BỊ NGHI OAN THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Lần cuối bạn bị nghi oan là khi nào?

Tôi còn nhớ có một lần tôi bị oan là hồi còn học tiểu học. Khi ấy tôi là lớp trưởng, thầy chủ nhiệm có nhờ một bạn báo với tôi để tôi phân công lịch trực nhật dọn dẹp phòng mỹ thuật. Nhưng cuối cùng bạn học ấy lại không hề nhắc tôi. Thầy chủ nhiệm chưa rõ đầu đuôi đã nghĩ rằng tôi không làm tốt vai trò là một lớp trưởng nên đã gọi tôi ra rồi mắng một trận. Khi đó còn trẻ người non dạ nên tôi đã khóc toáng lên mà không dám nói gì, chỉ đành rơi nước mắt trước mặt thầy mà thôi.

Sau đó, không biết thầy tôi đã nghe được ngọn nguồn mọi chuyện từ đâu và biết đó không phải lỗi của tôi, thầy đã gọi tôi ra và nói lời xin lỗi: “ Thầy xin lỗi vì đã trách nhầm em nhé, nếu không phải do em thì em cứ nói với thầy, thế thì không phải là ổn rồi sao, đừng im lặng như vậy.”

Đến khi lên cấp 2, xui xẻo kiểu gì mà tôi lại gặp phải chuyện tương tự như thế, nhưng khác ở chỗ là tôi không còn chọn cách im lặng nữa. Khi giáo viên chủ nhiệm trách mắng tôi, tôi thẳng thắn nói là lỗi của XX, không liên quan gì tới tôi cả. Câu nói này như đổ dầu vào lửa, giáo viên đe dọa sẽ không cho tôi làm lớp trưởng nữa. Mặc dù trong đầu tôi thì nghĩ là: ai thèm khát gì cái chức lớp trưởng của bà cô này? Nhưng mà sau khi cân nhắc, tôi sợ nói ra thì sẽ làm cô tức chớt nên mới nhẫn nhịn tiếp. Cuối cùng, có lẽ là bị phản ứng thái quá của tôi làm kích động nên không hề xin lỗi tôi lấy nửa lời.

Sau khi bắt đầu đi làm, loại chuyện bị nghi oan này càng lúc càng nhiều, bởi vì sẽ liên quan tới lợi ích của người khác nên nó trở nên càng kinh khủng.

—————-

Vậy khi bị oan thì nên làm thế nào? Có nên nói ra sự thật hay không? Thực ra trước khi giải quyết vấn đề này thì chúng ta phải xem khả năng chịu đựng oan uổng của mình tới đâu trước.

Có những người lòng tự tôn khá cao, chỉ cần trách nhầm họ thôi là họ sẽ tức cái mình như kiểu ai động vào mồ mả tổ tiên nhà họ vậy (ノ°益°)ノ Nếu bắt họ im lặng thì chẳng khác nào đòi mạng người ta.

Có những người cho dù trời có sập xuống thì họ vẫn thản nhiên ngồi thưởng trà một mình. Cho dù có bị sếp mắng xối xả thì họ vẫn cúi đầu nhận sai, sau đó quên sạch mọi chuyện và tiếp tục tỏ vẻ như bình thường.

Kể ra thì cũng thật hâm mộ loại người thứ hai, nhưng những người luôn duy trì thái độ như vậy thì có lẽ là vì họ không hề để tâm tới người trách mắng họ. Trong thực tế, nếu bị lãnh đạo mắng oan thì bạn cũng đừng “bật tanh tách” lại ngay tức khắc. Nghĩ như vậy đi. Thứ nhất, nếu bạn nói lại ngay thì sẽ khiến mọi chuyện càng tồi tệ hơn. Vốn dĩ chỉ là bị oan, bật lại ngay thì sau đó bạn sẽ bị chụp thêm tội danh là không lễ phép với cấp trên và vô vàn hệ lụy khác. Thứ hai, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo, người không hiểu rõ đầu đuôi đã mắng bạn xối xả thì chắc chắn khả năng chịu đựng cũng siêu kém. Qua việc trách mắng người khác, họ sẽ bớt đi phần nào những ấm ức trong lòng, nếu bạn cứ thế mà nói lại ngay thì rất dễ khiến họ càng điên hơn. Đặc biệt là khi đối diện với lãnh đạo, bạn trực tiếp nói lại họ thì không nể mặt họ chút nào cả. Chỉ có bọn trẻ vừa tốt nghiệp thì mới tin rằng giữa người và người luôn bình đẳng, cho dù có thì cũng chỉ là thời gian sau giờ làm việc mà thôi.

Ngoài ra: Nếu bạn vốn không để tâm tới công việc này cho lắm thì cứ dũng cảm mà bật lại luôn đi, dù sao từ giờ trở đi thời gian dám nghĩ dám làm như vậy không còn nhiều nữa đâu, tới công chiện luôn cho lẹ. Đợi sau khi họ mắng cho đã đời thì bạn hãy thẳng thắn nói ra sự thật. “Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt”, sau đó bạn hãy bồi thêm một câu “ Mặc dù là do XXX làm không tốt nhưng em bằng lòng giúp cậu ấy sửa sai ( ̄▽ ̄*)ゞ ”

Vào lúc này, bạn phải cân nhắc xem sau khi bạn vạch trần người khiến bạn bị oan và làm mọi chuyện tệ hơn thì ai sẽ ủng hộ mình, người ủng hộ bạn có tiếng nói ở nơi làm việc hay không. Thực ra, trong xã hội cá lớn nuốt cá bé này thì khi bạn yếu đuối, ngoại trừ người thân và bạn tốt ra thì sẽ không có ai thực sự tin tưởng lời giải thích của bạn. Một khi động chạm tới lợi ích thì mọi người sẽ chỉ nói giúp cho kẻ mạnh mà thôi. Những gì mà chúng ta có thể làm là nuốt cục tức này và biến mọi nhát dao trở thành động lực để khiến bản thân có thể trở nên mạnh mẽ hơn.

Có lẽ một cuộc đời thuận buồm xuôi gió 30 năm trời cũng là một kiểu bất hạnh, không gặp phải bất cứ trở ngại nào lúc còn trẻ sẽ khiến bạn cảm thấy bất lực và sụp đổ khi gặp phải đối thủ đáng gờm hơn sau này.

Vì vậy hãy vấp ngã một vài lần khi bạn còn trẻ nhé….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *