Bát Quốc Liên Quân “nỗi nhục ngàn thu” của Trung Quốc ( Thanh triều )
Tóm tắt diễn biến sự kiện
————-/———————
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
Năm 1900, chính quyền Mãn Thanh lụn bại do thua cuộc trong chiến tranh Nha Phiến trước đó, bị chèn ép về cả kinh tế và quân sự, kiệt quệ về kinh tế, cộng thêm nhà nước tha hóa, hủ bại, hạn hán, đói kém triền miên khiến tình hình Trung Quốc trở nên vô cùng tồi tệ. Trong hoàn cảnh đó, nổi lên một phong trào Nghĩa Hòa Đoàn khởi xướng, chống lại sự ảnh hưởng của thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa, công nghệ và bài Kitô giáo
Người của phong trào Nghĩa hòa đoàn là một nhóm người mãi võ, bắt nguồn từ sự thù ghét phương Tây, Nghĩa Hòa Đoàn xướng lên khẩu hiệu: “Phù Thanh diệt dương.” rồi tiến hành tàn sát các giáo sĩ, giáo dân Thiên Chúa, Công giáo trên khắp Bắc Trung Hoa, Bắc Kinh và những nơi họ đi qua.
Quân Nghĩa Hòa Đoàn thắt khăn đỏ ở cổ tay hay chân dùng dao hoặc giáo mác chặt đầu những người bị hành hình rồi bêu đầu lên ngọn giáo.
– Tại Sơn Tây họ đã giết tới 200 người nước ngoài, chủ yếu là những nhà truyền giáo và thân nhân của họ. Chỉ trong vòng 1 ngày có tới 45 người bị giết.
– Ở Sơn Đông, tuyến đường sắt do người Đức thầu bị phá đám, vài kỹ sư Đức bị cắt cổ.
– Các cố đạo người Pháp, người Ý và nhà thờ bị đốt cháy liên tục, khu tô giới Pháp ở Thượng Hải nhiều lần bị loạn dân xâm phạm.
– Chính Dương môn của Tử cấm thành vốn là khu ngoại thương có hơn 4.000 cửa hiệu cũng bị chúng đốt trụi, ngọn lửa lan sang cả cung nhà điện nhà Thanh, trận hỏa hoạn này cháy suốt ba ngày đêm liền mới tắt. Thương buôn Nga, Mỹ và Anh bị thiệt rất trong vụ này.
Đến đây thì các nước chịu hết xiết, đưa tối hậu thư cho Thanh Triều đòi phải có thái độ rõ ràng với Nghĩa Hòa Đoàn, đồng thời điều thêm binh lính bảo vệ các nhà công sứ ở Bắc Kinh: Vào đầu tháng 6, hơn 100 lính Tây dương tiến vào sứ quán, 600 quân vào tô giới tại Thiên Tân ; 4 000 hải quân Nga từ Uy Hải Vệ trên đường đến Thiên Tân. Công sứ đoàn tiếp tục tăng quân đến kinh đô, đòi yết kiến Thái hậu, Hoàng đế.
Cơ sự đến đây vẫn còn cứu nguy được nếu Từ Hi chịu xuống nước và trả quyền lực cho Quang Tự, cơ mà tình thế lúc này đã là “kỵ hổ nan hạ”, nhưng bị thuyết phục bởi các lãnh đạo Nghĩa Hòa đoàn rằng binh lính Nghĩa Hòa Đoàn “bất khả xâm phạm” bởi người Tây. Từ Hi thái hậu, người đứng đầu triều đình Mãn Thanh bấy giờ lại ủng hộ Nghĩa Hòa đoàn rồi cùng với họ tuyên chiến với ngoại quốc.
Từ Hi triệu tập các đại thần bày tỏ ý muốn dùng Nghĩa Hòa Đoàn làm lực lượng chính, quân Thanh sẽ ở sau hỗ trợ, có ý kiến phản đối rằng:
– Nghĩa Hoà đoàn chính là dân làm loạn, không thể nào dựa được. Từ xưa tới nay chưa bao giờ có chuyện nhờ những bọn như vậy mà thành việc lớn.
Từ Hi bác lại rằng:
– Pháp thuật không dựa được, nhưng lòng người lại không dựa được ư ! Ngày hôm nay Trung Quốc suy nhược đến cùng cực, chỗ dựa chỉ còn nhân tâm mà thôi, nếu để nhân tâm mất đi, lấy gì mà dựng nước ? – Quả là cũng ko hẳn là ko có lý. Từ Hi và các quan giờ đây giống như một con bạc chỉ còn đồng xu cuối cùng, đánh tiếp hay bỏ tiền vào túi đi về? – chắc chắn nhiều người cũng sẽ chọn phương án đầu, ko thành công thì cũng thành nhân đó sao? Thế rồi, Thái Hậu lại dụ rằng:
– Hôm nay đánh nhau do tại họ, nước mất tại trước mắt, nếu cứ chắp tay mà nhường, ta không còn mặt mũi thấy liệt Thánh ; nếu đợi mất, hãy đánh một trận rồi mất không hơn hay sao? Chuyện ngày hôm nay, các Đại thần đã nghe rồi ; ta vì giang sơn xã tắc, bất đắc dĩ tuyên chiến. Sự việc không biết được như thế nào, nếu như sau cuộc chiến, giang sơn xã tắc không giữ được ; các vị ngày hôm nay tại đây, biết sự khổ tâm của ta, đừng quy lỗi riêng cho ta bảo Hoàng thái hậu làm mất 300 năm thiên hạ.
Thế rồi ngày 21/6/1900, Từ Hi hạ chiếu công bố hết tội trạng của người Tây hơn 30 năm nay với Trung Quốc, lời văn bi thống lay động lòng người. Cuối cùng là lời tuyên chiến với các nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Nhật, Áo, Ý, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha. Quỷ thần thiên địa ơi, đó là 11 nước hùng mạnh nhất hoàn cầu. Bỏ riêng ra đơn đả độc đấu, Đại Thanh đế quốc dù chọi tay đôi cũng chả hy vọng chơi lại bất kỳ anh nào trong đám đó; và cộng lại thì thực lực quân đội của họ phải mạnh hơn Tàu gấp 81 lần rưỡi… Sau khi ban chiến thư, Từ Hi lệnh cho Nghĩa Hòa Đoàn chính thức tiến vào Bắc Kinh hộ quốc. Ước tính 10 vạn quân Nghĩa Hòa Đoàn đã vào Bắc Kinh ngay sau đó, và con số này dần tăng lên mỗi ngày.
Hậu quả của hành động ngu dốt đó là 55 ngày sau, liên quân 8 nước (Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Mỹ, Áo-Hung, Nga) gửi 20.000 quân tới giải cứu các công đân nước ngoài đang cố thủ tại khu liên hợp lãnh sự quán, trang bị đầy đủ súng trường, súng máy, pháo nòng rãnh. nhà Thanh có 8 vạn lính chính quy trang bị cung nỏ, đao kiếm, súng đủ loại. Cũng phải kể đến hàng vạn quân Nghĩa Hòa Đoàn với đống bùa phép lúc cần thì chả thấy thiêng gì cả.
Ngày 14/8/1900 , đánh nhau suốt 1 ngày, liên quân mất 60 người chết và 205 bị thương, nhưng đã tiến vào Bắc Kinh từ tất cả các hướng và bao vây Tử Cấm Thành. Tiếp đó Liên quân thỏa sức cướp phá Bắc Kinh, tàn sát, hãm hiếp trả thù thường dân Trung Quốc và các khu vực lân cận, hành quyết các tù binh tình nghi là thành viên Nghĩa Hòa bị bắt. Thương vong phía Trung Quốc cụ thể không rõ nhưng rất nặng nề.
Sáng ngày 15/8, Từ Hy thái hậu đã bỏ trốn cùng một số quần thần, cải trang như một bà nông dân trên xe bò kéo. Về mặt danh nghĩa thì bà ta đi “vi hành” ở tỉnh Sơn Tây, thực ra là nấp ở một vùng đồi núi rất hiểm trở ở Tây An. Tuy lo xa như vậy nhưng rốt cuộc liên quân 8 nước bận bịu đốt phá cướp bóc đã không đuổi theo. Riêng người Anh đã lấy được 23.000 hiện vật đủ các cỡ đem về bảo tàng Luân Đôn. Liên quân 8 nước chiếm đóng Bắc Kinh suốt một năm.
Chính quyền Trung Hoa bị ép phải bồi thường cho các nạn nhân và thực hiện thêm các nhượng bộ bổ sung. Hòa ước 7 tháng 9 năm 1901 buộc nhà Thanh phải xử tử các quan lại ủng hộ Nghĩa Hòa đoàn, cung cấp cho binh lính ngoại quốc đóng tại Bắc Kinh, triều đình nhà Thanh phải muối mặt ký hiệp ước bồi thường số bạc tương đương 335 triệu USD (4 tỉ đô la theo quy đổi hiện hành), trả dần với lãi suất 4% trong 39 năm. Cuộc cải tổ được thi hành sau những chỉ trích năm 1900 đã đặt nền tảng cho dấu chấm hết của triều đại Mãn Thanh và mở đầu cho sự thành lập Trung Hoa Dân Quốc.
Ảnh: Lực lượng liên quân 8 nước duyệt binh ở Bắc Kinh sau khi đánh bại quân triều đình