BẬT MÍ 6 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐƯA BẠN TRỞ THÀNH “THẦN TƯỢNG” CỦA MỌI NHÂN VIÊN

Nhà lãnh đạo xuất sắc nhận được sự tôn trọng của tất cả các nhân viên, trong khi, nhà quản lý đôi khi chỉ muốn trở nên nổi bật và được nhiều nhân viên biết đến. Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng những nhà lãnh đạo thành công thường rất rõ ràng trong thông tin mà họ chuyển tải, trong khi, nhà quản lý thường cung cấp thông tin dưới dạng “nhỏ giọt” như thể chúng là phần thưởng nên không thể thích cho bao nhiêu cũng được. Những nhà lãnh đạo thành công, đồng thời, cũng chịu trách nhiệm cá nhân khi cả nhóm mắc sai lầm, thay vì đổ lỗi cho các thành viên khác. Cuối cùng, một người xứng đáng ở vị trí nhà lãnh đạo khi họ quan tâm đến kết quả nhiều hơn là những chi tiết vụn vặt trong quá trình làm việc.

Có rất nhiều yếu tố làm nên một nhà lãnh đạo giỏi. Một khi đã đạt được vị trí như vậy, họ đều biết cách làm thế nào truyền động lực cho nhân viên để đạt được thành công của tổ chức cũng như của từng người. Những nhà lãnh đạo tuyệt vời đều sở hữu các đặc điểm và hành vi giống nhau như nhiệt tình, trung thực, có danh sách mục tiêu nhưng họ luôn chọn ra những cái nào quan trọng nhất để hoàn thành. Tuy nhiên, sở hữu những phẩm chất này không có nghĩa là 100% bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.

Một nhà quản lý cấp cao cần phải linh hoạt trong cách tiếp cận lãnh đạo và tận dụng triệt để những ưu điểm của các phong cách lãnh đạo. Điều này có nghĩa, họ phải thay đổi phong cách lãnh đạo sao cho phù hợp với hoàn cảnh và tình hình hoạt động hiện đại của công ty để đảm bảo có lợi nhất cho cả nhân viên lẫn tổ chức.

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993).

 Về cơ bản, có 6 phong cách lãnh đạo sau:

1. Phong cách lãnh đạo kiểu mẫu (Pacesetting)

Nhà lãnh đạo kiểu mẫu có thể được nhìn thấy qua tình huống và thể hiện rõ nhất đó là khẩu hiệu “Hãy làm như tôi làm”. Phong cách này hiệu quả nhất khi các thành viên trong nhóm là những con người tài năng, xuất sắc, có tính thích nghi cao để đáp ứng với yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ sớm nhất của lãnh đạo. Tuy nhiên, lãnh đạo kiểu mẫu cũng có những hạn chế nhất định như tạo áp lực lớn, dễ khiến nhân viên bị mất động lực làm việc và không phù hợp nếu nhân viên có chuyên môn thấp.

—————

2. Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh (Coercive)

Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh yêu cầu nhân viên phải thực thi ngay lập tức. Khẩu hiệu của họ là “Hãy làm những gì tôi nói với bạn”. Lãnh đạo mệnh lệnh hiệu quả nhất trong giai đoạn khủng hoảng, chẳng hạn như có một sự thay đổi hoàn toàn về cơ cấu tổ chức, mua lại hoặc trong trường hợp khẩn cấp như xảy ra hỏa hoạn. Phong cách này cũng có thể giúp kiểm soát những nhân viên có vấn đề khi các phương pháp khác không phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là có thể khiến nhân viên xa lánh, không hài lòng với lãnh đạo, đồng thời bóp nghẹt các ý tưởng và sự sáng tạo.

—————

3. Phong cách lãnh đạo huấn luyện (Coaching)

Phong cách lãnh đạo huấn luyện tập trung vào phát triển nguồn nhân lực cho tương lai với khẩu hiệu đặc trưng là “Hãy thử điều này”. Lãnh đạo huấn luyện phát huy hiệu quả tốt nhất khi nhà lãnh đạo muốn giúp đỡ các thành viên trong nhóm hình thành và phát huy các điểm mạnh vững chắc để làm việc hiệu quả hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nếu nhân viên ngại thay đổi hoặc lãnh đạo thiếu trình độ thì phong cách này không phù hợp.

—————

4. Phong cách lãnh đạo hướng về mục tiêu (Authoritative)

Phong cách lãnh đạo hướng về mục tiêu phù hợp khi nhà lãnh đạo muốn các thành viên trong tổ chức cùng nhìn về một viễn cảnh chung và tập trung cho những mục đích cần đạt được cuối cùng, tránh việc bị phân tán vào các mục tiêu cá nhân, riêng lẻ. Phong cách này có thể đi kèm với khẩu hiệu: “Hãy đi cùng tôi”, hiệu quả khi Team cần một tầm nhìn mới do hoàn cảnh thay đổi hoặc chỉ chú trọng vào mục tiêu mà không cần những hướng dẫn quá chi tiết. Lãnh đạo hướng về mục tiêu truyền cảm hứng cho một tinh thần kinh doanh và mang nhiệt huyết vào trong từng nhiệm vụ. Tuy nhiên, sẽ không phù hợp nếu nhà lãnh đạo đứng đầu một nhóm gồm các chuyên gia – những người có hiểu biết và trình độ hơn họ.

—————

5. Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic)

Phong cách lãnh đạo dân chủ dựa trên sự đồng thuận nhóm để tìm ra giải pháp, có thể được đặc trưng bởi khẩu hiệu: “Bạn nghĩ gì?”. Lãnh đạo dân chủ hiệu quả nhất khi nhà lãnh đạo cần sự đóng góp của các thành viên trong việc ra quyết định, lập kế hoạch hay hoàn thành mục tiêu hoặc nếu họ cảm thấy không chắc chắn và cần những ý tưởng mới từ các đồng nghiệp có chuyên môn. Trong các tình huống khẩn cấp, khi thời gian là sự cần thiết (vì một lý do nào đó) hoặc Team không được cung cấp đủ thông tin để đưa ra các ý kiến tốt nhất thì bạn nên lựa chọn các phong cách lãnh đạo khác.

—————

6. Phong cách lãnh đạo kết nối (Affiliative)

Phong cách lãnh đạo kết nối giúp tạo ra các mối quan hệ tình cảm, mang lại cảm giác gắn chặt và thân thuộc cho từng thành viên đối với tổ chức. Nếu tóm tắt phong cách này trong một cụm từ thì có thể đó là “Nhân viên là số một”. Lãnh đạo kết nối phù hợp với các tình huống căng thẳng, khi nhân viên cần được phục hồi từ một sự chấn động về mặt tinh thần hoặc lãnh đạo cần phải xây dựng lại niềm tin. Nếu chỉ sử dụng phong cách này thì việc phụ thuộc duy nhất vào lời khen ngợi và sự động viên có thể dẫn tới nhân viên thiếu định hướng và không làm tăng năng suất công việc thật sự.

Theo quantrimang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *