Câu hỏi: Là một y tá, đâu là điều điên rồ nhất bạn từng làm để trấn an bệnh nhân

BÍ KÍP KHÁM BỆNH TRONG MÙA DỊCH

Như vậy là có vẻ Hà Nội đã qua “đỉnh dịch” khi phố xá đông đúc như chưa hề có cuộc chia ly. Chúng ta sẽ sống hoà bình và vui vẻ với chú virus corona này, như vẫn sống cùng cúm A, RSV vậy. 

Và khi chấp nhận điều đó, bố mẹ cần chú ý những chuyện nhỏ sau khi đưa con đi khám bệnh:

 1 – KHÔNG TRỄ HẸN TÁI KHÁM

Đặc biệt là các hẹn tái khám của bệnh lý chuyên khoa như tim mạch, nội tiết, thần kinh: trễ hẹn 

 không chỉnh được thuốc, thiếu thuốc 

 ảnh hưởng điều trị và hiệu quả. Nếu quá khó khăn, hãy gọi đến hotline của chuyên khoa đó để bác sĩ tư vấn. 

• Kể cả nếu con mắc Covid, các bệnh viện đều có khu điều trị trẻ nhiễm và bác sĩ chuyên khoa sẽ ghé hội chẩn và kê đơn. 

• Đối với hẹn tiêm chủng, cũng không nên để trễ hẹn quá 2 tuần, nếu trễ lâu, hãy gọi xin tư vấn qua hotline các đơn vị tiêm chủng. 

 2 – KHÔNG TRÌ HOÃN ĐI KHÁM BỆNH VỚI CÁC BỆNH CẤP TÍNH 

Tưởng như điều này nhắc là thừa, nhưng nhiều trường hợp vì nấn ná đi khám mà chỉ đến viện khi con bệnh nặng hoặc biến chứng. Ân hận và xót lòng!

“Hãy đi khám thong thả từ buổi sáng, để không phải ôm con đi cấp cứu ban đêm!” – bác Mon vẫn doạ các mẹ như thế. 

 3 – PHÒNG HỘ ĐÚNG CÁCH KHI ĐI KHÁM VÀ TỰ MANG NƯỚC, SNACK

Để một buổi đi khám dễ chịu nhất với con trẻ, quan trọng hơn hết là phòng dịch đúng cách, đây là cách phòng dịch đúng:

• 3 NÊN

 NÊN ĐEO khẩu trang KÍN MŨI, và thay khẩu trang nhiều lần (vài tiếng thay một lần). Trẻ dưới 2 tuổi không cần đeo khẩu trang. 

 NÊN RỬA tay với sát khuẩn nhanh nhiều lần. 

 NÊN NGỒI chỗ vắng người (mà vẫn nghe được gọi số gọi tên vào khám)

• 3 KHÔNG

 Không quá cần đeo kính chắn

 Không đeo găng tay 

 Không mặc đồ bảo hộ 

• Và mang sẵn nước, snack cho con để hạn chế tiếp xúc, mua bán nha!

4 – TUÂN THỦ HƯỚNG DẪN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ PHÂN LUỒNG

Mỗi viện bây giờ đều có luồng riêng đi khám: cấp cứu, nghi nhiễm Covid và đã nhiễm Covid. Hãy hợp tác!

• Khi nhân viên y tế đã nhận định là không phải tình trạng cấp cứu, hãy vui lòng nhanh chóng di chuyển theo luồng được chỉ. 

• Xin đừng căng thẳng và khó dễ cho dù rất sốt ruột hay lối đi xa hơn. Phân luồng đó chính là để cách để bảo vệ mọi em bé đến khám chữa bệnh đó. 

• Nếu được, hãy gọi điện đến hotline bệnh viện để được chỉ dẫn trước, tiện đỗ xe, con trẻ đỡ phải đi xa. 

 5 – NOTE LẠI MỌI VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ĐI KHÁM RA GIẤY

• Như ảnh minh hoạ, bác sĩ Sơn đã rất khoái chí khi bắt gặp mẩu giấy này khi ngồi phòng khám – phải nài nỉ chị ấy cho chụp lại ngay. Không quên khen nức nở!

• “Một mẩu bút chì cùn hơn một trí nhớ tốt” – mẹ bác Mon dạy 

• Đây là cách bạn không quên những gì muốn hỏi bác sĩ. Đã liều mình đến chốn đông người, phải khám cho ra tấm ra món mới về chứ! Nhớ làm theo nhé! Cứ mạnh dạn rút tờ giấy note ra đọc cho bác sĩ nghe nha!

 Mong rằng với 5 chú ý trên, các bạn đã có thể hình dung mình sẽ làm gì khi đưa con trẻ đi khám trong hoàn cảnh hiện nay. Chia sẻ để nhiều người cùng áp dụng nha!

Theo: Chăm con chuẩn Mỹ

Câu hỏi: Là một y tá, đâu là điều điên rồ nhất bạn từng làm để trấn an bệnh nhân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *