Vào ngày 25 tháng 2 năm 2021, Hiệp hội Xuất bản Quốc gia và Viện nghiên cứu khoa học xuất bản (Shinjuku-ku, Tokyo) đã ước tính doanh thu truyện tranh giấy truyền thống và truyện tranh kỹ thuật số tại thị trường truyện tranh là 675,9 tỷ yên (tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, doanh thu truyện tranh kỹ thuật số chiếm tới 411,4 tỷ yên (tăng 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái). Kỷ lục doanh thu kỷ lục của cả truyện tranh giấy lẫn truyện tranh điện tử lần này cũng đã đánh dấu lần đầu tiên thị trường truyện tranh điện tử tại Nhật Bản vượt mốc 400 tỷ yên.
Năm vừa qua, thị phần truyện tranh chiếm lĩnh tới 40,4% thị trường xuất bản tại Nhật Bản, đây là lần đầu tiên thị phần truyện tranh Nhật Bản vượt mức 40% trong một năm.Viện nghiên cứu khoa học xuất bản đã dự báo rằng “Sau bộ manga “Kimetsu no Yaiba – Thanh gươm diệt quỷ” thì 2 bộ manga “Jujutsu Kaisen – Chú thuật hồi chiến” và “Tokyo Revengers” sẽ tạo nên một cơn sốt lớn đối với người đọc.” Những bộ truyện mới cực hot khác cũng đang được phát hành theo từng kì trên các ứng dụng đọc truyện tranh và các trang mạng”. Theo lời Viện nghiên cứu Khoa học Xuất bản thì sự xuất hiện ngày càng nhiều các bộ truyện ăn khách cũng kéo theo sự gia tăng thị phần của truyện tranh trong thị trường xuất bản Nhật Bản.
Viên nghiên cứu khoa học xuất bản phỏng đoán lý do thị phần truyện tranh điện tử có thể chiếm thị phần lớn tại thị trường xuất bản Nhật Bản là vì lối sống hạn chế ra ngoài do dịch Covid-19 nên phân khúc khách hàng đã được mở rộng, doanh thu truyện tranh cũng dần ổn định như trước kia, hơn nữa những người không đọc manga cũng đang được kích cầu sử dụng “truyện tranh lướt dọc”
Một trong những nguyên nhân giúp thị trường truyện tranh được mở rộng là nhờ các tổ chức trong ngành đã rất nỗ lực hoạt động nhằm phát triển thị trường truyện tranh, chẳng hạn như việc đóng cửa các trang web truyện lậu như “Manga Bank”…