữa thì các loài động thực vực bắt đầu sinh sôi và phát triển ở đó chỉ trong vòng hơn 40 năm thôi và đặc biệt có sự xuất hiện của loài ngựa Mông Cổ nữa.
Rảnh thì mọi người khía xem sự tẩy trắng của các rạn san hô nữa, coi xong mà buồn lắm luôn, việc đó diễn ra rất nhanh có khi chỉ trong vòng 1 đêm thôi á.
Việc cá hồi bị lở loét đôi lúc không liên quan đến việc biến đổi khí hậu. Nó là hậu quả của việc chúng bơi ngược dòng nước để về nguồn đẻ. Trước có lần nói chuyện với một ông ở Canada từng làm công nhận gia công cá hồi ở đấy thì ông ấy bảo thế, năm nào cũng sẽ có một mẻ cá hồi bị lở loét vì bơi ngược dòng.