bat-ngo:-tien-luong-can-bo-to-dan-pho-co-the-hon-14-trieu-dong/thang-van-kho-tim-nguoi…-lam!

Bất ngờ: Tiền lương cán bộ tổ dân phố có thể hơn 14 triệu đồng/tháng vẫn khó tìm người… làm!

Tiền lương cao, giới thiệu mãi vẫn chưa có người ứng cử tổ trưởng tổ dân phố

Từ 2 tháng nay, sau khi có thông tin sắp tách khu đô thị thành một tổ dân phố, anh Nguyễn Duy Minh, trưởng Ban quản trị một khu đô thị ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vẫn chạy đôn chạy đáo. Anh Minh cho biết, phường đang lấy ý kiến để tách tổ dân phố vào đầu năm 2025, cần một vài đồng chí ứng cử vào vị trí này. Tuy nhiên, sau nhiều tháng giới thiệu tới nay, khu vẫn chưa có người nào ứng cử.

“Theo thông tin mà tôi nhận được, mức lương của trưởng thôn kiêm nhiệm thêm 1-2 vị trí khác có thể nhận hơn 14 triệu đồng/tháng, tuy vậy không phải ai cũng muốn ứng cử vì người trẻ thì hiện đã có công việc, người về hưu thì sợ không thể đáp ứng được khối lượng công việc”, anh Minh nói.

Chị Nguyễn Anh Thư (40 tuổi) từng được đề cử làm tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Công việc hiện tại của tôi khá bận, thi thoảng rảnh cũng thường tham gia công việc của khu, nhưng nếu để làm thường xuyên thì không thể”.

Bà Nguyễn Thị Hoa, bí thư, kiêm tổ trưởng tổ dân phố xóm Tháp, phường Đại Mỗ, (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, công việc của một người làm đoàn thể ở tổ dân phố khá phức tạp, nhiều việc. Do đặc thù là tuyến cuối của cơ quan hành chính nên mọi chính sách, pháp luật cần thực thi đều được dồn xuống thôn. Bởi vậy, nhiều khi công việc khiến bà rất áp lực.

“Từ văn bản truyền thông phòng chống bạo lực trẻ em, tuyên truyền về chính sách văn hóa, dân số kế hoạch… đến chuyện họp hành, phát phiếu điều tra… gì cũng đến tay”, bà Hoa nói.

Tiền lương cán bộ tổ dân phố kiêm nhiệm có thể lên tới hơn 14 triệu đồng/tháng, vẫn không có người muốn làm, vì sao? - Ảnh 1.

Là Bí thư tổ dân phố, bà Hoa (đứng thứ 3 từ phải sang) tham gia rất nhiều hoạt động của đoàn thể, địa phương. Ảnh: NVCC

Theo bà Hoa, kể từ khi nhà nước có chính sách tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng, tiền lương và phụ cấp của Tổ trưởng tổ dân phố và bí thư thôn, tổ dân phố cũng được cải thiện. Tuy vậy, ở phường của bà cũng chỉ có các đồng chí về hưu tham gia. Người trẻ, đang đi làm không thể tham gia vì còn bận con cái, công việc cơ quan.

Không riêng tại Hà Nội, nhiều xã vùng nông thôn, hải đảo, tình trạng “khan” cán bộ thôn còn diễn ra nghiêm trọng hơn. Ông Lê Thanh Diệu – Phó chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) cho biết, toàn xã có hơn 11.000 dân, trong đó thôn Bắc Sơn có số dân đông nhất với hơn 3.000 dân khoảng 500 hộ. Từ lâu, việc tìm kiếm ứng cử viên cho chức vụ bí thư thôn, trưởng thôn và người làm công tác mặt trận gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Diệu, nguyên nhân là bởi lâu nay mức tiền trợ cấp cho các vị trí này khá thấp, trước kia chỉ được khoảng 0,3% mức lương cơ sở. Nay Chính phủ ban hành nghị định mới, mức lương của người làm ở thôn tăng cao hơn, nhưng đó là quy định chung của trung ương còn mức lương cụ thể lại tùy thuộc vào ngân sách địa phương, và điều kiện chi trả của từng địa phương.

“Hiện nay, Thanh Hóa khuyến khích những người làm trưởng thôn hoặc bí thư thôn kiêm nhiệm thêm các chức danh như mặt trận hoặc thôn đội trưởng nhằm tăng chi phí phụ cấp. Theo quy định của nghị quyết số 31/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy định về số lượng, chức danh, chế độ chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn thì hiện nay, mức tiền lương chi cho cán bộ thôn chỉ khoảng 1,0 nếu đảm nhiệm 2 chức danh thì được 2,0. Lấy mức này nhân mức lương cơ sở 2,34 thì tiền lương hàng tháng của lao động làm công việc ở thôn được khoảng gần 5 triệu đồng/tháng”, ông Diệu nói.

Cũng theo ông Diệu, xã đang chuẩn bị đại hội chi bộ cho cuối năm 2024, đầu năm 2025 và đang vận động nhân sự, tuy nhiên việc này không đơn giản. Theo quy định, trưởng thôn bây giờ là đảng viên, tuy nhiên thường chỉ có các bác về hưu mới có thời gian tham gia, chính quyền cũng đang cố gắng vận động thêm đối tượng là đảng viên trẻ, tầng lớp trong độ tuổi lao động.

Quy định mức tiền lương của cán bộ thôn, tổ dân phố tùy thuộc ngân sách của địa phương

Theo Khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố (bí thư thôn, trưởng thôn, bí thư tổ dân phố; chủ tịch mặt trận; thôn đội trưởng; chủ tịch hội phụ nữ…). Ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Mức tiền khoán phụ thuộc vào số hộ ở từng thôn, tổ dân phố.

Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở.

Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở.

Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc trường hợp nêu trên thì được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở;

Theo quy định nêu trên và mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 là 2,34 triệu đồng/tháng thì mức khoán quỹ phụ cấp với trưởng thôn, bí thư thôn như sau:

Tiền lương cán bộ tổ dân phố kiêm nhiệm có thể lên tới hơn 14 triệu đồng/tháng, vẫn không có người muốn làm, vì sao? - Ảnh 2.

Nếu chiếu theo quy định của trung ương mức lương tính dựa trên mức khoán quỹ phụ cấp của các chức danh không chuyên trách ở cấp thôn, tổ dân phố có thể bằng 6,0 mức lương cơ sở, khoảng hơn 14 triệu đồng/tháng.

Mặc dù quay định của trung ương là vậy, nhưng với mỗi địa phương mức khoán phụ cấp cho nhóm đối tượng trên lại có sự khác biệt.

Điều 4 Nghị quyết 18/2023/NQ-HĐND của TP. Hà Nội quy định mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố (trong đó có Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố) thuộc hai dạng. Tùy thuộc từng tổ dân phố đông hoặc không đông mà có mức phụ cấp khác nhau.

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có số dân trên 350 hộ dân trở lên, ở địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh chính trị thì được hưởng phụ cấp 2,10 lần mức lương cơ sở: 4.914.000 đồng/tháng.

Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định nêu trên thì trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hưởng phụ cấp 1,6 lần mức lương cơ sở: 3.744.000 đồng/tháng.

Nếu tổ trưởng, tổ dân phố kiêm nhiệm 2-3 chức danh thì mức thu nhập của họ có thể đạt khoảng 10 – hơn 13 triệu đồng/tháng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *