Bí quyết đạt hiệu quả khi trình bày bài thuyết trình với những con số

Hãy tìm hiểu thêm trong cuốn sách Storytelling – Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện. Những công thức, phương pháp và nghệ thuật thuyết trình đang phổ biến và được các diễn giả, những nhà lãnh đạo sử dụng hiện nay.

Trong những bài thuyết trình, những bản báo cáo các bạn đã bao giờ gặp phải các dữ liệu được thể hiện bằng những con số khô khan hay chưa? Nhưng quan trọng là bạn không biết phải giải quyết chúng như thế nào để bài thuyết trình của mình trở nên mượt mà đầy thú vị?

 Câu nói “Kể chuyện là cách quyền năng nhất để đặt ý tưởng của bạn vào trong thế giới ngày này” sẽ giúp bạn. Thật vậy, với những con số bạn cũng cần lồng ghép chúng vào một câu chuyện liên quan để tạo nên một kết cấu bài thuyết trình hấp dẫn. Thông thường, chúng ta sẽ kể chuyện về một nhân vật nào đó: một người bạn, người sếp, về nhãn hàng, về đội nhóm, hay là về chính chúng ta.

 

Vậy kể chuyện về những con số là gì? Có phải con số đã là một nhân vật để kể hay không?

 

Thực tế, trong mô típ của các câu chuyện và bộ phim thì luôn phải có một nhân vật chính. Nhân vật chính của chúng ta ở đây chính là những con số. Diễn biến câu chuyện xoay quanh nhân vật chính luôn là những sự việc xung đột khác nhau, từ đó tạo nên một hành trình của họ. Để bắt đầu kể chuyện về những con số, các bạn cần xác định theo 3 bước sau:

Bước 1: Xác định nhân vật chính và các nhân vật liên quan:

Ví dụ, chúng ta có một số liệu thống kê về tình hình doanh thu. Nếu coi nhân vật chính trong câu chuyện này là doanh thu. Thì đồng minh của nhân doanh thu là ai? Kẻ thù là ai?

Một số đồng minh và kẻ thù có thể tìm thấy trong bối cảnh này có thể là:

  • Đồng minh: những nhân viên đang nỗ lực làm việc
  • Kẻ thù: chính sách giảm giá của đối thủ, bộ phận lãnh đạo thiếu năng lực, nhu cầu mới của khách hàng…

Bằng việc phân tích những đồng minh, kẻ thù sẽ giúp chúng ta có bức tranh tổng thể hơn về dữ liệu.

Bước 2: Xác định mục tiêu bài thuyết trình với dữ liệu, có thể là: truyền cảm hứng hành động; thuyết phục người khác về quan điểm; thuyết phục người khác để hành động…

Bước 3: Bí quyết ở đây là áp dụng theo cấu trúc 3C để kể chuyện. Tiếp tục với ví dụ là những con số doanh thu, chúng ta sẽ cần tìm hiểu:

  • Context – Bối cảnh: Doanh thu từ đâu? Đang gặp vấn đề gì? Gặp vấn đề này khi nào? Chúng có tác động thế nào đến khách hàng?
  • Conflict – Xung đột: Đồng minh là ai? Kẻ thù của là ai? Xung đột xoay quanh là gì? (Diễn biến bên ngoài là gì? Diễn biến bên trong là gì?)
  • Conclusion – Kết luận: Chuyện gì đã xảy ra? Kết quả như thế nào? Bài học rút ra là gì?

Chỉ với 3 bước ngắn gọn các bạn có thể xây dựng cho mình một câu chuyện liên quan đến những số liệu cần truyền tải. Bật mí thêm cho các bạn rằng tỷ lệ thời gian cơ bản cho cấu trúc 3C để có thể đạt hiệu quả cao nhất  là: 10% thời lượng cho phần bối cảnh, 80% thời lượng cho phần xung đột, 10% cho phần kết quả. Đừng quên rằng khi áp dụng công thức trên để kể chuyện về dữ liệu đạt được hiệu quả tối ưu, chúng ta nên sử dụng câu từ ngắn gọn, súc tích để có thể lồng ghép câu chuyện này vào bài trình bày một cách hợp lý. Việc lồng ghép nhằm nhiều mục đích khác nhau như: tăng tính thuyết phục cho bài nói, tăng kết nối với người nghe hay tạo động lực và truyền cảm hứng cho mọi người… Tùy thuộc vào những mục đích khác nhau mà câu chuyện có thể đặt ở phần mở đầu, phần thân bài hay ở phần kết thúc. Nhưng đặt câu chuyện ở đâu là phù hợp và gia tăng sự lôi cuốn với khán giả?

Hãy tìm hiểu thêm trong cuốn sách Storytelling – Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện. Những công thức, phương pháp và nghệ thuật thuyết trình đang phổ biến và được các diễn giả, những nhà lãnh đạo sử dụng hiện nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *